• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỪ GẠO HỮU CƠ CỦA

2.2. Thực trạng hoạt động tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ của công ty TNHH

2.2.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế

2.2.2.2. Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ

Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ qua 3 năm (2016 -2018)

Bảng 2.7. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ các sản phẩm qua 3 năm (2016 – 2108)

ĐVT: Triệu đồng, %

STT Sản phẩm

2016 2017 2018

Kế hoạch

Thực hiện

%Hoàn

thành Kế hoạch Thực hiện

%Hoàn

thành Kế hoạch Thực hiện

%Hoàn thành

1 Gạo trắng 500 547,29 109,5 600 746,25 124,4 1000 1090,8 109,1

2 Gạo lứt 100 24,3 24,3 50 37,35 74,7 50 109,2 218,4

3 Gạo lứt mầm 10 18,54 185,4 20 40,25 201,3 50 54,48 109,0

4 Bún gạo trắng 90 91,26 101,4 200 238,8 119,4 300 436,32 145,4

5 Bún gạo đỏ 0 0 0 20 149,25 746,3 170 250,5 147,4

6 Sữa gạo lứt nhỏ 100 133,74 133,7 100 119,4 119,4 130 272,64 209,7

7 Sữa gạo lứt lớn 70 91,26 130,4 120 171,6 143,0 200 327,36 163,7

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có những kế hoạch hoạt động cụ thể. Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt lên kế hoạch tiêu thụ thông qua việc tính toán từ các nghiên cứu thị trường và dựa trên nanwg lực sản xuất của công ty.

Công ty tính toán kế hoạch của năm sau thông qua việc tính toán doanh thu, lợi nhuận của năm trước, căn cứ tình hình và nhu cầu thị trường để có bản kế hoạch kinh doanh.

- Về tổng doanh thu tiêu thụ: Qua ba năm, doanh thu của công ty ngày càng tăng lên và vượt kế hoạch. Có được điều này là do công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt đang trong quá trình hình thành và phát triển, đang dần mở rộng thị trường. Tốc độ tăng doanh số qua các năm tăng lên, năm 2016 doanh số là 906,39 triệu đồng, thực hiện vượt kế hoạch với doanh thu 36,39 triệu đồng tương đương với 4,2%. Năm 2017 doanh thu theo kế hoạch là 1110 triệu đồng, đạt được là 1502,9 triệu đồng, vượt mức kế hoạch 35,4%. Năm 2018 sản lượng theo kế hoạch là 1900 triệu đồng, trong khi đó sản lượng thực hiện được là 2541,3 triệu đồng, đánh dấu một sự phát triển vượt trội khi tiếp tục duy trì mức tăng thực tế so với năm 2017 đến gần 1 tỷ đồng từ bán sản phẩm xuất ra thị trường. Đồng thời, các sản phẩm gạo của công ty đã định hình sản phẩm chính và sản phẩm phụ trợ, số lượng cụ thể của các mặt hàng có xu hướng tăng lên rõ rệt.

- Về chủng loại: Theo số liệu thống kê, hầu như các nhóm sản phẩm đều có xu hướng tăng về số lượng, dẫn đầu là gạo trắng với lượng tiêu thụ luôn chiếm trên 50%

so với sản lượng toàn bộ nhóm các sản phẩm về gạo. Sản lượng gạo trắng tăng nhanh, năm 2016 theo kế hoạch thực hiện tiêu thụ với 500 triệu đồng, doanh thu thu về đạt 547,29 triệu đồng, vượt chỉ tiêu theo kế hoạch 9,5%, năm 2017 doanh thu theo kế hoạch là 600 triệu đồng và và thực hiện tiêu thụ được 746,25 triệu đồng, tăng 24,4% so với kế hoạch và nâng con số thực hiện thực tế cao gấp 1,25 lần so với năm 2016, năm 2018 doanh thu từ gạo có sự tăng chậm hơn dù vượt kế hoạch đến 9,1% với chênh lệch sản lượng thực tế so với kế hoạch là 90,8 triệu đồng, đồng nghĩa với con số thực tế tăng lên so với năm 2017 đến 46,2%. Trong năm 2016 các mặt hàng đều có số lượng thực hiện và kế hoạch không bị chênh lệch quá nhiều, chỉ riêng sản phẩm gạo lứt do chưa nắm bắt chính xác nhu cầu thị trường và chưa cân đối phù hợp nguồn cung sản xuất nên sản lượng không đạt được như kế hoạch, một phần nguyên nhân đến từ việc

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhu cầu thị trường vẫn còn thấp, với tình trạng công ty còn non kém nên chưa quá nhiều người đặc biệt quan tâm đến sản phẩm và các chiến lược marketing vẫn còn yếu do đó đến năm 2017 công ty bắt đầu giảm doanh thu kế hoạch của gạo lứt còn 50 triệu đồng. Tuy nhiên, một lần nữa, gạo lứt vẫn chưa thực sự là sản phẩm có thể chạm đến thị trường, năm 2018 công ty giữ nguyên mức kế hoạch và nỗ lực hơn trong công tác tiêu thụ, và theo tiến độ thực hiện hoạch đó, công ty đã hoàn thành vượt mục tiêu đến gần 120%.

