• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Phú

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG

3.2. Giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Phú

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI

QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN

PHÚ VANG - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

giày, thêu, đồ chơi, chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu... đẩy mạnh phát triển công nghiệp cơ khí, điện, sản xuất vật liệu xây dựng... triển khai xây dựng và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, các dự án trọng điểm trong chương trình đầu tư phát triển công nghiệp để đưa vào khai thác. Chú trọng giải quyết việc làm tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu công nghiệp, các doanh nghiệp, dự án đang triển khai thu hút nhiều lao động. Xây dựng các cụm công nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đểphát triển sản xuất, tạo việc làm.

- Tập trung xây dựng cơ sở hạtầng dịch vụ; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; khuyến khích đầu tư phát triển các dịch vụ: Tài chính, tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán...để thu hút đầu tư vào ngành thương mại - dịch vụ; xúc tiến triển khai các dựán phát triển du lịch - dịch vụtrongchương trình tập trung phát triển du lịch và các dịch vụmà huyện có thếmạnh, tạo ra nhiều việc làm.

-Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nghề cá, đẩy mạnh chếbiến thuỷ sản xuất khẩu, phát triển khai thác hải sản xa bờ, đầu tư các dịch vụhỗtrợnghềcá, phát triển nuôi trồng thuỷsản theo hướng công nghiệp, xây dựng và hình thành các cơ sở dịch vụhậu cần nghềcá, xây dựng trung tâm thương mại thủy sản, trung tâm đào tạo lao động nghềcá... nhằm hỗ trợ phát triển thuỷ sản. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, có chính sách hỗtrợ khuyến khích đầu tư phát triển làng nghề, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm làng nghề thủ công, mỹ nghệ… đẩy mạnh các chương trình khuyến nông, khuyến ngư

3.2.2 Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn kĩ thuật cho lao động nông thôn

Từng bước nâng cao trìnhđộnghềcholao động nông thôn thông qua việc mởcác lớp đào tạo, dạy nghềtại địa phương, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo: đào tạo trồng cây cảnh, đào tạo nghềtruyền thống, đào tạo nghềmay mặc...

Đào tạo nghề gắn với thực tế cuộc sống, gắn với nhu cầu doanh nghiệp, đào tạo những nghềmà doanh nghiệp cần, cuộc sống cần đểtạo việc làm nhanh hơn cho thanh niên nông thôn của huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khôi phục, đăng kí công nhận mới các làng nghềtruyền thống của địa phương như:

làng nghề nước mắm Phú Hải, làng nghề hoa giấy thanh tiên, đan lát,... và phát triển các làng nghề mới của huyện, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tập trung phát triển hoạt động đào tạo nghề đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động, gắn với định hướng và nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế.

Tổ chức các lớp đào tạo nghề thường xuyên hơn, thông báo rộng rãi hơn đến người lao động, nhất là thanh niên nông thôn của huyện nhằm thu hút số lượng thanh niên tham gia đông đảo hơn, tạo hiệu quảlan rộng cho các chương trình này.

Đầu tư thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề, Có chủ trương thành lập mới trung tâm dạy nghềhuyện có đủ điều kiện đào tạo nghề cho người lao động có chất lượng cao, thu nhập cao. Mặt khác, phải xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo nghề cho người lao động phù hợp với nguồn lao động ở địa phương để nhanh chóng đào tạo lực lượng lao động có trình độ văn hóa cao, tay nghềvững chắc, ý thức tổchức kỷluật tốt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của phía sửdụng lao động

3.2.3. Hỗtrợvốn vay cho những cá nhân có nhu cầu vay vốn, tựkinh doanh Thực tế cho thấy, hiện nay trên địa bàn huyện có rất nhiều hộ dân rơi vào cảnh thất nghiệp, nghèo đói, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do bà con không có đủ nguồn vốn để làm ăn. Thực trạng đó yêu cầu các cấp, các ngành của huyện cần có những chủ trương, biện pháp đẩy mạnh công tác hỗ trợ vốn một cách có hiệu quả, phù hợp để giúp cho lao động thoát nghèo, cải thiện được đời sống của người dân. Tuy nhiên, trong thời gian tới, trong quá trình thực hiện công tác hỗ trợ vốn, các cấp lãnhđạo huyện cần chú trọng các vấn đềsau:

- Tạo nguồn vốn, cho vay vốn để các hộ có điều kiện phát triển sản xuất.

