• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận:

1.1.8. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Các nghiên cứu trước đây:

Trong quá trình học tập và nghiên cứu làm khóa luận emđã nghiên cứu, học hỏi và rút kinh nghiệm từmột sốtài liệu sau:

 Trong quyển“Quản lí doanh nghiệp” các tác giảNguyễn Văn Tuấn và Trần Hữu Dào đã đề cập tới vấn đề quản lí các hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp thông qua các nội dung cơ bản sau:

- Nghiên cứu thị trường.

- Xây dựng chiến lược sản phẩm.

- Chiến lược giá.

- Công tác tổchức hoạt động tiêu thụ.

 Quyển “Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” của tác giả Nguyễn Xuân Đệ đề cập về vấn đề tiêu thụ, phân tích kết quả tiêu thụ về khối lượng bằng chỉtiêu giá trịvà chỉtiêu hiện vật.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phân tích khái quát: Với tình hình tiêu thụ hàng hóa được phân tích ở hai mặt số lượng và giá trị.

- Phân tích mặt giá trị để đánh giá tổng quát tình hình hoạt động, mức độ hoàn thành chung vềkếhoạch tiêu thụ.

- Phân tích mặt số lượng để xem xét chi tiết từng mặt hàng và sự ảnh hưởng của các nhân tốnội tại và các nhân tốkhách quan.

Để xác định ảnh hưởng mua vào và dự trữ đến việc thực hiện bán ra, ta có công thức sau:

Tồn đầu kỳ+ Sản xuất (nhập) trong kỳ= Xuất trong kỳ+ Tồn cuối kỳ

Phân tích bộphận: Dựa vào các tài liệu như các hợp đồng mua bán, tình hình và kết quả thực hiện để phân tích toàn diện, xuyên suốt quá trình kinh doanh. Bao gồm:

- Phân tích yếu tố đầu vào.

- Phân tích tình hình tiêu thụtheo nhóm hàng, mặt hàng chủyếu.

- Phân tích tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng, hình thức thanh toán,tỷ trọng của từng loại.

- Phân tích tình hình tiêu thụtheo thị trường.

 Trong quyển “ Marketing”của tác giảTrần Minh Đạo đãđềcập đến vấn đềtiêu thụ sản phẩm thông qua nội dung: Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị hàng hóa của doanh nghiệp, chiến lược phân phối, chiến lược sản phẩm hoàng hóa, hành vi tiêu dùng của khách hàng.

 Trong cuốn “Tiếp thị chìa khóa vàng kinh doanh” của tác giả Trần Xuân Kiên nghiên cứu vấn đềtiêu thụsản phẩm bằng phương thức tiếp thịsản phẩm.

 Ngoài ra còn một sốkhóa luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà em đã học hỏi, tham khảo, đó là:

“Đẩy mạnh sản phẩm tiêu thụ của thức ăn chăn nuôi Đại Hiệp của công ty TNHH Hiệp Hưng” của tác giảNguyễn Thị Hồng. Khóa luận đã nhận xét được những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế đề từ đó đưa ra những ý kiến để thúc đẩy hoạt động của công ty này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

“Phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm bia của công ty trách nhiệm hữu hạn Bia Huế trên địa bàn thành phố Huế” của tác giảNgô Trọng Nghĩa, Trường Đại học Kinh tếHuế. Khóa luận đã nêu rõ những hoạt động liên quan đến tình hình tiêu thụcủa công ty Bia Huế.

Từ những nghiên cứu trên, có thể đề xuất những mô hình lý thuyết về vấn đềtiêu thụ:

Chính sách giá cả: Chính sách định giá theo thị trường, chính sách định giá thấp, chính sách định giá cao, chính sáchổn định giá bán, chính sách bán phá giá….

Các chính sách phát triển sản phẩm: dựa vào những mô hình sản phẩm cũng như là những ý tưởng mà ta có thểlựa chọn các ý tưởng vềsản phẩm và xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật về sản phẩm đó. Từ đó có thể thiết kế sản phẩm. Sau khi sản phẩm hoàn thiện thì có thể đưa vào sản xuất thử.

Chính sách phân phối: lựa chọn cách phân phối nào phù hợp, có hiệu quảnhất với điều kiện và khả năng của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu các kênh phân phối hiện có và việc lựa chọn một kênh hay nhiều kênh phù hợp nhất với sản phẩm chính là vấn đềthen chốt mà doanh nghiệp cần phải giải quyết.

Các chính sách hỗ trợ bán hàng: Chính sách xúc tiến và truyền thông, chính sách quản lý vàđãi ngộ đối với nhân viên bán hàng, chính sách đối với khách hàng.

Chính sách xúc tiến: bao gồm các biện pháp và nghệ thuật mà các nhà kinh doanh dùng để thông tin về hàng hoá, tác động vào người mua, lôi kéo họ về phía mình và các biện pháp hỗtrợcho việc bán hàng. Thông qua đó thì các doanh nghiệp sẽ làm cho người tiêu dùng biết được thếlực của mình và để bán được nhiều hàng hơn, bán nhanh hơn. Với 3 nội dung là xúc tiến bán hàng, yểm trợbán hàng, quảng cáo.

Sau những nghiên cứu và mô hình lý thuyết vềvấn đề tiêu thụ, tôi đã có cơ sở đểlập các thang đo và bảng hỏi một cách chi tiết và chính xác nhất:

Chính sách giá cả: Giá cả như thế nào là hợp lí nhất, những ưu đãi, cao hay thấp…

Chính sách xúc tiến bán hàng cung ứng dịch vụ: những chương trình khuyến mãi, hỗ trợ nhân viên bán hàng, các dịch vụ hỗ trợ sau bán, hỗ trợ trưng bày

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chính sách về chủng loại hàng hóa – đảm bảo chất lượng hàng hóa: chủng loại hàng hóa đa dạng, sản phẩm có chất lượng tốt, đónggói bao bì cẩn thận…

Chính sách đặt hàng, vận chuyển, giao nhận hàng hóa: đúng chất lượng, chủng loại, số lượng, đúng thời gian va địa điểm, kho lưu trữ rộng rãi, tốc độ vận chuyển nhanh,…

Chính sách về đại diện phân phối sản phẩm: trình độ, thái độ tích cực hay không tích cực đối với cửa hàng…

1.2. Cơ sở thực tiễn về các tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa trên địa bàn