• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG

2.1. Đặc điểm cơ bản huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hôị

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hôị

Bảng 2.2: Tình hình Dân số và lao động huyện Phú Vang 2014 –2016

Chỉ Tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Người % Người % Người %

I. Dân số trung bình 181495 100 182141 100 183.614 100 1. Phân theo khu vực

Thành thị 32319 17,81 33601 18,45 34360 18,71

Nông thôn 149176 82,19 148540 81,55 149254 81,29

2. Phân theo giới tính

Nam 91395 50,36 91754 50,38 92497 50,38

Nữ 90100 49,64 90387 49,62 91117 49,62

II. Lực lượng lao động 87679 100 98420 100 99600 100

Nam 45759 52,19 46829 52,37 48171 52,42

Nữ 41920 47,81 42591 47,63 43727 47,58

III. Số lao động đanglàm việc 80288 100 81562 100 83793 100 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 27813 34,64 27162 33,30 26545 31,68 Công nghiệp và xây dựng 20725 25,81 22322 27,37 22808 27,22

Dịch vụ 31750 39,55 33078 40,56 34440 41,10

(Nguồn:Niên giám Thống kê Huyện Phú Vang) 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạtầng kinh tếxã hội được tập trung đầu tư thông qua các chương trình kinh tế xã hội trọng điểm. Đến nay, hầu hết các công trình trọng điểm về giao thông, thuỷlợi, điện, nước, giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông của kế hoạch 5 năm (2011-2015) đã cơ bản hoàn thành đưa vào sửdụng. Nhiều xã, thịtrấn đã phát huy nội lực để xây dựng bê tông hoá giao thông nông thôn. Toàn huyệnbê tông hoá đường giao thông nông thôn được 149,2 km, nâng tỷlệ đường giao thông nông thôn được bê tông hóa từ 67,3% lên 87,3%. Đường giao thông nội đồng đãđầu tư 37,2 km theo tiêu chuẩn nông thôn mới, nâng tỷlệ đường giao thông nội đồng đãđược bê tông, cứng hóa đạt 42%.

Cơ sởvật chất của ngành giao thông được đầu tư nâng cấp; phương tiện đi lại của nhân

Trường Đại học Kinh tế Huế

dân ở nông thôn được cải thiện đáng kể. Các dịch vụvận tải công cộng có bước phát triển tốt đáp ứng kịp thời có hiệu quảnhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn.

Hệ thống điện:

Đến nay, toàn huyện có 100% sốxã có điện, tỷlệhộ sửdụng điện lưới quốc gia 99.98% , 0.02% hộsửdụng điện khác. Bên cạnh ưu điểm đó là chất lượng cung cấp điện ngày càngổn định, giá điệnở vùng nông thôn từng bước được cải thiện đã nâng cao tỷlệ hộ sử dụng các đồ dùng sinh hoạt chủ yếu bằng điện. Thành tựu về điện khí hóa nông thôn là điểm sáng đáng ghi nhận trong quá trình xây dựng và nâng cấp kết cấu hạtầng nông thôn trên địa bàn huyện, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.

Về giao thông: được sự đầu tư bằng nguồn vốn trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện Phú Vang đã xây dựng kéo dài quốc lộ 49 từ Huế về huyện lỵ, hình thành các tuyến trục ngang nối tỉnh lộ 10B với 10C và 10D tạo thành một hệ thống đường giao thông hợp lý, thuận lợi cho giao lưu trong nội bộ huyện và với bên ngoài. Thông qua nhiều chương trình, dự án, hệ thống giao thông nông thôn ở Phú Vang được đầu tư nâng cấp theo chuẩn mới phù hợp với tiêu chuẩn đường của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Hệthống giao thông nông thôn có bước phát triển nhanh và toàn diện,hệ thống cầu qua phá Tam Giang đã hoàn thành, các tuyến đường liên xã, liên thôn, ngõ xóm và đường nội đồng thường xuyên đầu tư, nâng cấp cảvềsố lượng và chất lượng.

