• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ý kiến đánh giá của các đơn vị SDLĐ về quy định quản lý thu BHXH bắt buộc

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT

2.3.2. Ý kiến đánh giá của các đơn vị SDLĐ về quy định quản lý thu BHXH bắt buộc

Sau khi nhận phiếu khảo sát từ chủ sử dụng lao động và giám đốc các doanh nghiệp của đơn vị SDLĐ về tôi đã tập hợp thống kê số liệu bằng excel và đã cho kết quả như sau:

Bng 2.14. Ý kiến cađơn vị SDLĐvtlệ đóng BHXH bắt buc hin nay

Chỉ tiêu Đánh giá Tổng cộng Tỷ lệ (%)

1. Đánh giá về tỷ lệ đóng BHXH

- Thấp 08 7,3

- Vừa phải 58 53,2

- Cao 43 39,5

2. Tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc có gây khó khăn cho đơn vị không

- Có - Không

95 14

87,2 12,8 3. Phương thức đóng BHXH bắt

buộc hiện nay có phù hợp không

- Có - Không

87 22

79,8 20,2 4. Mức lãi chậm đóng BHXH bắt

buộc hiện nay như thế nào

- Thấp - Vừa phải - Cao

23 36 50

21,1 33,2 45,7 5. Mức phạt có khiến đơn vị chú ý

đến việc đóng BHXH bắt buộc không

- Có - Không - Chỉmột phần

8 33 68

7,3 30,2 62,5 (Nguồn: Sốliệu thu thập năm 2017)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua bảng khảo sát với sốliệu trên có thểthấy các đơn vị SDLĐ cho rằng tỷlệ đóng BHXH bắt buộc hiện nay theo Luật BHXH là 26% là cao chiếm 39,5% và gây khó khăn cho đơn vị SDLĐ chiếm đến 87,2% phiếu khảo sát. Nó đem lại khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên thực tế các đơn vị kinh doanh đều muốn giảm tối thiểu chi phí để tối đa hóa lợi nhuận cho DN vậy chi phí đóng BHXH bắt buộc là chi phí rất đáng kể đối với họ.Nên các đơn vị đặc biệt là DN muốn giảm tỷ lệ đóng BHXH để tăng lợi ích. Tuy nhiên, nếu giảm tỷ lệ đóng thì quyền lợi của người lao động không đảm bảo và không đảm bảo quỹ BHXH để có thể trang trải những rủi ro cho người LĐ khi hưởng chế độ TNLĐ, ốm đau, hưu trí và tửtuất.

Phương thức đóng BHXH bắt buộc hiên nay theo quy định của Luật là đơn vị sử dụng có thể đóng hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vịphải chuyểnđủ tiền vào quỹ BHXH. Đối với phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần áp dụng chủ yếu với các đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổhợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theosản phẩm, theo khoán;

còn lại hầu hết theo phương thức đóng hằng tháng. Cuộc điều tra này được thực hiện đối các đơn vị trên địa bàn Huyện Triệu Phong không có DN nào kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp tham gia BHXH nên tất cả các đơn vị SDLĐ được khảo sát đều theo quy định đóng BHXH bắt buộc hằng tháng.

Tuy nhiên, các đơn vị SDLĐ là doanh nghiệp đưa ra một loạt nguyên nhân để biện chứng cho sựkhông phù hợp của phương thức đóng như DN không chủ động được nguồn tiền, khó khấu trừ lương đối với trường hợp NLĐ nghỉ ốm, khó thông báo biến động tình hình thu kịp thời, không phù hợp tình hình kinh doanh, không thuận tiện, lãng phí thời gian, không trùng với thời điểm trả lương của DN. Tuy nhiên đây thật sựkhông phải là một trở ngại lớn làm cản trợ tình hình kinh doanh hay bất lợi cho DN. Vềphía BHXH cũng đã có những chính sách hỗtrợtối đa cho DN đểkhắc phục tình trạng này như điều chỉnh kịp thời những biến động tăng giảm để DN có thể chuyển chính xác số tiền trong tháng, đối với những DN chưa thực hiện báo biến động thu trong tháng thì tháng sau, sau khi đã thực hiện điều chỉnh cơ quan

Trường Đại học Kinh tế Huế

đóng thiếu. Hơn nữa mặc dù quy định là chậm nhất đến ngày cuối của kỳ đóng, đơn vị SDLĐ phải chuyển tiền vào quỹ BHXH nhưng lãi chậm đóng chỉ được tính khi đơn vị chiếm dụng, trốn đóng, chậm đóng tiền BHXH quá 30 ngày tính từ ngày cuối của kỳ đóng. Như vậy, có thể thấy rằng BHXH VN cũng đã có những chính sách hỗ trợ tối đa cho DN trong việc đóng nộp BHXH. Phương đóng BHXH như hiện nay đãđược xây dựng dựa trên đặc điểm kinh doanh của DN và quy định như vậy đểDN có thể thấy rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong việc đóng BHXH đúng quy định và đúng thời hạn cho NLĐ. Và căn cứ Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định: Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền BHXH từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH, BHTN bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền thời gian chậm đóng. Theo thông báo số 596/TB-BHXH ngày 26/02/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thì lãi suất đầu tư từ Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2015 là 6,39%.

Trên cơ sở đó và qua số liệu điều tra có thể thấy rằng các đơn vị SDLĐ đánh giá về quy định thời gian đóng BHXH và mức lãi chậm đóng với bình quân là cao.

Có tổng 50 phiếu đánh giá cao chiếm 45,7% đa số là ở loại hình doanh nghiệp và có ý kiến khác. Do hiện tại ở địa bàn huyện Triệu Phong các đơn vị SDLĐ chiếm đông là đơn vịHCSC nên khi bị tính lãi các đơn vịkhông biết lấy nguồn nào để tra cho BHXH. Do đặc thù đơn vị là người làm mãng BHXH không phải là chuyên trách mà thường là kế toán các đơn vịkiêm nhiệm. Nghiệp vụvềBHXH không cao nên đểxẩy ra tình trạng đóng muộn, điều chỉnh BHXH bắt buộc không kịp thời dẫn đến bị tính lãi BHXH. Vấn đềnày BHXH huyện đã hướng dẫn trực tiếp cho đơn vị SDLĐ bằng nhiều hình thức khác nhau như hổ trợ về nghiệp vụ, tổ chức hội nghị hướng dẫn về các phần mềm hổtrợ. Tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị SDLĐ kịp thời. Như vậy có thể thấy rằng để các đơn vị SDLĐ quan tâm hơn đến việc đóng BHXH đúng quy định thì cơ quan BHXH ngoài việc sử dụng hình thức lãi phạt chậm đóng mà còn phải xây dựng một hệ thống các biện pháp để có thể tác động một cách toàn diện đến đơn vị SDLĐ khiến họ quan tâm hơn đến việc nộp BHXH.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.3. Đánh giá của các đơn vị SDLĐ về hiệu quả công tác quản lý thu BHXH