• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH

2.2.3. Công tác tổ chức thu BHXH bắt buộc

hình DNNN cũng không chênh lệch mấy so với sốtiền đóng BHXH bắt buộc trong năm 2015 là 11.400 triệu đồng thì năm 2016 là 11.415 triệu đồng chênh lệch nhau 15 triệu đồng.

Trong khi khối NNNQD lại tăng do có sự đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do chinh sách thu hút sản xuất kinh doanh của huyện nhà. Trong năm 2014 số tiền là 28,029 triệu đồng thì năm 2015 có tăng cụ thể là 30,123 triệu đồng tuy nhiên tổng quỹ lương của đơn vị trong năm 2015 rất cao 31.780 triệu đồng. Chứng tỏ các NNNQD chưa quan tâm đến việc đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. Tượng tự số tiền đóng BHXH bắt buộc trong năm 2016 là 30.564 nhưng tổng quỹ lương trong năm 2016 là 32.012 chênh lệch nhau 232 triệu đồng.

Qua đó ta thấy người lao động trong loại hình NNNQD chưa được đóng BHXH bắt buộc là rất lớn. Đây là điểm quan trọng mà BHXH huyện Triệu Phong cần lưu ý khi vận động các doanh nghiệp tham gia đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

Nhìn chung tổng quỹ lương trích nộp BHXH của tất cả các khối đều tăng trong giai đoạn 2014 -2016. Trong năm 2014 là 193.946 triệu đồng thì trong năm 2015 tăng lên 23.285 triệu đồng tổng là 217.231 triệu đồng và Năm 2016 tăng lên 228.313 triệu đồng. Tuy nhiên một thực tếhiện nay là mặc dù một sốdoanh nghiệp đã tiến hành xây dựng và đăng kí thang bảng lương tuy nhiên hầu hết các đơn vị SDLĐ là DNNN, DNNQD thường kê khai quỹ lương đóng BHXH thấp hơn quỹ lương thực tếcủa NLĐ, phần lớn đơn vị SDLĐ chỉ đăng ký đóng BHXH theo mức lương cơ bản. Điều này dẫn đến tình trạng thất thu BHXH, với mức nộp BHXH thấp nên mức hưởng các chế độ BHXH của NLĐ cũng thấp làm mất đi mục đích bản chất của BHXH là “một khoảng bù đắp cho thu nhập”. Vì vậy, NLĐ sẽ không nhận thức được ý nghĩa, vai trò của BHXH nên không tích cực tham gia cũng như không đòi hỏi quyền tham gia BHXH từphía chủ SDLĐ.

BHXH huyện Triêu Phong cũng đã thực hiện theo QĐ và hướng dẫn của BHXH tỉnh.Thực hiện theo quy trình sau.

Người tham gia đóng BHXH bắt buộc (người lao động) kê khai theo mẫu TK1-TS và mẫu D01 kèm theo.

Đơn vị SDLĐ nhận hồ sơ của người LĐ và kê khai theo mẫu D03 gởi cho cơ quan BHXH huyện thông qua giao dịch điện tử gởi tới cổng Thông tin điện tử của BHXH Việt Nam.

BHXH huyện Triệu Phong thu lý hồ sơ

Thông qua bộ phận TNH và xữ lý hồ sơ. Trường hợp dữ liệu và hồ sơ không khớp thì lập phiếu C02-TS trả lại. Trường hợp đúng thì xữ lý và viết giấy hẹn trả kết quả thủ tục.

Hồ sơ chuyển Tổ thu tiếp tục xữ lý để cập nhật và phần mềm Quản lý Thu BHXH bắt buộc sau đó in mẫu D03a-Ts và tiến hành cấp thẻ BHYT và sổ BHXH.

Hàng tháng in mẫu C12-TS để gởi cho đơn vị SDLĐ thông báo số nợ đóng BHXH của đơn vị.

BHXH huyện Triệu Phong luôn tuân thủ theo đúng quy trình thu và hồ sơ thủ tục do BHXH VN quy định. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các nghiệp vụthu BHXH đềuđược thực hiện dựa trên sự kê khai củađơn vị SDLĐ, đơn vị SDLĐ chỉ cần kê khai theo mẫu quy định rồi nộp cho cơ quan BHXH mà không cần phải nộp theo bất cứchứng từnào chứng minh sự đúng đắn của nghiệp vụ như bảng lương, hợp đồng lao động, quyếtđịnh thôi việc… trừ một số nghiệp vụ thu phức tạp như truy đóng BHXH mới cần phải nộp theo bảng lương, hợp đồng lao động gây khó khăn trong việc xácđịnh tính chính xác, đúng đắn của nghiệp vụ. Hơn nữa, các DN hiện nay đề cao mục tiêu lợi nhuận nên họ sẵn sàng kê khai sai mức lương của NLĐ, trong khi đó công tác hậu kiểm còn hạn chế, do vậy khó có thểkiểm tra tính trung thực của nghiệp vụso với thực tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Cơ quan BHXH huyện Triệu Phong Đơn vị sử dụng lao động

Sơ đồ2.2: Quy trình thu BHXH bt buc ti BHXH huyn Triêu Phong Theo quy trình có thểthấy rằng hầu hết các thông tin đầu vào từnghiệp vụthu BHXH được cung cấp bởi người SDLĐ và NLĐ. Vì vậy thông tin này mang tính chủ quan tùy thuộc kê khai của đối tượng. Tại quyết định 595QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam vềviệc giải quyết hồ sơ thu BHXH bắt buộc thì sau khi thụlý hồ

1. Thu thập thông tin của NLĐ(TK1-TS)

2. Lập danh sách, kê khai theo mẫu quy định của BHXH VN (D03-TS)

3. Tiếp nhận thông tin, mẫu kê khai của các đơn vị SDLĐ

4. Xác định tính hợp lý của thông tin

5. Xửlý nghiệp vụvà ghi sổchi tiết thu, thông báo kết quả(D03a-TS)

6. Kết quảnghiệp vụ

7. Tổng hợp, thông báo kết quả đóng BHXH hằng tháng (C12-TS)

8. Tiếp nhận và đối chiếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

sơ, tối đa không quá5 ngày làm việc phải cấp thẻBHYT, tối đa không quá 20 ngày làm việc phải cấp sổ BHXH. Do phải giải quyết và hoàn thiện nghiệp vụ trong một thời gian ngắn nên hầu hết khi tiếp nhận hồ sơ từ phía đơn vị SDLĐ, cơ quan BHXH huyện Triệu Phong chỉ căn cứ vào thông tin đơn vị đã kê khaiđể thẩm định vềtính hợp lý của thông tin như: chức danh nghềcó cụ thể hay không, lương đóng BHXH có đúng với quy định mức lương vùng của chính phủ hay không. Nếu các thông tin đó là phù hợp thì sẽtiến hành xét duyệt hồ sơ. Vì không có sựkhảo sát tại đơn vị trước khi xét duyệt hồ sơ nên thông thường những sai sót chỉ được phát hiện khi đơn vị tiến hành thanh toán chế độ BHXH cho NLĐ hay khi cơ quan BHXH tiến hành kiểm tra định kì tại một số đơn vị. Vào giai đoạn 2014-2016, tất cả các đơn vị giao dịch và kê khai với cơ quan BHXH huyện bằng hồ sơ giấy; năm 2015 tuy đã có chủ trương của Chính phủvềgiao dịch điện tử nhưng vẫn chưa thực hiện.

Việc giao dịch hồ sơ giấy khiến đơn vị phải đi lại nhiều lần và gây khó khăn trong thực hiện nghiệp vụ thu đối với cơ quan BHXH do cán bộ quản lý thu phải tiến hành nhập thủ công toàn bộ thông tin của đơn vị SDLĐ và NLĐ vào phần mềm quản lý. Việc làm này khiến cho sai sót dễ xảy ra. Việc đối chiếu kết quả đóng BHXH tất cả được gửi bằng văn bản giấy qua đường bưu điện đến cho các đơn vị SDLĐ nên nhiều và chỉ gửi bảng tổng hợp đối với những đơn vị lớn, có sự biến động thường xuyên. Việc làm này làm cho sựcập nhật thông tin của đơn vị SDLĐ vềkết quả đóng BHXH không kịp thời.

Theo phân cấp quản lý thu của cấp trên, BHXH cấp huyện sẽ tiến hành thu BHXH bắt buộc đối với những đơn vịcó trụsở, hoạt động trên địa bàn, gồm:

-Các đơn vịdo huyện trực tiếp quản lý.

-Các đơn vị DN trên địa bàn - Xã, phường, thị trấn.

Theo đó, các đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc thuộc phân cấp quản lý của BHXH huyện Triệu Phong gồm các loại hình: DNNN, DNNQD, HCSN, Đảng, Đoàn,HTX. Tính đến hết năm 2016 tổng đơn vị SDLĐ trên địa bàn huyện có tham gia đóng BHXH là 187 đơn vị. Trong đó, khối HCSN, Đảng, Đoàn tuy có quỹ

Trường Đại học Kinh tế Huế

lương đóng BHXH bắt buộc khá lớn là 175.682 triệu đồng với 135 đơn vị SDLĐ nhưng cáckhối HCSN, Đảng, Đoàn với mức lương được quy định bởi Nhà nước, sự biến động lương, tăng giảm lao động không nhiều nên việc quản lý tương đối dễ dàng, ít xảy ra sai sót trong việc xửlý nghiệp vụthu.

Trong khi đó, các DNNN, DNNQD, HTX với mức lương được quy định bởi người SDLĐ nên sựbiến động lương trởnên phức tạp, tình hình laođộng tăng giảm diễn ra thường xuyên, đôi khi với số lượng lớn dẫn đến quá tải công việc. Thêm vào đó, có những đơn vị SDLĐ luôn cố tình lợi dụng kẽ hở để lách luật như kê khai không đúng tiền lương tiền công thực tế cho NLĐ, kê khai không đủ số lượng NLĐ tham gia BHXH hay cố tình lợi dụng truy đóng BHXH để NLĐ hưởng chế độ sai quy định, chậm đóng, nợtiền BHXH. Vì vậy với lực lượng cán bộquá ít trong khi khối lượng công việc lại lớn và phức tạp đã tạo áp lực, khó khăn cho các cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra tham gia và thực hiện chế độ chính sách