Với sản phẩm gạo lứt mầm, công ty luôn đạt được chỉ tiêu, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ của sản phẩm này còn ít so với mặt bằng chung, lí do tồn tại ở việc người dùng còn ít biết đến công dụng và giá trị của sản phẩm, sản lượng năm 2016 là 18,54 triệu đồng vượt kế hoạch 8,54 triệu đồng và tăng 85,4% so với kế hoạch, năm 2017 doanh thu theo kế hoạch là 20 triệu đồng thì doanh thu đạt được là 40,25 triệu đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra đến 101,3%, năm 2018 doanh thu vẫn tăng vượt kế hoạch, tuy nhiên có sự tăng chậm hơn về mặt số lượng so với các năm trước.

Công ty không ngừng nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm khác, năm 2016 khi sản phẩm bún gạo trắng được tung ra trên thị trường, với mức doanh thu từ 91,26 triệu đồng, tăng lên thành 238,8 triệu đồng và năm 2018 doanh thu tăng đến con số 438 triệu đồng.

Tiếp nối sự thành công đó, sản phẩm bún gạo đỏ tung ra thị trường vào đầu năm 2017 đã đánh dấu một bước chuyển tiếp mới khi một sản phẩm mới ra đã nhận sự tin tưởng của người dùng và sản lượng tiêu thụ không ngừng tăng lên. Sữa gạo cũng là một trong những sản phẩm thế mạnh và gây tiếng vang cho thương hiệu sữa gạo lứt của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt từ khi mới xuất hiện trên thị trường Huế, đây là sản phẩm sáng tạo được chế biến từ giống gạo lứt Japonica Nhật Bản với quy trình công nghệ đạt chuẩn. Tất cả mặt hàng dề được chứng nhận và gán tem truy xuất nguồn gốc tạo sựu thuận tiện cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, các chính sách quảng bá chưa được chú trọng do đó trong tương lại cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa.

Tóm lại, công tác lập kế hoạch của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt được quan tâm, tuy nhiên vẫn thiếu tính khoa học chưa có sự điều ra khảo sát về quy mô và nhu cầu thị trường mà chủ yếu dựa trên đánh giá chủ quan và các kết quả báo cáo thônngs kê của năm trước và tình hình sảnxuất của công ty. Sự biến động về số lượng

Trường Đại học Kinh tế Huế

sản phẩm tiêu thụ chỉ phản ảnh một phần kết quả hoạt động tiêu thụ, để hiểu rõ hơn tình hình ta cần xem xét tình hình tiêu thụ về mặt giá trị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tình hình thực tế doanh thu tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ

Bảng 2.8. Tình hình thực tế tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ

ĐVT: Triệu đồng

Tên hàng

Thời gian So sánh

2016 2017 2018 2016/2017 2017/2018 2018/2016

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % +/- %

Gạo trắng 547,29 746,25 1090,8 198,96 36,35 344,55 46,17 543,51 99,31

Gạo lứt 24,3 37,35 109,2 13,05 53,70 71,85 192,37 84,9 349,38

Gạo lứt mầm 18,54 40,25 54,48 21,71 117,10 14,23 35,35 35,94 193,85

Bún gạo trắng 91,26 238,8 436,32 147,54 161,67 197,52 82,71 345,06 378,11

Bún gạo đỏ - 149,25 250,5 - - 101,25 67,84 -

-Sữa gạo lứt nhỏ 133,74 119,4 272,64 -14,34 -10,72 153,24 128,34 138,9 103,86

Sữa gạo lứt lớn 91,26 171,6 327,36 80,34 88,03 155,76 90,77 236,1 258,71

Tổng cộng 906,39 1502,9 2541,3 447,26 446,14 1038,4 643,56 1384,41 1383,22

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua số liệu thống kê, chúng ta có thể thấy tình hình tiêu thụ các sản phẩm qua các năm. Sản phẩm gạo trắng đạt doanh số cao nhất qua các năm và thấp nhất là sản phẩm gao lứt mầm.Sản phẩm gạo trắng là sản phẩm không thể nào thiếu trong các bữa ăn gia đình,ưu thế cạnh tranh của sản phẩm là giá cả hợp lí, chất lượng đạt chuẩn. Sản phẩm gạo trắng và bún gạo trắng là hai sản phẩm có mức tăng trưởng vượt trội nhất.

