• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá của nhân viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÕNG

2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại

2.2.5 Đánh giá của nhân viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong

mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.

Vì vậy, dựa vào kết quả trên mà công ty cần quan tâm đặc biệt đến yếu tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” cho nhân viên tại công ty. Đồng thời, công ty cũng không thể bỏ qua các yếu tố còn lại mà cần phải đưa ra các biện pháp ngắn hạn cũng như dài hạn trong thời gian tới để cải thiện sự hài lòng trong công việc của nhân viên tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.

Hình 2.9 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc 2.2.5 Đánh giá của nhân viên đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng

Bảng 2.14 Đánh giá của nhân viên về Bản chất công việc Biến

quan sát

Mức độ đồng ý (%)

Giá trị trung bình Hoàn toàn

không đồng ý

Không đồng ý

Trung lập

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

CV1 - 3,6 17,1 43,6 35,7 4,11

CV2 - 0,7 28,6 47,1 23,6 3,94

CV3 - 2,1 15,7 50,7 31,4 4,11

CV - - - 4,05

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Từ bảng trên thấy rằng giá trị trung bình của yếu tố “Bản chất công việc” (CV) bằng giá trị 4, điều này thể hiện mức độ đồng ý về Bản chất công việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế là khá cao.Dựa vào kết quả khảo sát ta thấy rằng tiêu chí “Công việc rất thú vị”(CV3) được đánh giá cao nhất, tỷ lệ đồng ý trở lên với tiêu chí này là 82,1% với giá trị trung bình lớn hơn 4. Ngược lại, tiêu chí “Công việc tạo điều kiện cải thiện kỹ năng và kiến thức”(CV2) được đánh giá thấp nhất với 70,7% đồng ý với giá trị trung bình xấp xỉ 4 là 3,94. Có thể thấy rằng, mức độ hài lòng tỷ lệ thuận với sự phù hợp về trình độ học vấn, chuyên môn của người lao động trong công việc, bởi vì khi vận dụng đúng những kỹ năng, kiến thức chuyên môn của bản thân vào công việc thì sẽ giúp cho người đó cảm thấy tự tin hơn, cảm thấy những gì được học, được đào tạo và khả năng thực hiện công việc tốt hơn, công việc trở nên thú vị hơn sẽ đem lại sự hài lòng trong công việc cho nhân viên mà không bị áp lực quá nhiều về công việc. Bên cạnh đó, nhân viên tại công ty có mức độ đồng ý thấp nhất về việc công ty chưa thực sự tạo được các điều kiện tốt nhất để nhân viên cải thiện các kỹ năng và kiến thức khi làm việc. Việc lặp lại các công việc hằng ngày có thể gây nhàm chán, không thể nâng cao được các kỹ năng, kiến thức chuyên môn cho công việc. Vì vậy, công ty nên chú ý hơn đến việc tạo cơ hội cải thiện kỹ năng chuyên môn cho nhân viên.

2.2.5.2 Đánh giá của nhân viên về Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Dựa vào kết quả khảo sát, giá trị trung bình của yếu tố “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” (CH) lớn hơn giá trị 4. Từ đó có thể nói rằng nhân viên tại Công ty Cổ phần Viễn

Trường ĐH KInh tế Huế

thông FPT chi nhánh Huế tương đối hài lòng với các nhân định về yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến.

Bảng 2.15 Đánh giá của nhân viên về Cơ hội đào tạo và thăng tiến Biến

quan sát

Mức độ đồng ý (%)

Giá trị trung bình Hoàn toàn

không đồng ý

Không đồng ý

Trung lập

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

CH1 - 0,7 18,6 40,7 40,0 4,20

CH2 - 2,9 20,0 54,3 22,9 3,97

CH3 - 0,7 14,3 51,4 33,6 4,18

CH4 0,7 - 10,0 55,0 35,0 4,25

CH - - - 4,15

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Dựa vào kết quả ở bảng trên ta thấy rằng mức độ đồng ý của nhân viên với các nhận định CH1, CH2, CH3, CH4 đều ở mức xấp xỉ bằng nhau lần lượt có giá trị trung bình là 4,20; 3,97; 4,18; 4,25. Đặc biệt, có thể thấy tiêu chí có mức độ đánh giá cao nhất là tiêu chí “Chính sách thăng tiến tại công ty minh bạch” (CH4) này được đánh giá cao nhất với với tỷ lệ là 90% đồng ý và hoàn toàn đồng ý và giá trị trung bình lớn hơn giá trị 4. Ngược lại, tiêu chí “Chương trình đào tạo phù hợp với nhân viên” (CH2) được đánh giá thấp nhất với 77,2% đồng ý với giá trị trung bình xấp xỉ giá trị 4. Điều này chứng tỏ rằng nhân viên có đánh giá tốt về yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến khi làm việc tại công ty. Từ đó, cho thấy công ty luôn có các chính sách thăng tiến rõ ràng và minh bạch, liên quan đến việc đề bạt, thăng chức thỏa mãn nhu cầu được thăng tiến trong công việc đối với những nhân viên có năng lực. Bên cạnh đó, công ty luôn chú trọng đến việc đào tạo, trang bị cho nhân viên đầy đủ các kỹ năng và kiến thức cần có để thực hiện tốt công việc được giao và công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân viên có năng lực của công ty có được nhiều cơ hội thăng tiến hơn trong công việc. Tuy nhiên, về các chương trình đào tạo thì vẫn chưa nhận được nhiều sự đồng tình từ nhân viên. Điều này cho thấy, công ty thực sự chưa đưa ra được các chương trình đào tạo phù hợp cho nhân viên của công ty. Vì vậy, đòi hỏi công ty nên chú trọng

Trường ĐH KInh tế Huế

xây dựng lại chương trình đào tạo phù hợp, đúng đối tượng, đúng cách để hạn chế lãng phí tài chính và có thể nâng cao năng lực của nhân viên giúp tăng hiệu quả công việc.

2.2.5.3 Đánh giá của nhân viên về Lãnh đạo

Bảng 2.16 Đánh giá của nhân viên về Lãnh đạo Biến

quan sát

Mức độ đồng ý (%)

Giá trị trung bình Hoàn toàn

không đồng ý

Không đồng ý

Trung lập

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

LD1 - - 13,6 49,3 37,1 4,24

LD2 - - 13,6 43,6 42,9 4,29

LD3 - 1,4 13,6 45,7 39,3 4,23

LD - - - 4,38

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Dựa vào bảng trên ta có thể thấy rằng giá trị trung bình của yếu tố “Lãnh đạo”

(LD) lớn hơn giá trị 4, điều này cho thấy rằng mức độ đồng ý về Lãnh đạo là cao nhất.

Theo kết quả ở bảng trên, chứng tỏ nhân viên đánh giá tốt về Lãnh đạo khi làm việc tại công ty. Trong đó, mức độ đồng ý của nhân viên về các nhận đinh LD1,LD2,LD3 lần lượt có giá trị trung bình là 4,24; 4,29; 4,23. Qua các mức độ đồng ý này cho thấy nhân viên hài lòng nhất với tiêu chí “Lãnh đạo đối xử công bằng, không phân biệt”

(LD2) với 86,5% nhân viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý về tiêu chí này với giá trị trung bình là 4,29. Như vậy có thể thấy nhân viên đánh giá rất cao lãnh đạo của mình, họ cho rằng lãnh đạo của mình là người có khả năng lãnh đạo tốt, luôn đối xử công bằng với tất cả mọi người. Tuy nhiên, có một số ít nhân viên cho rằng lãnh đạo chưa thực sự lắng nghe, ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân viên.Nhân viên là những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, công việc, do đó họ cũng là những người nắm bắt đầy đủ và chính xác nhất những thông tin liên quan đến công việc của mình như kết quả, thiếu sót, nguyên nhân. Vì có một số bộ phận cấp trên của họ là người khó tính nên họ có những yêu cầu, đòi hỏi về công việc khá cao. Vì vậy, bên phía Lãnh đạo nên đầu tư thời gian trao đổi với nhân viên nhiều hơn, ghi nhận những đóng góp của nhân viên đồng thời làm tăng sự hài lòng của nhân viên.

2.2.5.4 Đánh giá của nhân viên về Phúc lợi

Trường ĐH KInh tế Huế

Bảng 2.17 Đánh giá của nhân viên về Phúc lợi Biến

quan sát

Mức độ đồng ý (%)

Giá trị trung bình Hoàn toàn

không đồng ý

Không đồng ý

Trung

lập Đồng ý

Hoàn toàn đồng

ý

PL1 - 5,0 25,7 47,9 21,4 3,86

PL2 - 7,1 17,1 46,4 29,3 3,98

PL3 - - 21,4 49,3 29,3 4,08

PL4 - 1,4 20,7 52,9 25,0 4,01

PL - - - 3,98

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Qua kết quả đánh giá thu được giá trị trung bình của yếu tố “Phúc lợi” (PL) có giá trị trung bình gần bằng giá trị 4, từ đó có thể nói rằng nhân viên tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế tương đối hài lòng với các nhân định về yếu tố Phúc lợi.

Dựa vào bảng trên có thể thấy rằng tiêu chí “Công ty thực hiện đầy đủ chế độ BHXH” (PL3) này được đánh giá cao nhất với tỷ lệ là 78,6% đồng ý và hoàn toàn đồng ý với giá trị trung bình tương đương giá trị 4. Ngược lại, tiêu chí “Được nhận phúc lợi tốt ngoài lương tại công ty (PL1) được đánh giá thấp nhất với tỷ lệ là 69,3%

đồng ý với giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị 4. Điều này cho thấy rằng công ty luôn chú trọng đến các chế độ bảo hiểm cho nhân viên. Nhân viên có mức độ đồng ý cao với các nhận định về các chính sách bảo hiểm là đương nhiên vì đó là việc công ty phải thực hiện theo hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, chính sách phúc lợi là yếu tố quan trọng nhằm thúc đẩy nhân viên cố gắng hay say làm việc, là hoạt động diễn ra thường xuyên với nhân viên. Tuy nhiên, vẫn có một số nhân viên chưa hài lòng về các khoản phúc lợi khác ngoài tiền lương mà mình được nhận, điều này có thể xuất phát từ các chính sách như hiếu hỷ, ốm đau, thai sản chưa được thực hiện đầy đủ hoặc các chương trình chăm sóc sức khỏe thường niên cho nhân viên. Vì vậy, công ty cần cải thiện tốt hơn yếu tố này không chỉ gia tăng sự hài lòng của nhân viên mà còn giữ chân được người lao động.

Trường ĐH KInh tế Huế

2.2.5.5 Đánh giá của nhân viên về Điều kiện làm việc

Bảng 2.18 Đánh giá của nhân viên về Điều kiện làm việc Biến

quan sát

Mức độ đồng ý (%)

Giá trị trung bình Hoàn toàn

không đồng ý

Không đồng ý

Trung lập

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

DK1 - 0,7 27,1 55,0 17,1 3,89

DK2 - 2,1 29,3 54,3 14,3 3,81

DK3 - 0,7 22,1 55,0 22,1 3,99

DK - - - 3,89

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Theo kết quả khảo sát, có thể thấy giá trị trung bình của yếu tố “Điều kiện làm việc” (DK) có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị 4 (3,8929), đây là yếu tố có mức độ đồng ý thấp nhất trong các yếu tố ảnh hưởng. Dựa vào bảng trên ta thấy tiêu chí “Môi trường làm việc chuyên nghiệp” (DK3) này được đánh giá cao nhất với tỷ lệ là 77,1%

đồng ý và hoàn toàn đồng ý với giá trị trung bình là 3,99. Ngược lại, nhận định “Các phương tiện, công cụ làm việc được trang bị đầy đủ” (DK2) được đánh giá thấp nhất với tỷ lệ là 68,6% đồng ý với giá trị trung bình là 3,81. Điều này cho thấy mức độ đồng ý của nhân viên với các nhận định thuộc yếu tố này chỉ ở mức trung bình. Nhìn chung, điều kiện làm việc của công ty khá an toàn, môi trường làm việc năng động, hiện đại. Tùy vào từng bộ phận sẽ có môi trường làm việc ở trong nhà hay ngoài trời khác nhau. Có thể thấy thời gian làm việc của công ty khá hợp lý, đặc biệt thời gian làm việc đối với nhân viên kinh doanh hoặc nhân viên kỹ thuật sẽ không cố định mà thời gian sẽ linh động hơn vì phải di chuyển nhiều. Công cụ làm việc đầy đủ sẽ hỗ trợ nhân viên hoàn thành công việc một cách nhanh chóng, tuy nhiên có một số nhân viên vẫn chưa được công ty trang bị chưa đầy đủ các trang thiết bị làm việc nên họ chưa hài lòng về yếu tố này. Vì vậy công ty cần có những giải pháp để có thể giúp nhân viên yên tâm làm việc.

Trường ĐH KInh tế Huế