Hệthống cầu Thuận An, cầu Trường Hà đãđược xây mới nối liền các xã ven biển và đầm phá với trung tâm huyện lỵ,với hệthống đường tỉnh lộ 10A,B, quốc lộ 49 đã tạo điều kiện thúc đẩy lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân, còn tạo điều kiện để phát triển kinh tế xã hội của vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai theo đề án đãđược Thủ tướng Chính phủphê duyệt với mục đích xây dựng một quần thể tổng hợp du lịch sinh thái,văn hóa, du lịch biển, hình thành các cụm công nghiệp cơ khí sửa chửa tàu thuyền và chếbiến thủy sản .

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về thủy lợi: là một vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tương đối lớn do đó công tác thủy lợi được chú ý đầu tư. Cùng với chương trình bê tông hóa giao thông nông thôn thì chương trình kiên cố kênh mương đã phát huy tác dụng.

Đến nay 100% diện tích đất của vùng trọng điểm lúa đãđược chủ động tưới tiêu.

Tuy vậy công tác thủy lợi vẫn chưa thật sự được quan tâm đối với vùng cồn cát ven đầm phá, đặc biệt là vùng ven biển của huyện, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và khai thác lợi thế của vùng.

Hệ thống chợ

Chợ nông thôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế hàng hoá, kích thích trao đổi hàng hoá giữa các vùng và trong nội bộ nhân dân trên địa bàn. Năm 2016, toàn huyện có 17 xã có chợ, chiếm 94,4% sốxã. Sốchợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố 15 xã đạt 83,3% (năm 2011: 16 chợ, tương đương 88,8%). Xã có chợ hàng ngày được xây dựng kiên cố, bán kiên cố là 14 xã đạt 77,7% (năm 2011: 16 chợ, đạt 88,8%). Mạng lưới chợ nông thôn được duy trì, sắp xếp lại; nhiều chợ được quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp mới khang trang, sạch sẽ, có vịtrí thuận lợi trong việc trao đổi mua bán hàng hóa.

Y tế - giáo dục:

Sựnghiệp Giáo dục- Đào tạo huyện có những bước phát triển vững chắc cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục đã đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; Đến nay, trên địa bàn huyện có 26 trường mầm non- mẫu giáo, 36 trường Tiểu học, 20 trường THCS, 05 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm Kỷ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp và 20 trung tâm học tập cộng đồng.

Bình quân hàng năm, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ được huy động đến trường, lớp, nhóm trẻ đạt 19,2%, trong đó độ tuổi mẫu giáo đạt 78,9%, trẻ 5 tuổi đạt 97,87%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,82%, huy động học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học vào học lớp 6 đạt 99,24%, học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 đạt từ 99,43%. Chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng học sinh giỏi có nhiều chuyển biến qua từng năm học. Hàng năm, có trên 99,5% học sinh lớp 5 được công nhận hoàn thành chương trình bậc tiểu học, 99% trở lên được công nhận tốt

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp THCS; 85% trở lên tốt nghiệp THPT và Bổ túc THPT, nhiều học sinh thi đỗ vào cáctrường Đại học, cao đẳng, THCN trong cả nước.

2.1.2.3. Tăng trưởng kinh tế

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng định hướng: Lĩnh vực Dịch vụ tăng từ 29,9% năm 2011 lên 41,18% năm 2016; Công nghiệp, TTCN - xây dựng tăng từ 26,3% năm 2011 lên 31,18% năm 2016; Nông lâm ngư nghiệp giảm dần từ 43,75%

năm 2011 xuống còn 27,65 % năm 2016.

Nhìn chung nền kinh tế của huyệntrong những năm qua có bước tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp. Trong những năm qua, các cấp chính quyền của huyện đã nổ lực phấn đấu, từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân. Tình hình kinh tế của huyện trong những năm gần đây cũng đạt những thành tựu nổi bật. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao thể hiện qua bảng2.3:

Trong những năm qua, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề, làng nghềtruyền thống và hoạt động dịch vụ ởkhu vực nông thôn của huyện đang được khôi phục và mở rộng, thu hút ngày càng nhiều hộ và lao động tham gia. Quy mô, tốc độ và hình thức chuyển đổi ngành nghề của hộ và lao động nông thôn ở các địa phương rất đa dạng và theo xu hướng tích cực là giảm tỷtrọng nhóm hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; từng bước phân công lại lao động ở nông thôn theo hướng đa ngành nghề, nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của các hộ ởnông thôn.

Sự chuyển dich cơ cấu hộ gia đình theo quy mô về số lượng hộ như sau:

Tính đến năm 2016, ởkhu vực nông thôn của huyện có 34.829 hộ, tăng 1.086 hộ so với năm 2011 (+3,22%). Trong đó số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản có 11.736 hộ, giảm 2.505 hộ (-17,59%); chủ yếu là giảm số lượng hộ nông nghiệp, riêng hộ thủy sản thì ổn định. Số hộ công nghiệp - xây dựng có 8.790 hộ, tăng 1.876 hộ (+27,13%). Số hộ thương nghiệp - dịch vụ - vận tải có 14.303 hộ, tăng 1.715 hộ (+13,62%).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đó là sự chuyển dịch khá tích cực về cơ cấu hộ gia đình trên địa bàn huyện trong 5 năm qua, hộ nông nghiệp giảm bởi lý do như đã nêu ở trên là nhằm phân công lại lao động ở nông thôn một cách hợp lý trong điều kiện cơ giới hóa tự động hóa ngày càng cao, tuy nhiên trên lĩnh vực thủy sản thì vẫn giữ ổn định vì tiềm năng thế mạnh của huyện là biển và đầm phá và hình thức nuôi trồng thủy sản hiện nay theo hướng xen ghép, thu tỉa thả bù nên đã phát huyđược hiệu quảkinh tếtrên lĩnh vực này. Về lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ thì tăng khá cao, bởi lẻ là một huyện tiếp giáp với thành phố Huế, và có cửa biển Thuận An là trung tâm du lịch biển nên các hoạt động vềdịch vụphát triển nhanh kéo theo nhiều hộ gia đình tham gia; khu trung tâm huyện lỵ đãđược quy hoạch khu công nghiệp nên đã thu hút một lượng lao động đáng kể vào làm việc tại các nhà máy may công nghiệp Phú Đa tạo nên động lực để chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ- nông nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.3Giá trị sản xuất huyện Phú Vang2014 - 2016

(Theo giá so sánh 2010) ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

2015/2014 2016/2015

± % ± %

Giá trị sản xuất 2965489 3198783 3159731 233294 7,87 -39052 -1,22

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 1548196 1610289 1479058 62093 4,01 -131231 -8,15

-Nông nghiệp 744888 773652 778944 28764 3,86 5292 0,68

-Lâm nghiệp 6560 6186 6691 -374 -5,71 505 8,16

-Thủy sản 796748 830451 693423 33703 4,23 -137028 -16,50

2. Công nghiệp và xây dựng 468543 507537 532383 38994 8,32 24846 4,89

-Công nghiệp 234574 253689 285806 19115 9,34 32117 12,66

-Xây dựng 233969 253847 246577 19878 8,50 -7270 -2,86

3. Dịch vụ 948750 1080957 1148290 132207 13,93 67333 6,23

(Nguồn:Niên giám Thống kê Huyện Phú Vang)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngành nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 theo giá so sánh 2010 là 1.610.289 triệuđồng tăng 4,01 %, năm 2016 là 1.479.058 giảm 8,15% so với 2015 và chiếm 46,81 % trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện. Trong đó giá trị ngành trồng trọt tăng từ 513.690 triệu đồng năm 2014 lên 536.017 triệu đồng năm 2016 và chăn nuôi tăng từ178.843 triệu đồng năm 2014 lên 187.255 triệu đồng năm 2016.

Cơ cấu nội bộ ngành chưa có dấu hiệu chuyển dịch cụ thể, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷtrọng lớn trong nông nghiệp.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn gần như không thay đổi, giá trị ngành thủy sản và nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng đều. Tuy nhiên xu hướng dự báo nông nghiệp sẽ tăng chậm lại và sẽ có xu hướng giảm trong vài năm tới.

Nguyên nhân chủ yếu là do diện tích đất canh tác nông nghiệp sẽ giảm; năng suất cây trồng gần như bão hòa khi chưa có sự chuyển biến đột phá trong phương thức sản xuất; sốhộvà số lao động trong lĩnh vực chăn nuôi cũng có xu hướng giảm dần và đặc biệt là trong định hướng phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 của huyện chưa có sự đầu tư mạnh mẽ và toàn diện trong các chủ trương, chính sách.

Ngành thủy sản đang dần dần lấy lại đà tăng trưởng khi có sự đổi mới trong phương thức nuôi là xen ghép và tăng vụ giúp tăng sản lượng và diện tích nuôi trồng; bên cạnh đó số tàu khai thác biển được cải hoán, nâng cấp, tăng công suất để mở rộng phạm vi khai thác và giảm sốtàu khai thác gần bờ.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng

Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm 2016 theo giá so sánh 2010 là 532.383 triệu đồng, tăng 4,89 % so với năm 2015, năm 2015 là 507.537 triệu đồng, tăng 8,32 % so với năm2014 và chiếm 16,85 % trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện.Công nghiệp- xây dựng, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷtrọng thấp nhất trong giá trị sản xuất toàn huyện, khoảng 17% trong cả ba năm, chưa phải là ngành động lực chủ yếu trong phát triển kinh tế, nhưng có đóng góp ngày càng lớn cho phát triển kinh tế của huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngành thương mại dịch vụ

Các ngành dịch vụ duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống sản xuất của nhân dân. Giá trị sản xuất năm 2016 theo giá so sánh 2010 đạt 1.148.290 triệu đồng, tăng 6,23 % so với năm 2015, năm 2015 đạt 1.080.957 triệu đồng tăng 13,93 % so với 2014 và chiếm 37,29% trong tổng giá trị sản xuất của toàn huyện.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 là 25,19%. Hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp-TTCN và tiêu dùng ngày càng đa dạng, phong phú. Các loại hình dịch vụphát triển khá mạnh và đa dạng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu của nhân dân. Các dịch vụ phục vụ nông nghiệp và hậu cần nghề cá phát triển theo hướng khai thác các tiềm năng lợi thế của địa phương như dịch vụvật tư, giống cây trồng vật nuôi, dịch vụ thủy lợi, sửa chữa cơ khí, dịch vụ chếbiến thủy-hải sản, dịch vụ cungứng xăng dầu, nước đá, thức ăn nuôi trồng thuỷsản... Dịch vụphục vụdu lịch được chú trọng phát triển. Nhiều loại hình được phát triển mở rộngNgành du lịch đã có những bước phát triển nhanh chóng, tuy nhiên việc khai thác vẫn còn hạn chếso với tiềm năng phát triển của huyện.

Nhìn chung, nền kinhtếhuyệntuy có xuhướng pháttriểntích cực nhưng chưa đồng đềuvà thiếubềnvững. Cơcấukinh tếchuyểndịch chưatheo kịpxu thếphát triển củasựnghiệp CNH, HĐH;dịchvụ, du lịch đầu tư chưa đúng mức, sản phẩmdu lịch, dịchvụ còn hạnchế, chưa tươngxứng với tiềm năngvà nguồnlực đầu tư.Trong phát triểntiểuthủcông nghiệp,sốdoanh nghiệpcó khả năngcạnhtranh không nhiều,ngành nghề truyền thốngchậmphát triển.Nông nghiệpphát triển chưa toàndiện; đầu tư phát triển chăn nuôi chưa đúngmức, nhấtlà việc pháttriển chănnuôi theohướngtrang trại, gia trạivớiquy mô lớn đảmbảoan toàn sinh học.

2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu