• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt dộng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỂN LIÊN QUAN ĐẾN

1.1. Một số vấn đề lí luận liên quan đến tiêu thụ sản phẩm từ gạo hữu cơ

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt dộng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

LN: Lợi nhuận của DT: Tổng doanh thu TC: Tổng chi phí

Nếu LN < 0 thì doanh nghiệp thua lỗ, nếu LN = 0 thì doanh nghiệp không có lãi, nếu LN > 0 thì có lãi. Lợi nhuận là một trong những mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp, do đó bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận.Để tăng lợi nhuận doanh nghiệp có hai nhóm biện pháp,đó là nhóm biện pháp tăng doanh thu và nhóm biện pháp giảm chi phí. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm thông thường tăng doanh thu sẽ khó khăn hơn là giảm chi phí bởi trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường hiện nay việc tăng giá bán sẽ làm cho việc tiêu thụ khó khăn hơn đồng thời việc tăng khối lượng bán thường kéo theo chi phí tăng và ngược lại. Do đó doanh nghiệp phải tìm biện pháp tăng doanh thu và giảm chi phí hợp lý.

-Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí:TLN =

Theo chỉ tiêu này khi ta bỏ ra một đồng chi phí thì thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận.- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu (LDT):

LDT =

Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng doanh thu thu được đem lại cho ta bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hot dng tiêu thsn phm ca doanh nghip

Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, một doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và có khả năng đảm bảo một khoản kinh phí cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm phù hợp sẽ tạo cho doanh nghiệp một sức mạnh để đạt được những mục tiêu nhất định. Chỉ một số ít người có vốn để mở doanh nghiệp, còn đa phần phải huy động vốn bên ngoài khi khởi sự kinh doanh. Trước khi mở doanh nghiệp, bạn cần phải xác định rõ sẽ huy động vốn ở đâu. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh của bạn.

 Nguồn lực con người của doanh nghiệp

Nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp đó là con người. Vì vậy, đầu tư cho chiến lược cạnh tranh, trước hết cần chọn đầu tư vào xây dựng đội ngũ. Nguồn lực con người thể hiện khả năng ở tất cả cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp tạo thành sức mạnh tinh thần.

Tài năng ban lãnh đạo, sự nhạy bén linh hoạt của đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tiêu thụ tạo ra những môi trường lớn, khả năng tiêu thụnhiều sản phẩm hơn.

 Nguồn lựcvô hình của doanh nghiệp

Nguồn lực vô hình của doanh nghiệp trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm thể hiện thông qua khả năng bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp. Tiềm lực vô hình không tự nhiên mà có. Tuy nó có thể được hình thành một cách tự nhiên nhưng nhìn chung nó cần được tạo dựng một cách có ý thức và thông qua mục tiêu và chiến lược cụ thể

Chất lượng sản phẩm:

Ngoài yếu tố giá cả doanh nghiệp phải chú trọng tới yếu tố chất lượng, chính chất lượng sản phẩm có thể tạo nên vị thế vững chắc của sản phẩm trên thị trường.

Đồng thời chất lượng sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bền vững và làm cho khách hàng trung thành với sảnphẩm hàng hóa của doanh nghiệp.

Khi nóiđến chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù

Trường Đại học Kinh tế Huế

hợp với điều kiện hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu hiện tại nhất định của xã hội.Đây cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất. Khi khách hàng biết đến chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp và tin vào chất lượng thì họ sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy doanh nghiệp không chỉ bán được hàng duy trì được thị trường truyền thống mà còn mở rộng được thị trường mới, củng cố thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.

Giá cả hàng hóa:

Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng đảm bảo khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Hơn nữa giá cả phải được điều chỉnh linh hoạt trong từng giai đoạn kinh doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh doanh để nhằm thu hút khách hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.

Cơ cấu mặt hàng:

Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp bởi vì nhu cầu tiêu dùng trên thị rất đa dạng, phong phú, như vậy để đáp ứng nhu cầu hơn nữa và tăng tốc độ tiêu thụ của đoanh nghiệp cần có cơ cấu mặt hàng hợp lí, đủ chủng loại. Hơn nữa, một cơ cấu mặt hàng hợp lí sẽ dễ dàng đáp ứng sự thay đổi nhanh của nhu cầu thị trường và giảm rủi ro cho doanh nghiệp.

 Các biện pháp quảng cáo:

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ.

 Mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng:

Tổ chức tốt kênh phân phối và dịch vụ sau bán sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cuả các doanh nghiệp, kênh phân phối bao gồm mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đại lý được tổ chức một cách hợp lý khoa học sẽ chiếm lĩnh được không gian thị trường, tạo điều kiện thuận cho người tiêu dùng và kích thích hơn nữa nhu cầu của

Trường Đại học Kinh tế Huế

họ.

1.1.3.2. Các nhân tốbên ngoài doanh nghiệp

 Các yếu tố kinh tế:

+ Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v.. Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên.

+ Yếu tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ.

+ Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm.

+ Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm.

Các yếu tố về chính trị, pháp luật

Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội. Các yếu tố môi trường chính trị pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội tiêu thụ và khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hệ thống chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền chính trị ổnđịnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, hạn chế tệ nạn vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, hàng giả. Kinh tế và chính trị là hai nhóm yếu tố có liên quan mật thiết với nhau. Chính trị ổn định là điều kiện cho kinh tế phát triển và ngược lại, kinh tế phát triển là yếu tố quan trọng góp phần làm cho chính trị ổn định. Mặt khác thể chế và đường lối chính trị quyết định đường lối các chính sách kinh tế. Chính trị ảnh hưởng đến hoạtđộng tiêu thụ của doanh nghiệp trước hết là thông qua kinh tế.

Các yếu tố văn hóa xã hội

Văn hóa là hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và chuẩn mực được hình thành và gắn liền với một xã hội, một chế độ, một dân tộc nhất định, được lưu truyền qua các thế hệ. Nền văn hóa là những yếu tố quyết định cơ bản nhất những

Trường Đại học Kinh tế Huế

mong muốn và hành vi của một người, mạnh hơn bất kỳ một lập luận lôgic nào.

Những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích, tác phong, thói quen hành vi mua sắm sản phẩm đều chứa đựng bản sác văn hóa. Đôi khi văn hóa cũng ảnh hưởng bởi các tác phong của các trào lưu văn hóa khác. Quá trình thayđổi này cũng tạo ra nhu cầu mời, những hành vi tiêu dùng mới. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm rõ thị trường của mình để khai thác những trào lưu tích cực và hạn chế những trào lưu tiêu cực để hoạch định phù hợp với hơi thở thời đại.

Số lượng các đối thủ cạnh tranh.

Kinh doanh trên thi trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.

Thị hiếu của người tiêu dùng.

Sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới thoả mãn được nhu cầu của khách hàng mới mong tăng tốc độ tiêu thụ. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn nếu hàng hóa hợp với thị hiếu và thiết yếu đối với họ.

1.2. Tổng quan về nền nông nghiệp hữu cơ và lúa gạo hữu cơ