Để có được nhưng con số tăng ấn tượng này, ngoài việc sản phẩm có được nhờ mẫu mã thì sản phẩm đặc biệt chất lượng, không bị biến đổi về độ ngon độ dẻo, sản phẩm gạo trắng được đăng kí, test kiểm định liên tục và có các giấy chứng nhận đạt chuẩn, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe, ngoài ra sản phẩm gạo trắng được thị trường ưa chuộng bởi những đặc trưng như nấu cơmdẻo, cơm không bị khô khi để lâu, không đẽ bị thiu như gạo thường và đặc biệt hương thơm và vị ngọt của lúa gạo. Các sản phẩm như bún gạo trắng nổi trộ với tính dẻo,dai, dễ chế biến, giá cả phải chăng và bao bì bắt mắt, tiện lợi. Các sản phẩm từ gạo của công ty được bao gói với khối lượng phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, một gói gạo thường có khối lượng từ 0,5 kg đến 2kg thuận tiện cho sự lựa chọn của người mua. Các loại bao gói với màu sắc đa dạng, điều này khiến khách hàng dễ phân biệt. Trên bao bì sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc hàng hóa, kèm các hướng dẫn chỉ dẫn, đầy đủ các thông tin về sản phẩm khiến người tiêu dùng an tâm hơn khi lựa chọn so với các sản phẩm gạo ở chợ và gạo được dán mác gạo sạch.

Đối với sản phẩm bún gạo đỏ mới bắt đầu tung ra trên thị trường vào đầu năm 2017 đã tạo được một tín hiệu tích cực khi đạt doanh số năm đầu tiên gần 150 triệu đồng và năm 2018 con số tiếp tục tăng lên đến 250 triệu đồng. Với một sản phẩm mới được tung ra thị trường, phải dối mặt với nhiều thử thách, nhận được sự ủng hộ của thành công các sản phẩm phía trước, bún gạo đỏ ở giai đoạn hiện tại là một mặt hàng đang được chú trọng sản xuất và tăng dần nhu cầu, do đó công ty có các hoạt động nhằm nâng diện tích canh tác gạo lên để đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu càng ngày càng cao của bộ phận sản xuất và nhu cầu thị trường. Sữa gạo lứt cũng là một sản phẩm đặc trưng của công ty nổi bật với các tính chất như dễuống, vị thơm ngon, thích hợp với nhiều lứa tuổi, dòng sản phẩm này được chế biến từ 100% gạo lứt Japonica

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhật Bản là loại sản phẩm có khả năng cạnh tranh với các loại sữa trên thị trường, tuy nhiên việc làm các công tác truyền thông còn yếu do đó các sản phẩm này vẫn còn có xu hướng tăng chưa mạnh, năm 2016 doanh thu từ sữa gạo lứt nhỏ (250ml) là 133,74 triệu đồng nhưng đến năm doanh thu thu về từ sản phẩm sữa gạo giảm xuống còn 119,4 triệu đồng, trong khi đó sản phẩm sữa gạo lứt lớn (500ml) lại có doanh số ấn tượng và tăng nhanh hơn, từ đó công ty cần có những nghiên cứu lại về nhu cầu thị trường, xem với laoị chai nào thì khả năng tiêu thụ sẽ cao hơn để từ đó có các giải phấp thích hợp. Việc thực hiện các chính sách quảng bá cho các dòng sản phẩm này chưa được đầu tư chú trọng nhiều trong khi các đối thủ ở dòng sản phẩm này lại có những sản phẩm rất chất lượng và có uy tín từ lâu.

Cơ cấu doanh thu tiêu thụ các sản phẩm từ gạo hữu cơ

Bảng 2.9. Cơ cấu doanh thu theo chủng loại sản phẩm qua 3 năm (2016 – 2018) ĐVT: Triệu đồng, %

Tên hàng

Thời gian

2016 2017 2018

Doanh số Cơ cấu Doanh số Cơ cấu Doanh số Cơ cấu

Gạo trắng 547,29 60,38 746,25 49,65 1090,8 42,92

Gạo lứt 24,3 2,68 37,35 2,49 109,2 4,30

Gạo lứt mầm 18,54 2,05 40,25 2,68 54,48 2,14

Bún gạo trắng 91,26 10,07 238,8 15,89 436,32 17,17

Bún gạo đỏ - - 149,25 9,93 250,5 9,86

Sữa gạo lứt nhỏ 133,74 14,76 119,4 7,94 272,64 10,73

Sữa gạo lứt lớn 91,26 10,07 171,6 11,42 327,36 12,88

Tổng 906,39 100 1502,9 100 2541,3 100

(Nguồn: Công ty TNHHMTV Hữu cơ Huế Việt) Dựa vào bảng số iệu ta có thể thấy rằng doanh thu từ việc bán sản phẩm từ gạo hữu cơ của công ty đều tăng qua các năm, xét về cơ cấu doanh thu, qua các năm đều có sự thay đổi. Doanh số mặt hàng gạo trắng chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu mặt

Trường Đại học Kinh tế Huế

hàng và thấp nhất là gạo lứt mầm. Gạo trắng chiếm 60,38% năm 2016, năm 2017 giảm xuống còn 49,65% và năm 2018 giảm còn 42,92%. Sản phẩm bún gạo trắng có tỉ lệ tăng trong cơ cấu đạt cao nhất khi 2016 là 10,07%, năm 2017 tăng lên 15,89% và năm 2018 tăng lên thành 17,17%. Đây là một trong những sản phẩm có mức tăng nổi trội và cũng với đó là sản phẩm sữa gạo cũng có xu hướng tăng lên trong cơ cấu, năm 2016 sữa gạo lứt lớn là 10,07%, tăng lên thành 11,42% năm 2017 và tăng thành 12,88%

năm 2018, sữ gạo nhỏ có xu hướng biến động ít ổn định hơn. Điều này cho tháy công ty đang có những chuyển dịch trong việc thay đổi cơ cấu các mặt hàng, công ty đang có xu hướng thay các sản phẩm từ gạo thay cho sản phẩm gạo thô truyền thống.

Tình hình tiêu thcác sn phm tgo theo kênh phân phi

Sự phát triển các kênh phân phối của công ty đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc trong công tác tiêu thụ.

ĐVT: Triệu đồng

(Tổng hợp từ số liệu công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt) Biểu đồ 2.1. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm gạo hữu cơ theo kênh phân phối

qua 3 năm (2016 – 2018)

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600

2016 2017 2018

Bán lẻ tại cửa hàng Đại lí Trường học Trực tiếp tới người

Trường Đại học Kinh tế Huế

Năm 2016 doanh thu từ hoạt động kinh doanh các sản phẩm từ gạo của công ty không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển của hệ thống kênh phân phối. Ban đầu với việc phân phối thông qua việc bán lẻ tại cửa hàng, thông qua đại lí và bán trực tiếp cho người tiêu dùng, đến năm 2017 công ty phát triển thêm kênh tiêu thụ mới thông qua trường học mà điển hình là trường mầm non Âu Lạc với số lượng trung bình gần 400 học sinh.

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh qua kênh phân phối có sự khác nhau. Trong năm 2016 doanh thu từ cửa hàng bán lẻ là 663, 93 triệu đồng (chiếm 73,25% toàn bộ doanh thu các sản phẩm từ gạo) đến năm 2017 doanh thu bán lẻ tại cửa hàng tăng lên 882,95 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 58,75 triệu đồng, điều này cho thấy có sự phát triển trong kênh phân phối khiến cho việc bán lẻ tại thị trường không còn chiếm quá cao, năm 2018 doanh số bán lẻ tại cửa hàng đạt 1388,31 triệu đồng (chiếm 54,63%) duy trì mức bán lẻ gần ởmức một nữa lượng bán ra thị trường, do đó công ty cần có các chính sách tốt hơn nhằm phát triển doanh số trên các kênh phân phối còn lại.

Kênh đại lí, năm 2016 chỉ chiếm 16,6 % đến năm 2017 chiếm 18,25% và đến năm 2018 tăng thành 20,3% điều này cho thấykênh phân phối đại lí có sự tăng trưởng, song không cao. Kênh qua trường trường học phát triển từ năm 2017 khi công ty kí hợp đồng cung cấp cho học sinh, công ty xuất bán số lượng lớn các sản phẩm gạo, bún gạo và sữa gạo đến thị trường này và chiếm con số cao gần bằng với kênh đại lí. Việc bán trực tiếp cho người tiêu dùng ba đầu có tỉ lệ khá cao nhưng đang có xu hướng giảm dần. Điều này thể hiện việc đầu tư cho kênh trực tiếp không được chú trọng quá nhiều nữa, thay vào đó là việc phát triển các kênh gián tiếp.

