• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ và năng lực sản xuất

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỪ GẠO HỮU CƠ CỦA

2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt

2.1.4. Đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ và năng lực sản xuất

Gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt được sản xuất bằng

Trường Đại học Kinh tế Huế

phương pháp canh tác hữu cơ. Công ty trực tiếp làm việc với UBNN huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) về việc đưa giống lúa HV1, JO2 và kỹ thuật canh tác hữu cơ về canh tác tại đó, Sau hơn 2 năm phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn ở giai đoạn đầu, đến nay côngty đã nhân rộng thành công 22ha lúa hữu cơ, với quy trình gieo mạ trên khay và cấy lúa bằng máy. Đầu ra được công ty phân phối trong hệ thống và các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch trên toàn quốc, giúp người nông dân tránh được việc tiếp xúc với các thành phần hóa học trong suốt quá trình canh tác, có nguồn thu nhập cao hơn và ổn định.

Năm 2014, mô hình sản xuất lúa hữu cơ bắt đầu được triển khai trên diện tích trồng lúa truyền thống tại huyện Phong Điền cung ứng được 50 tấn lúa gạo mỗi năm.

Khác với sản xuất lúa truyền thống (gieo mạ trực tiếp và phun thuốc diệt cỏ lên đồng ruộng), sản xuất lúa hữu cơ thực hiện theo phương pháp gieo mạ trên khay (khay nhựa), sau đó đưa đi cấy bằng máy, làm cỏ bằng máy và chỉ sử dụng phân hữu cơ và thuốc bảo vệ sinh học bằng thảo mộc nên bảo vệ được môi trường và không gây tác hại cho người nông dân, tạo sản phẩm sạch cho người tiêu dùng. Tất cả ác quy trình đều được ghi chép, giám sát của công ty Hữu cơ Huế Việt. So với sản xuất lúa truyền thống thì lúa hữu cơ có lợi nhuận thấp hơn do năng suất chưa cao, từ 1,5- 2 tạ/500m2.

Công ty nghiên cứu và thử nghiệm thành công giống lúa Japonica Nhật Bản và nhân rộng trồng, đây là nguồn nguyên liệu chuyên cung cấp cho việc sản xuất sữa gạo lứt của công ty. Quy trình sản xuất lúa hữu cơ những năm đầu thường có năng suất thấp do diện tích đất trước khi sản xuất lúa hữu cơ bị tác động bởi phân bón hóa học, thuốc trừ sâu nên chưa có độ mùn, sau vài năm sẽ cải thiện và năng suất cao dần. Hơn nữa, những năm đầu người dân chưa quen với phương pháp sản xuất hữu cơ nên tốn công, mất sức, sau 3 năm triển khai, người dân đã làm quen với các thiết bị máy móc, thuần thục cách gieo mạ.

Công ty phát triển hệ thống kho hàng, sản xuất tại chổ các mặt hàng như bún gạo khô, sợi mỳ, sữa gạo lứt, các loại hạt và bột ngũ cốc…

2.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ

1) Quy trình sản xuất gạo hữu cơ

Chuẩn bị đất, Ngâm ủ hạt Gieo mạ

giống

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kiểm tra chất lượng và thu mua

Sơ đồ 2. 2: Quy trình sản xuất gạo hữu cơ

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt) Một năm công ty chỉ sản xuất 02 vụ, thời gian còn lại để tái tạo đất. Trước khi xuống giống, đất được đầu tư làm kỹ lưỡng. Làm đất phải cày sâu, bừa cho đất nhuyễn, mặt ruộng phải bằng để thuận lợi cho việc cấy lúa. Trước khi cấy lúa phải bón lót một lượng phân hữu cơ, vi sinh nhằm giúp cây lúa dồi dào dưỡng chất để phát triển. Lúa được chọn thời điểm thích hợp và cấy xuống đồng.

Sau khi cây lúa bén rễ, đội ngũ kỹ sư của công tysẽ túc trực hàng ngày để kiểm tra lượng nước, mức độ tăng trưởng của cây lúa và bón phân đúng thời điểm. Trong toàn bộ quy trình phát triển, cây lúa được bón 05 lần phân hữu cơ, vi sinh theo một

Hộ sản

xuất Chuẩn bị đất

cấy mạ Nhổ và cấy

mạ

Bón thúc cho mạ

Chăm bón

Công ty

Xử lí nhiệt Sơ chế

Sàng Xay xát Bảo quản

Đónggói Bảo quản Chế biến

các sản phẩm khác Thu hoạch

Trường Đại học Kinh tế Huế

dung lượng đã được tính toán kỹ lưỡng trên diện tích cây lúa. Đồng thời, tùy vào thời điểm mà bón những loại phân thích hợp để kích thích cây lúa ra rễ, nảy nhánh, phát triển lá, làm đòng và trổ bông.

Việc kiểm soát dịch hại và sâu bệnh là một thách thức cho cả người trồng lúa thông thường và lúa hữu cơ. Những người trồng lúa phải đối mặt với vấn đề dịch hại lớn nhất là rầy nâu, bệnh đạo ôn, cỏ dại, ốc bưu vàng,…làm cho lúa phát triển kém và năng suất thấp. Trong sản xuất lúa hữu cơ, áp dụng các giải pháp trồng đúng thời vụ, kết hợp né rầy gây hại, chọn giống chống chịu và phù hợp và áp dụng các biện pháp canh tác để kiểm soát sâu bệnh. Ngoài ra, có thể áp dụng các biện pháp quản lý bằng sinh học như nuôi, thả vịt trong ruộng lúa giai đoạn sớm và trước khi cấy cho đến trước khi lúa trổ để ăn các loại dịch hại lúa như ốc bưu vàng, sâu, rầy các loại, đặc biệt là rầy cám (rầu nâu). Do đó, bệnh thường gặp ở cây lúa trên đồng hữu cơ của công ty giảm hẳn so với cây lúa thông thường.

Sau khi lúa làm đòng, trổ bông và chín sẽ được thu hoạch một cách kỹ lưỡng và đưa về nhà máy để xay xát. Các công đoạn về sau do đội ngũ kỹ thuật và bộ phận kho của công ty đảm nhiệm.

2) Các sản phẩm từ gạo hữu cơ - Sữa gạo lứt

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ 2. 3. Quy trình sản xuất sữa gạo lứt

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt) - Bún gạo trắng và bún gạo đỏ:

Sơ đồ 2. 4. Quy trình sản xuất bún gạo

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Hữu cơHuế Việt) Quy trình

chế biến sữa gạo lứt

Gạo lứt Rang đều

Rửa sạch gạo

Làm lạnh Chiết li Cho gạo vào túi

lọc

Nấu sữa

Chiết rót đóng chai

Quy trình chế biến

bún gạo

Chuẩn bị nguyên liệu

Ngâm gạo

Nghiền nguyên liệu

thành bột Nén bột thành

bún

Rửa và phơi sấy Đóng gói và tiêu thụ Vớt gạo và để

ráo nước

Đảo trộn nguyên liệu lần 2

Đảo trộn nguyên liệu lần 1

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.1.4.3.Năng lực sản xuất

Hiện nay, với đội ngũ công nhân viên là 20 người (chưa tính lao động thời vụ) và tổng nguồn vốn gần 2,5 tỷ đồng, công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt đã vàđang tạo lập cho mình một cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ lao động tương đối ổn định làm tiền đề cho những bước tiến trong tương lai. Khả năng về vốn là yếu tố vật chất nền tảng để cơ sở đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tình hình tài chính lành khá tốt cho phép công ty đẩy mạnh thu mua, sản xuất, chế biến các sản phẩm,duy trì và mở rộng thị trường kinh doanh trong tương lai.