• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG

2.3. Thực trạng việc làm và thu nhập lao động nông thôn của các hộ điều tra

2.3.2. Cơ cấu lao động các hộ điều tra

Cơ cấu lao động nông thôn có ảnh hưởng rất lớn tới việc làm cũng như thu nhập của lao động nông thôn. Với sự chuyển đổi theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành nghề là rất quan trọng. Hòa cùng với xu hướng đó lao động của Huyện Phú Vang có sự chuyển dịch theo hướng chuyển dần lao động từ nông nghiệp, thủy sản sang công nghiệp và dịch vụ, do đó một bộ phận người nông dân không chỉ có làm nông nghiệp mà còn kết hợp với ngành nghề khác để cải thiện đời sống của mình. Để thấy rõ hơn chúng ta xem bảng2.8

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của các hộ điềutra Huyện Phú Vang

Chỉtiêu

Miền biển Đồng bằng Cồn cát Tổng cộng

Người % Người % Người % Người %

1.Theo nhóm tuổi 83 100 99 100 95 100 277 100

15-25 16 19,28 25 25,25 23 24,21 64 23,11

25-45 38 45,78 44 44,44 40 42,11 122 44,04

Trên 45 tuổi 29 34,94 30 30,31 32 33,68 91 32,85

2.Theo giới tính 83 100 99 100 95 100 277 100

Nam 46 55,42 54 54,55 49 51,58 149 53,79

Nữ 37 44,58 45 45,45 46 48,42 128 46,21

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017) Về lao động phân theo giới tính. Trong 277 lao động được điều tra thì lao động nam giới chiếm số lượng nhiều hơn lao động nữ giới. Bình quân chung trong tổng số lao động được điều tra có 46,2 1% tổng sốlao động là nữ giới. Đối với xã vùng biển Phú Diên có tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, số lao động nữ là 37 lao động chiếm 44,58 % .Đối với xãđồng bằng Phú Mậu, tỷlệnam cũng nhiều hơn nữvới tỷ lệ54,55 % là nam và 45,45 % là nữ. Đối với xã vùng cát Phú Xuân tỷlệ nam cũng nhiều hơn tỷlệ nữ; cụthểnam chiếm 51,48% và nữchiếm 48,42%.Điều này được lý giải là do lao động nữ chủ yếu ở nhà lo việc đồng áng và nuôi dạy con, trong khi lao động nam lại đi tìm kiếm công việc khác nữa để tăng thu nhập của gia đình.

Thực tế cho thấy rằng, ở các vùng nông thôn, nông nghiệp vẫn là ngành nghề thu hút nhiều lao động tham gia, vì thế trong nông nghiệp, những công việc như chăn nuôi, trồng trọt, thích hợp hơn với lao động nữ còn nam giới thường chỉ tham gia làm việc trong những ngày vụ đòi hỏi cường độ lao động cao, những ngày còn lại họ thường tham gia những công việc khác có thu nhập cao hơn để có điều kiện chăm lo cho cuộc sống và chi tiêu trong gia đình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về độ tuổi, nhìn chung laođộng trong nhóm độ tuổi là 25- 45 tuổichiếm đa số, điều này cũng phù hợp với tình hình chung của cả nước khi nước ta đang ở thời kỳ dân số vàng, với lao động dưới 45 tuổi chiếm đa số. BQC lao động dưới 25 tuổi chiếm23,11% ( 64lao động), lao động trong độ tuổi từ 25-45 tuổi với122lao động (chiếm 44,04%) đây là nhóm tuổi có tỷ lệ lớn nhất, sung sức nhất.. Lao động ở độ tuổitrên 45 tuổichiếm32,85% với (91lao động.

Chất lượng nguồn lao động

Chất lượng lao động là một trong những chỉ tiêu quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng lao động. Chất lượng lao động được thể hiện thông qua chỉ tiêu trìnhđộ văn hoá và trìnhđộ chuyên môn của lao động.

Bảng 2.9. Trìnhđộ văn hóa và trìnhđộ chuyên môn của các lao động điều tra Chỉ tiêu Miền biển Đồng bằng Cồn cát Tổngsố

SL % SL % SL % SL %

Trìnhđộ văn hóa 83 100 99 100 95 100 277 100

Chưa TNTH 24 28,92 15 15,16 26 27,37 65 23,47

TN tiểu học 29 34,94 33 33,33 14 14,74 76 27,43

TN THCS 12 14,46 27 27,27 32 33,68 71 25,63

TN THPT 18 21,68 24 24,24 23 24,21 65 23,47

Trìnhđộ CMKT 83 100 99 100 95 100 277 100

Chưa qua đào tạo 46 55,42 55 55,55 60 63,16 161 58,13

Đào tạo nghề 30 36,15 32 32,33 28 29,47 90 32,49

THCN, TH nghề 3 3,62 3 3,03 2 2,11 8 2,89

Cao đẳng, đại học 4 4,81 9 9,09 5 5,26 18 6,49

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2017) Về trình độ chuyên môn học vấn của các lao động được điều tra thì tôi nhận thấy rằng chất lượng lao động được điều tra trên địa bàn huyện còn thấp, tính BQC số lao động mới học cấp I và cấp II chiếm tới 53,06%, thậm chí có lao động còn không biết chữ. Lao động có trình độ cấp III chỉ chiếm 23,47%. Điều này gây khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, ứng dụng KHCN và

Trường Đại học Kinh tế Huế

chuyển đổi ngành nghề dịch vụ. Các lao động mới chỉ học cấp I, cấp II chủ yếu tập trung ở nhóm lao động thuần nông và nông kiêm. Tỷ trọng này giảm theochiều từ thuần nông, nông kiêm đến phi nông nghiệp, và số lao động này thường tập trung vào nhóm lao động sinh từ năm 1980 trở về trước, vì trong độ tuổi này khi đó kinh tế đất nước ta đang ở trong giai đoạn khó khăn, chiến tranh biên giới, các hộ gia đình gặp khó khăn nên không có điều kiện cho con em đến trường, một mặt lúc đó ý thức về giá trị của việc cho con đi học của phần lớn người dân còn thấp, dẫn đến khả năng ápdụng KHKT, cách làm ăn mới thấp, lao động tốt nghiệp cấp III thì chủ yếu là những người không muốn học tiếp hoặc muốn học tiếp nhưng không thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học nênở nhà tham gia lao động, chờ có điều kiện ôn thi tiếp hoặc học nghề. Lao động có trình độ chuyên môn cao đẳng và đại học chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ 6,49%, trong khi đó tỷ lệ sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo trở về tham gia làm việc tại địa phương còn thấp, còn lại một bộ phận họ tham gia vào các cơ quan, nhà nước như trường hoc, cơ quan hành chính… Bên cạnh đó là một bộ phận lao động sau khi đào tạo trở về nhưng đang chờ việc.

Thực tế tại Phú Vang cho thấy rằng những lao động có trình độ Cao đẳng, Đại học sau khi ra trường không muốntrở về quê hương làm việc. Một phần do khi trở về họ không có chổ làm việc, thiếu môi trường phát triển và một thực tế là rết khó xin việc ở địa phương.

Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững cần dựa vào 3 yếu tố cơ bản là áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Quá trình phát triển nguồn nhân lực của con người là quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng và trình độ sẽ làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người lao động gặp khó khăn. Vì thế trong giai đoạn phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chúng ta càng phải nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn nhân lực, nhất là nhân lực có chất lượng cao vốn là yếu tố vật chất quan trọng đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất.

+ Về trìnhđộ chuyên môn kỹ thuật

Cũng như trình độ văn hoá, nhìn chung trình độ chuyên môn của người lao động còn thấp. Bởi nó không chỉ chịu ảnh hưởng của đặc thù khu vực nông thôn mà

Trường Đại học Kinh tế Huế

còn chịu ảnh hưởng của trình độ văn hoá mà người lao động đã học được. Kết quả điều tra cho thấy số lao động chưa qua đào tạo là 161người chiếm58,13%; đàotạo nghề là 90người chiếm 32,49% ,THCN là 8 người chiếm2,89 % và CĐ, ĐH là 18 người chiếm tỷ lệ6,49 %.

Nhìn chung, chất lượng lao động của các lao động được điều tra còn khá thấp. Với trình độ như vậy thì khả năng tiếp cận của người dân về mọi mặt sẽ có hạn chế, đặc biệt là khả năng làm quen với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại.

Do vậy, để nâng cao thu nhập của các lao động thì việc nâng cao chất lượng và trình độ kỹ thuật của lao động là điều kiện rất cần thiết. Các giải pháp nâng cao dân trí, đào tạo tập huấn nhằm giúp người nông dân nắm bắt được khoa học kỹ thuật, từ đó thay đổi phương thức sản xuất, áp dụng công nghệ, quá trình mới vào sản xuất là cơ sở để tăng thu nhập góp phần ổn định cuộc sống gia đình.

2.3.3. Thực trạng việc làm củacác hộ điều tra