Công ty chủ yếu phân phối lẻ và phân phối sỉ cho các đại lí, các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, các nhà hàng và trường học mà ít đi vào các kênh như siêu thị do giá thành các sản phẩm này còn khá cao. Công ty cũng dùng những kênh xúc tiến qua hội chợ, triển lãmđể giới thiệu là chính, nguồn thu mang lại từ các hoạt động bán hàng trực tiếp tại hội chợ khá thấp và thấp nhất trong cơ cấu bán hàng theo kênh phân phối.

Với tình hình đó công ty cần có những sự thay đổi và đầu tư nhiều hơn cho hoạt động bán hàng trực tiếp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.10. Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm theo kênh tiêu thụ

ĐVT: Triệu đồng,%

Kênh tiêu thụ

Thời gian So sánh

2016 2017 2018 2016/2017 2018/2017

Doanh số Cơ cấu Doanh số Cơ cấu Doanh số Cơ cấu +/- % +/- % Bán lẻ tại cửa hàng 663,93 73,25 882,95 58,75 1388,31 54,63 219,02 32,99 505,36 57,23 Đại lí 150,46 16,6 272,78 18,15 515,88 20,3 122,32 81,29 243,11 89,12

Trường học - - 217,92 14,5 463,79 18,25 - - 245,87 112,82

Trực tiếp tới người

tiêu dùng 92 10,15 129,25 8,6 173,32 6,82 37,25 40,49 44,07 34,09 Tổng cộng 906,39 100 1502,9 100 2541,3 100 378,59 154,77 1038,4 293,28

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt)

Tình hình tiêu thcác sn phm tgo hữu cơtheo thị trường

ĐVT: Triệu đồng

(Tổng hợp từ số liệu công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt) Biểu đồ 2.2. Tình hình doanh thu theo thị trường tiêu thụ qua 3 năm (2016 – 2018)

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

2016 2017 2018

Thành phố Huế Huyện, Thị xã Ngoại tỉnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thị trường chủ yếu của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt là thành phố Huế, chiếm đến 82% doanh số năm 2016 và 72,5% doanh số năm 2017, chiếm 68,8%

tổng doanh thu các sản phẩm từ gạo năm 2018. Bênh cạnh đó, thị trường tiêu thụ có thêm một số huyện/thị xã lân cận như huyện Phú Vang; thị xã Hương Thủy (Phú Lộc, Phú Vang) và các thị trường ngoại tỉnh cũng chiếm một phần lớn trong cơ cấu doanh thu theo địa lí kể đến như thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, thành phố Hồ Chí Minh…

Thị trường thành phố Huế: Đây là thị trường chủ lực của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt với tỉn trong doanh thu luôn lớn hơn 50% tổng doanh thu các sản phẩm từ gạo hữu cơ của công ty. Tuy nhiên tỉ trọng này đang có xu hướng giảm dần xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Với thị trường hiện tại thành phố Huế, công ty đang có xu hướng chuyển tỉ trọng về hướng bán sỉ, bán cho các đại lí, các trường học, các đơn vị phân phối lại mà không tập trung tất cả nguồn lựa vào việc phân phối tại các cửa hàng bán lẻ tại thàng phố. Mặt khác, thị trường tại thành phố Huế đang là môt thị trường với nhiều sự cạnh tranh như gạo Hữu cơ Phong Điền, gạo sạch Triệu Phong, gạo Hữu cơ Quế Lâm, gạo hữu cơ Gạo Việt được bán tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch trên địa bàn thành phố Huế.Một phần nữa đến từ nguyên nhân công ty đang bỏ qua khá nhiều cơ hội khi chưa chú trọng vào công tác phát triển thị trường thông qua các hoạt dộng xúc tiến như quảng cáo, chăm sóckhách hàng bằng các kế hoạch marketing cụ thể và bài bản.

Thị trường các huyện/thị xã: Hiện nay thị trường của công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt đang trong quá trình phát triển thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ và phát triển trên thị trường thị trường hiện tại. Công ty không có các đại lí kinh doanh tại các huyện/thị xã nhưng nhờ vào việc phát triển kênh online, công ty vẫn có thể cung cấp các sản phẩm đến người tiêu dùng ở các vùng lân cận. Trong tương lai công ty cần có các nghiên cứu thị trường để phát triển hơn nữa.

Thị trường ngoại tỉnh: Hiện tại thị trường các tỉnh ngoài Thừa Thiên Huế của công ty đang chiếm một tỉ trọng tương đối và tăng dần, năm 2016 chiếm đến 16% tổng doanh thu hoạt dộng kinh doanh các sản phẩm gạo hữu cơ, năm 2017 tăng lên 25% và

Trường Đại học Kinh tế Huế