Trong đó, cần phân loại các loại hình hộtheo trình độ phát triển để có chủ trương, định hướng phát triển phù hợp. Đảm bảo đủ nguồn vốn cho các hộ nghèo, hộ khó khăn vay để phát triển sản xuất. Tuy nhiên, cùng với việc cho vay vốn phải hướng dẫn bà con cách làm ăn kinh doanh, chi tiêu tiết kiệm để không tái nghèo.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về các chính sách cho vay vốn giải quyết việc làm cho lao động để tạo điều kiện cho mọi người có thể tiếp cậnvà tích cực thamgia.

- Thực hiện hiệu quả việc cho người lao động vay vốn với lãi suất ưu đãi đểhọc nghề, nâng cao trìnhđộ chuyên môn để bà con có cơ hội tìm kiếm việc làm.

- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về hoạt động vay vốn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện sử dụng vốn vay của từng hộ dân để kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

3.2.4. Xuất khẩu lao động

- Tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống, hạn chế đưa lao động sang các thị trường có nhiều rủi ro, chú trọng phát triển thị trường ở các nước có nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trước mắt là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu lao động, chấn chỉnh những sai sót, tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với người lao động; nâng cao chất lượng đào tạo và giáo dục định hướng để tạo nguồn lao động; tuyên truyền, khuyến khích người lao động tham gia xuất khẩu laođộng.

- Thực hiện đào tạo nghề cho người lao động trước khi xuất khẩu, có chính sách tín dụng ưu đãi cho vayđối với người xuất khẩu đểhọcókinh phí học nghề, có kinh phí ra nước ngoài làm việc, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động yên tâm làm việc.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, một mặt khai thác các thị trường truyền thống như: Lào, Malayxia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động sang các thị trường có thu nhập cao và có nhu cầu lớn về lao động như đưa người lao động đi làm nghề nông ở Mỹ hay xuất khẩu lao động sang châu Âu, Trung Đông… các thị trường vốn ổn định và đưa lại thu nhập cao cho người laođộng.

- Để công tác xuất khẩu lao động thực sự là tiền đề cho sự phát triển bền vững sau này của địa phương thì bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động cần

Trường Đại học Kinh tế Huế

xây dựng chương trình hậu xuất khẩu lao động đểmột mặt tận dụng nguồn vốn, tay nghềcủa người lao độngở nước ngoài về, mặt khác tạo sự ổn định KT -XH cho địa phương có xuất khẩu lao động. Để làm được điều đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện vềmặt bằng thuận lợi, tạo môi trường đầu tư và hành lang pháp lý cho người đi xuất khẩu lao động trở về phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu chính đáng và đóng góp cho quê hương.

- Thường xuyên liên hệ với các công ty xuất khẩu lao động để nắm được các thông tin có liên quan đến lợi ích của những người xuất khẩu lao động và thông báo kịp thời như: tình hình, điều kiện làm việc, thu nhập của người lao động tại các nước nhập nhẩu laođộng.

3.2.5. Tạo cầu nối giữa cung và cầu lao động của địa phương thông qua các trung tâm tư vấn việc làm, hội chợviệc làm

Củng cố hoạt động các trung tâm dịch vụ việc làm, chú trọng hoạt động thu thập thông tin thị trường lao động tại các trung tâm. Tổ chức thu thập thông tin về lao động chưa có việc làm, nhu cầu tìm việc làm, chỗ việc làm trống, thông tin về xuất khẩu lao động, nhu cầu học nghề, lao động mất việc do di dời chỉnh trang đô thị... đểgiải quyết tốt hơn mối quan hệvềcung cầu lao động của huyện.

Định kỳ tổ chức Hội chợ việc làm để người lao động, người sử dụng lao động, các trung tâm giới thiệu việc làm, các trường và cơ sở đào tạo trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc, giaolưu,nắm bắt thông tin, nhu cầu vềlaođộng việc làm, tuyển dụng, thông quađó đáp ứng nhu cầu tuyển laođộng của các doanh nghiệp, giúp người lao động tìm được việc làm, địnhhướng học nghề, thúc đẩy sựphát triển của thị trường laođộng huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế