• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THU

1.3.5. Tỷ lệ người tham gia đóng BHXH bắt buộc

Dựa vào số thống kê dân số trên địa bàn đang trong độ tuổi lao động (phải tham gia đóng BHXH bắt buộc). Số người đang tham gia đóng BHXH bắt buộc trên địa bàn.

Công thức tính:

Tnt = Số người đóng BHXH bắt buộc Số người thuộc điện đóng BHXH bắt buộc

Trong đó Tnt là tỷ lệ người tham gia BHXH 1.4. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU BHXH BẮT BUỘC Ở MỘT SỐHUYỆN, THỊBẠN TRONG NƯỚC

1.4.1. Tại BHXH huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai

Báo cáo của BHXH huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, năm 2014 có 180.004 người tham gia BHXH, chiếm 58,09% lực lượng lao động của huyện; Đến hết năm 2016, tỷ lệ tăng lên 210.500 lao động tham gia BHXH, BHYT bắt buộc, chiếm

Trường Đại học Kinh tế Huế

62,57% lực lượng laođộng.Như vậy, lượng lao động tham gia BHXH mỗi năm luôn tăng với mức từ 30.000 đến 32.000 lao động. Do huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai tập trung nhiều KCN lớn, thu hút được lượng lao động lớn về làm việc. Tuy nhiên theo đánh giá của BHXH tỉnh Đồng Nai thì “việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tuy đã có chuyển biến tích cực, nhưng chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Số người tham gia BHXH bắt buộc còn thấp so với số lao động trên địa bàn huyện nơi tập trùng nhiều khu công nghiệp”. Đến cuối năm 2016, tổng số tiền nợ BHXH, BHYT của các đơn vị SDLĐ là hơn 95 tỷ đồng. Do trong thời gian qua ảnh hưởng của một số doanh nghiệp gắp rất nhiều khó khăn, phá sản … Các DN vừa và nhỏ, NLĐ mặc dù được tuyên truyền vềchính sách BHXH tuy nhiên họvẫn chưa hiểu về tính ưu việt của chính sách cũng như lợi ích của việc tham gia BHXH. Bên cạnh đó, một số chủ SDLĐ cố tình không tham gia BHXH, hoặc tham gia cầm chừng mang tính đối phó. Nhiều DN không trích đóng, đểnợ đọng BHXH sốtiền lớn.

Để đạt được như vậy, trước đó BHXH Đồng Nai đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND ban hành các văn bản hướng dẫn và triển khai đồng bộ, nghiêm túc đểtuyên truyền cho NLĐ, đơn vị SDLĐ hiểu rõ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. BHXH huyện Long Thành quán triệt và vận động Cán bộ nhân viên BHXH tích cực tham gia công tác tuyên truyền các chính sách, chế độ về BHXH cho người dân.

Bên cạnh đó BHXH huyện Long Thành đã mạnh dạn khởi tố một số đơn vị Doanh nghiệp nợ đọng kéo dài, trốn đống BHXH bắt buộc của người lao động ra tòa án nhân dân huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Sau khi BHXH Việt Nam được Quốc hội thông qua Luật BHXH cho phép cơ BHXH được kiện ra tòa cácđơn vịnợ đọng kéo dài.

1.4.2. Tại BHXH huyện Phong ĐiềntỉnhThừa Thiên Huế

Huyện Phong Điền là huyện nằm phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế và giáp với tỉnh Quảng Trị, nhưng huyện Phong Điền đã thu hút được lượng lao động lớn tạo được công ăn việc làm cho người lao động cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong năm 2016 BHXH huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế đã vượt chỉ tiêu thu BHXH bắt buộc 0.8% so với kếhoạch của BHXH tỉnh Thừa Thiên Huếgiao.

Với số thu là 150.354 triệu đồng tỷlệ nợ đọng thấp 4.5% đây là một nổ lực rất lớn của BHXH huyện. Toàn hệ thống chính trị của tỉnh đã cùng chung tay vàođể tuyên truyền vận động ngườiLĐ và đơn vị SDLĐthấu hiểu các Chế độchính sách BHXH.

Đặc biệt UBND tỉnh đã huy động nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư với những cam kết ưu đãi.

Đặc biệt BHXH huyện đãđi đầu trong tỉnh Thừa Thiên Huếtrong việc cải cách thủ tục hành chính. Nhằm giảm tối thiểu thời gian hồ sơ thủ tục tham gia BHXH bắt buộc, ứng dụng CNTT để NLĐ có thể kiểm tra rà soát quá trình tham gia BHXH thuận tiện.

1.4.3. BHXH thị xã Phú Thọtỉnh Phú Thọ

Theo báo cáo, năm 2014 BHXH tỉnh Phú Thọ đã hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH do BHXH VN giao với sốthu là 2.095.354 triệu đồng, vượt 4,2%

kếhoạch; tỷ lệnợ 5,5%. Để đạt được thành công như vậy, BHXH tỉnh Phú Thọ đã tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Tiến hành phối hợp liên ngành trong việc thực hiện BHXH và tổchức công tác kiểm tra.

Riêng BHXH thị xã Phú Thọ là một trong những đơn vị hoàn thành kếhoạch thu BHXH của BHXH tỉnh Phú Thọ giao cho trong các năm 2014 thu 852.450 triệu đồng vượt kếhoạch giao 5%. Phát triên đối tượng thêm được 3.000 người lao động.

Để đạt được kếquảtrên là do BHXH thịxã Phú Thọ đãđược sự ủng hộcủa các cấp các ngành trong địa bàn tỉnh Phú Thọ. Trong năm 2014 UBND tỉnh Phú Thọ đã quyết định cấp đất quy hoạch cho Công ty SAMSUNG Vina đầu tư phát triển và bàn giao cho thị xã Phú Thọquản lý công ty này.Đây là một đơn vị SDLĐ với số lao động lớn, BHXH thị xã Phú Thọ đã tiếp cận kịp thời đơn vị SDLĐ tạo điều kiện cho đơn vị được tham gia đóng BHXH kịp thời, tạo mọi điều kiện vềthủtục hành chính cũng nhưhổtrợ vềcon người giúp đơn vịkịp thời. Tạo một bước chuyển biến tốt với đơn vị SDLĐ và người LĐ trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bên cạnh đó cơ quan BHXH tham mưu cho ủy ban nhân dân ban hành văn bản vềquy chế phối hợp giữa các ban ngành liên quan trong việc thực hiện chính sách BHXH, như quy định rõ đối tượng, phạm vi, mục tiêu, nguyên tắc và nội dung phối hợp liên ngành gồm: UBMT tổ quốc, Liên đoàn lao động, Sở LĐTB & XH, Sở Y tế,Sở Giáo dục và đào tạo, Sở Tài chính, Sở Thông tin - Truyền thông, Đài phát thanh truyền. Theo dõi chặt chẽvà có biện pháp xửlý kịp thời các đơn vịnợ.

Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra định kỳhàng tháng, hàng quý các đơn vị SDLĐ trên địa bàn. Tổ chức các hội nghị tuyên truyền chính sách, luật BHXH ngay tại đơn vị SDLĐ. Nhằm nắm bắt kịp thời các vướng mắc tại đơn vị và tâm tư nguyện vọng của người lao động.

1.4.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý hoạt động thu BHXH bắt buộc tại một số tỉnh bạn

Để đạt được hiệu quả trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc, mỗi địa phương cần có cái nhìn chi tiết, cụthểvềtình hình hoạt động thu BHXH bắt buộc, thấy được những mặt hạn chế, yếu kém cần khắc phục.Và đề ra những biện pháp sáng tạo, cách làm hiệu quả để có thể huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở cơ sởtham gia vào việc thực hiện BHXH bắt buộc trên địa bàn.

Bài học kinh nghiệm được rút ra là:

Cần nhận thức được rằng vai trò của cấpủy Đảng và chính quyền địa phương trong việc thực hiện BHXH bắt buộc trên địa bàn là vô cùng quan trọng. Ngành BHXH cần có sự thammưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo trong việc thực hiện BHXH bắt buộc như ra các văn bản về việc đóng BHXH bắt buộc, giảm nợ, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ.

Kết hợp với các Ban ngành trên địa bàn để phối hợp công tác tuyên truyền, cập nhật thông tin về các Chế độ chính sách về BHXH cho NLĐ và các đơn vị SDLĐ đặc biệt là các doanh nghiệp hiểu rỏ hơn. Tạo được sự quan tâm và ý thức được việc tham gia BHXH bắt buộc.

Cần có sự phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan như Sở LĐTB &

XH, cơ quan thuế, tòa án nhân dân…trong công tác BHXH nhằm phát triển đối

Trường Đại học Kinh tế Huế

tượng tham gia BHXH, giảm tình trạng nợ đóng và phát hiện những gian lận trong kê khai BHXH.

Để hoạt động quản lý thu đạt hiệu quả cao, cần tích cực vận dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành. Với số lượng đối tượng tham gia ngày càng tăng việcứng dụng khoa học và công nghệvào quản lý, thực hiện nghiệp vụkhông chỉ giảm thiểu khối lượng công việc cho cán bộ quản lý thu mà còn tạo ra một hệ thống kho dữliệu khoa học, đồng bộ, tạo sựthuận tiện, yên tâm cho các đối tượng khi giao dịch với cơ quan BHXH.

Áp dụng kinh nghiệm của BHXH huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, mạnh dạn trong việc khởi kiện các đơn vị doanh nghiệp, cũng như đơn vịHành chính mà có tình trạng nợ đọng kéo dài ra tòa án. Tạo bước đột phá trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Bên cạnh đó cũng phải có hình thức khen thưởng cho nhưng đơn vị SDLĐ có thành tích tốt. Trong công tác tham gia BHXH bắt buộc và thực hiện các chính sách BHXH, tạo sự thi đua giữa các đơn vị SDLĐ với nhau.

Riêng các đơn vị nợ đọng không có khả năng chi trả, phá sản thì BHXH cần có đề xuất khoanh vùng nợ đọng cho đơn vị . Báo cáo gấp BHXH Việt Nam có phương án xữ lý tránh tình trạng để nợ động lãi mẹ đẻ lãi con. Tạo số nợ xấu cho BHXH huyện nhà. Đây là một kinh nghiệm sát thực để cho BHXH huyện Triệu Phong học tập.

Trường Đại học Kinh tế Huế