• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quản lý phương thức đóng, tiền lương tiền công đóng BHXH bắt buộc

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH BẮT BUỘC TẠI BHXH

2.2.2. Quản lý phương thức đóng, tiền lương tiền công đóng BHXH bắt buộc

là 170 lao động. Đây là loại hình có tình trạng lao động không tham gia đóng BHXH bắt buộc cao nhất trong 5 loại hình tham gia đóng BHXH bắt buộc tại địa bàn huyện Triệu Phong.Qua đây BHXH huyện Triệu Phong cần phải có biện pháp mạnh hơn nữa trong công tác tuyên truyền, vận động. Các đơn vị sửdụng lao động trong loại hình DNNQD tích cực hơn trong công tác tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động.

Trong công tác khai báo tăng người tham gia BHXH bắt buộc phụ thuộc chủ yếu vào các đơn vị SDLĐ. Cơ quan BHXH huyện Triệu Phong chỉ có thểdựa vào các thông tin mà các đơn vị SDLĐ đểquản lý đối tượng tham gia BHXH. Việc hậu kiểm, rà soát lại thông tin của người tham gia, kiểm chứng sựkhai báo vềsố lượng LĐ hay biến động tănggiảm do nghỉ không lương rất hiếm khi được thực hiện. Cơ quan BHXH huyện chỉtập trung chú ý đến những trường hợp truy đóng BHXH cho NLĐ vì đây là nghiệp vụphức tạp dễgây ra gian lận.Việc đóng không đủ quá trình hay đóng thiếu số LĐ vẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên cơ quan BHXH chỉ có thểphát hiện khi tiến hành kiểm tra thực tếtại đơn vị. Hoạt động kiểm tra hiện nay vẫn không thểbao quát hết tất cả các đơn vị SDLĐ mà BHXH huyện quản lý, chỉ có thểtiến hành kiểm tra những đơn vịcó dấu hiệu vi phạmvà đơn vịlớn.

2.2.2. Quản lý phương thức đóng, tiền lương tiền công đóng BHXH bắt buộc

thuận tiện trong việc đóng nộp BHXH, BHXH huyện Triệu Phong định kì hằng tháng, hằng quý (khoảng ngày 15 hằng tháng) theo kì đóng của đơn vịSDLĐ đều tiến hành gửi bảng thông báo kết quả đóng BHXH bắt buộc (Mẫu C12 mẫu thông báo nợ đóng BHXH) cho các đơn vị SDLĐ để đơn vị có thểtiến hành đối chiếu số đãđóng, số nợ… làm cơ sở để chuyển chính xác sốtiền. Ngoài ra, các cán bộ thu BHXH bắt buộc cũng thường xuyên gọi điện đốc thu nợ ở các đơn vị SDLĐ; đảm bảo các đơn vị chuyển tiền đúng hạn. Khi có đơn vị chuyển tiền BHXH, các ngân hàng cũng đã tiến hành gửi thông báo qua tin nhắn điện thoại về cho Giám đốc, Phó Giám đốc phụtrách thu BHXH và kếtoán trưởng BHXH đểthông báo vềtình hình thu BHXH. Việc cập nhật số thu BHXH cũng đã được bộ phận kế toán BHXH huyện tiến hành kịp thời, chính xác dựa trên căn cứchứng từ, sổphụ được cung cấp bởi ngân hàng, kho bạc. Ở BHXH huyện Triệu Phong, hầu hết các đơn vị HCSN, Đảng, Đoàn đều chuyển tiền qua kho bạc nhà nước huyện; phần lớn các DN, HTX chuyển tiền qua các chi nhánh ngân hàng. Trên thực tếthì việc cập nhật sốthu qua kho bạc nhà nước thực hiện chậm hơn so với các ngân hàng, do ởkho bạc nhà nước huyện không có dịch vụthông báo về tình hình tài khoản qua tin nhắn nên BHXH huyện không chủ động nắm được tình hình thu BHXH qua tài khoản kho bạc, ngoài ra việc chuyển, nộp tiền qua hệthống kho bạc cũng tiến hành chậm hơn so với các ngân hàng. Mặc dù đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm quản lý phương thức đóng của các đơn vị SDLĐ một cách có hiệu quả, tuy nhiên vẫn còn xảy ra tình trạng chậm đóng và nợ đóng BHXH, tình trạng nợ gối đầu vẫn thường xuyên xảy ra ở các DN; ngoài ra ở các đơn vị HCSN, Đảng, Đoàn là các đơn vị được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động, thường trả lương cho NLĐ vào đầu tháng nhưng tình trạng nợBHXH cũng tương đối nhiều.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bng 2.6. Báo cáo so sánh stin thu BHXH bt buc ti BHXH huyn Triu Phong giai đoạn 20142016

STT

Phương thức đóng BHXH

bắt buộc

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh Năm 2015/2014

So sánh Năm 2016/2015

Thực tế thu

Số còn phải

thu

Thực tế thu

Số còn phải

thu Thực

tế thu

Số còn phải

thu

Thực tế thu

Số còn phải

thu

Thực tế thu

Số còn phải

thu

(+/-) (%) (+/-) (%) (+/-) (%) (+/-) (%)

1 Hàng

tháng 45.916 158 50.326 108 55.265 110 4.410 110 -50 68 4.939 110 2 102

(Nguồn: Báo cáo thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Triệu Phong) Tại BHXH huyện Triệu Phong các đơn vị đăng ký phương thức thu BHXH bắt buộc là nộp hàng tháng. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy Số tiền đóng hàng tháng của các đơn vị SDLĐ tăng lên qua các năm. Trong năm 2014 thực tế thu được sốtiền là 45.916 triệu đồng thì năm 2015 là 50.326 triệu đồngvà năm 2016 là 55.265 triệu đồng, vượt so năm 2015 là 10%. Số tiền còn phải thu là năm 2014 là 158 triệu đồng và trong năm 2015 là 108 triệu đồng và năm 2016 là 110 triệu đồng, vượt so năm 2015 là 10%..

Để quản lý phương thức thu BHXH, đảm bảo các đơn vị SDLĐ chuyển tiền đúng hạn, BHXH huyện đã tiến hành phân loại đơn vị SDLĐ theo phương thức đóng để tiến hành nhắc nhở, thông báo về số nợ BHXH. Tuy nhiên tình trạng nợ kéo dài vẫn xảy ra do có nhiều nguyên nhân như sau:

Đối với các đơn vị HS, Đảng, Đoàn, BHXHhuyện kiên quyết không đểxảy ra tình trạng nợ đọng, bởi đây là các đơn vị được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động, trả lương cho NLĐ vào đầu tháng. Tuy nhiên tình trạng nợ đóng BHXH 1 tháng vẫn xảy ra ở các đơn vị này. Cơ quan BHXHhuyện cũng đã có nhiều biện

Trường Đại học Kinh tế Huế

pháp đểkhắc phục tình trạng này, đó là gửi thông báo nợ đóng vào đầu mỗi tháng, gọi điện thoại nhắc nhở, tham mưu để UBND huyện ra văn bản nhắc nhở về tình trạng nợ đóng BHXH của các đơn vị HS, Đảng, Đoàn. Do vậy tình trạng nợ đóng BHXH 1 tháng đã giảmở các đơn vị này nhưng vẫn chưa khắc phục triệt để.

Đối với DN, đây là khối có số thu BHXH lớn và tình trạng nộp muộn, nợ đóng BHXH vẫn thường xuyên xảy ra. BHXH huyện cũng đã rất tích cực trong việc quản lý thời hạn đóng của các đơn vịnày bằng việc gửi thông báo hằng tháng theo đường bưu điện vềtình hình đóng BHXH của đơn vị, làm cơ sởcho việc nộp BHXH. Khoảng từngày 20 hằng tháng lên danh sách những đơn vịnợ đóng BHXH để bắt đầu nhắc nhở việc nộp BHXH; cập nhật thường xuyên, liên tục tình hình tài khoản tại các ngân hàng, kho bạc. Liên kết với các ban ngành liên quan để tiến hành kiểm tra, nhắc nhở việc thu nộp BHXH. Tuy nhiên những cuộc kiểm tra này chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở nên chưa đủ sức răn đe và thật sự không có hiệu quả đối với các đơn vịnợ đọng kéo dài.

2.2.2.2. Quản lý tiền lương, tiền công đóng BHXHbắt buộc

Tiền lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của người lao động cũng đãđược Luật BHXH bắt buộc nêu rất rỏ, tỷlệ đóng, tiềnứng với từng loại đối tượng ví dụ.

Người lao động làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp (Đảng, đoàn thể, xã phường thịtrấn, các đơn vịcông lập …) thì mức đóng là Hệsốthang bảng lương nhà nước X với mức lương cơ sở. Với người lao động trong các Doanh nghiệp, các Công ty TNHH, công ty cổ phần … gọi là mức lương do người sửdụng lao động quyết định. Quỹ lương trích nộp BHXH là là tổng tiền lương và phụ cấp của NLĐ.

Đây là cơ sởquan trọng để xác định mức nộp BHXH của một đơn vị SDLĐ và xác định kế hoạch thu hằng năm. Cùng sự phát triển kinh tế, sự gia tăng số lượng đơn vị SDLĐ, NLĐ và quy định về tăng lương tối thiểu chung, lương tối thiểu vùng của Chính phủnên tổng tiền lương đóng BHXH của người lao động năm này tăng hơn năm trước. Trong những năm qua Mức lương cơ sở(trước đây gọi là mức lương tối thiểu) đã được Chính phủ thay đổi hàng năm. Và mức lương tối thiểu vùng cũng được thay đổi theo chiều hướng tăng lên qua các năm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Lương tối thiểu vùng: mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với lao động làm theo hợp động lao động quy định của Bộ lao động. Là mức đùng làm cơ sở để doanh nghiệpvà người lao động thỏa thuận và trả lương.

Bng 2.7. Mức lương tối thiểu vùng qua các năm

Đơn vị: 1000 đồng Thời gian áp dụng Vùng I Vùng II Vùng III Vùng IV Cơ sở pháp lý

Từ 01/01/2010

-31/12/2010 980 880 810 730 Nghị định

97/2009/NĐ-CP Từ 01/01/2011

-30/9/2011 1.350 1.200 1.050 830 Nghị định 108/2010/NĐ-CP Từ 01/10/2011

-31/12/2012 2.000 1.780 1.550 1.400 Nghị định 70/2011/NĐ-CP Từ 01/01/2013

-31/12/2013 2.350 2.100 1.800 1.650 Nghị định 103/2012/NĐ-CP Từ 01/01/2014

-31/12/2014 2.700 2.400 2.100 1.900 Nghị định 182/2013/NĐ-CP Từ 01/01/2015

-31/12/2015 3.100 2.750 2.400 2.150 Nghị định 103/2014/NĐ-CP Từ 01/01/2016

-31/12/2016 3.500 3.100 2.700 2.400 Nghị định 122/2015/NĐ-CP

Từ 01/01/2017 3.750 3.320 2.900 2.580 Nghị định 153/2016/NĐ-CP

*Mức lương cơ sở: Lương cơ sở là mức lương áp dụng cho các đối tượng là người làm việc cơ quan nhà nước, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hay người phục vụ trong các đơn vị lực lượng vũ trang, người lao động làm việc trong các cơ quan, các đơn vịtổchức chính trị- xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Biểu đồ2.1: Biểu đồ lương cơ sở qua các năm 2010-2017

Quỹ lương trích nộp BHXH là tổng tiền lương và phụ cấp của NLĐ. Đây là cơ sở quan trọng để xác định mức nộp BHXH của một đơn vị SDLĐ và kế hoạch thu hàng năm. Hàng năm tổng tiền lương đóng BHXH đăng ký tại cơ quan BHXH huyện Triệu Phong năm sau cao hơn năm trước là do sự tăng số lượng đơn vị SDLĐ, NLĐ và quy định về tăng lương tối thiểu vùng.

Cơ quan BHXH huyện Triệu Phong quản lý trích đóng BHXH dựa và tiền lương, tiền công của người lao động thông qua đơn vị SDLĐ điều chỉnh hàng tháng, quý. Chính vì vây, người làm công tác BHXH tại đơn vịrất quan trọng, phải điều chỉnh tiền lương, tiền công của người lao động kịp thời và chính xác. Thông qua các quyết định lên lương, các HĐLĐ để điều chỉnh lương đóng BHXH. BHXH huyện chỉ có thể quản lý tiền lương trên hồ sơ mà các đơn vị này kê khai với cơ quan BHXH; điều này cho thấy công tác quản lý quỹ lương của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho công tác thu BHXH trong việc thực hiện phương châm “thu đúng, thu đủ”.Nguyên nhân là do:

- NLĐ vẫn chưa nhận thức được hết ý nghĩa của việc tham gia BHXH nên vẫn

Trường Đại học Kinh tế Huế

với những khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới, họbuộc phải chấp nhận với cách làm của chủ SDLĐ để có được công việcổn định.

- Các hồ sơ tham gia BHXH của đơn vị được thực hiện dựa trên sựtựgiác kê khai của đơn vị SDLĐ. Cán bộ BHXH chỉ có thể dựa trên tổng quỹ lương đã kê khai đểthực hiện thu BHXH theo quy định.

- Các khoản đóng BHXH cho NLĐ là một khoản chi phí lớn đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNQD luôn muốn tối thiểu hóa chi phí để đạt lợi nhuận tối đa. Do đó, các đơn vị này chỉ kê khai đóng BHXH cho NLĐ ởmức tối thiểu.

Bng 2.8. Tng quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị SDLĐ đăng kí tại BHXH huyn Triệu phong giai đoạn 2014-2016

Đvt: triệu đồng

STT Loại Hình

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So Sánh 2015/2014

So Sánh 2016/2015 Sốtiền

đóng BHXH

bắt buộc

Tổng qũy lương

của đơn vị

Sốtiền đóng BHXH

bắt buộc

Tổng qũy lương

của đơn vị

Sốtiền đóng BHXH

bắt buộc

Tổng qũy lương

của đơn vị

Sốtiền đóng BHXH

bắt buộc

Tổng qũy lương

của đơn vị

Sốtiền đóng BHXH

bắt buộc

Tổng qũy lương

của đơn vị

1 DNNN 10.141 11.056 11.314 11.400 11.256 11.415 1.173 344 -58 15 2 DNNQD 28.029 31.340 30.123 31.780 30.564 32.012 2.094 440 441 232 3 HCSN,

Đảng, Đoàn 150.392 150.392 170.395 170.395 181.012 182.120 20.003 20.003 10.617 11.725

4 HTX 833 833 833 845 811 840 0 12 -22 -5

5 Xã, phường,

Thịtrấn 4.551 4.732 4.566 4.732 4.670 4.844 15 0 104 112 Tổng Cộng 193.946 198.353 217.231 219.152 228.313 231.231 23.285 20.799 11.082 12.079

(Nguồn: Báo cáo thu các năm của BHXH huyện Triệu Phong)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từ bảng 2.8 ta thấy: Tổng quỹ lương đóng BHXH của khối HCSN, Đảng đoàn thể có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2014sốtiền đóng BHXH bắt buộc là 150.392 triệu đồng năm 2015 đóng 170,395 triệu đồng và tăng 20,003 triệu đồng.

Lý do là trong thời gian này Chính phủ tăng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng.

Tuy nhiên sang năm 2016 số tiền đóng BHXH bắt buộc là 181,012 triệu đồng những tổng quỹ lương của đơn vị trong loại hình HCSN, Đảng, Đoàn là 182.120 triệu đồng, chênh lệch 11.725 triệu đồng. Nguyên nhân là trong thời gian này loại hình này có tăng thêm 40 biên chế (trong khối trường học được bổ sung 01 biên chế làm văn phòng).

Loại hình HTX thì quỹ lương trích đóng BHXH bắt buộc lại có xu hướng giảm qua các năm. Cụthể năm 2014 và 2015 là 833 triệu đồng thì năm 2016 là 811 triệu đồng, trong khi tổng quỹ lương của đơn vị là 840 triệu đồng. Do loại hình này đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ít. Tỷlệ chênh lệch giữa tổng quỹ lương và số tiền đóng BHXH bắt buộc trong năm 2016 của loại hình này là -5 triệu đồng.

Nguyên nhân là do loại hình HTX ngày càng làmăn thua lỗ, không thay đổi hướng sản xuất kinh doanh. Vẫn còn làmăn theo hướng củvà không còn phù hợp với tình hình, số lượng lao động ngày càng ít do thu hẹp sản xuất kinh doanh.

Khối Xã, phường thị trấn có biến động tăng nhưng không đáng kể trong năm 2014 số tiền đóng BHXH bắt buộc là 4.551 triệu đồng năm 2015 là 4,566 triệu đồng chênh 4.670 triệu đồng. Nhưng tổng quỹ lương của đơn vị trong năm 2014 và 2015 là 4.732 triệu đồng, năm 2016 là 4.844 triệu đồng chênh lệch là 112 triệu đồng. Tình hình loại hình Xã, phường, thị trấn có quỹ lương đóng BHXH bắt buộc có tăng nhưng không đáng kể do biên chế không thay đổi. Chỉ tăng lên so với các năm trước là do mức lương cơ sởchính phủ quy định tănglên.

Trong khối Doanh nghiệp thì khối DNNN có xu hướng giảm lý do là trong thời gian này khối DNNN làm ăn khó khăn, nên cho người lao động nghĩ việc khéo theo tổng quỹ lương đóng BHXH bắt buộc giảm. Cụthể trong năm 2014 là 10.141 triệu đồng qua năm 2015 là 11.314 triệu đồng . Nhưng qua năm 2016 thì còn 11.256 triệu đồng giảm -58 triệu động. Và tổng quỹ lương của đơn vị trong loại

Trường Đại học Kinh tế Huế

hình DNNN cũng không chênh lệch mấy so với sốtiền đóng BHXH bắt buộc trong năm 2015 là 11.400 triệu đồng thì năm 2016 là 11.415 triệu đồng chênh lệch nhau 15 triệu đồng.

Trong khi khối NNNQD lại tăng do có sự đầu tư vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, do chinh sách thu hút sản xuất kinh doanh của huyện nhà. Trong năm 2014 số tiền là 28,029 triệu đồng thì năm 2015 có tăng cụ thể là 30,123 triệu đồng tuy nhiên tổng quỹ lương của đơn vị trong năm 2015 rất cao 31.780 triệu đồng. Chứng tỏ các NNNQD chưa quan tâm đến việc đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. Tượng tự số tiền đóng BHXH bắt buộc trong năm 2016 là 30.564 nhưng tổng quỹ lương trong năm 2016 là 32.012 chênh lệch nhau 232 triệu đồng.

Qua đó ta thấy người lao động trong loại hình NNNQD chưa được đóng BHXH bắt buộc là rất lớn. Đây là điểm quan trọng mà BHXH huyện Triệu Phong cần lưu ý khi vận động các doanh nghiệp tham gia đóng BHXH bắt buộc cho người lao động.

Nhìn chung tổng quỹ lương trích nộp BHXH của tất cả các khối đều tăng trong giai đoạn 2014 -2016. Trong năm 2014 là 193.946 triệu đồng thì trong năm 2015 tăng lên 23.285 triệu đồng tổng là 217.231 triệu đồng và Năm 2016 tăng lên 228.313 triệu đồng. Tuy nhiên một thực tếhiện nay là mặc dù một sốdoanh nghiệp đã tiến hành xây dựng và đăng kí thang bảng lương tuy nhiên hầu hết các đơn vị SDLĐ là DNNN, DNNQD thường kê khai quỹ lương đóng BHXH thấp hơn quỹ lương thực tếcủa NLĐ, phần lớn đơn vị SDLĐ chỉ đăng ký đóng BHXH theo mức lương cơ bản. Điều này dẫn đến tình trạng thất thu BHXH, với mức nộp BHXH thấp nên mức hưởng các chế độ BHXH của NLĐ cũng thấp làm mất đi mục đích bản chất của BHXH là “một khoảng bù đắp cho thu nhập”. Vì vậy, NLĐ sẽ không nhận thức được ý nghĩa, vai trò của BHXH nên không tích cực tham gia cũng như không đòi hỏi quyền tham gia BHXH từphía chủ SDLĐ.