• Không có kết quả nào được tìm thấy

Định hướng của công ty cổ phần Dệt may Huế trong thời gian tới

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC

3.1. Định hướng của công ty cổ phần Dệt may Huế trong thời gian tới

Ngành dệt may Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên là một trong năm nước sản xuất, xuất khẩu dệt may lớn nhất thếgiới.

Trong 6 tháng đầu năm 2018 toàn ngành đã có bước tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước. Theo các chuyên gia, thời gian tới, ngành dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội và triển vọng phát triển, mở rộng thị trường. Đó là hiệuứng của các Hiệp định thương mại tự do mang lại với lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ưu đãi theo quy tắc "từsợi trở đi.”

Cùng với đó là triển vọng vềviệc ký kết Hiệp định thương mại tựdo Việt Nam – EU (EVFTA) trong năm 2018 sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường này.Khả năng Mỹcũng sẽ tăng mức thuếnhập khẩu đối với các mặt hàng dệt may từTrung Quốc tạo cơ hội tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam từng bước mởrộng và gia tăng thịphần xuất khẩu sang Mỹ..

Về tình hình sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng dệt may trong 6 tháng đầu năm 2018, ông Vũ Đức Giang, Chủtịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, trong bối cảnh kinh tếthếgiới năm 2018 được dựbáo sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2017 và tình hình kinh tế trong nước tiếp tục duy trìổn định vềvĩ mô, ngành dệt may có những kết quảtích cực. Cụthể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 6 tháng đầu năm đạt 16 tỷ USD, tăng trên 14% so với cùng kỳ năm trước.

Một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng như: vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 274,6 triệu m2, tăng 9,7%; sản xuất vải dệt từsợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 525,9 triệu m2, tăng 22,1%; quần áo mặc thường ước đạt 2.305,5 triệu cái, tăng 10,4% so với cùng kỳ.

Về thị trường xuất khẩu, những thị trường trọng điểm như Mỹ, các nước khối CPTPP, EU; đặc biệt Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN đều tăng mạnh, tốc độ tăng vượt trội so với cùng kỳ năm 2017; các mặt hàng xuất khẩu bứt phá mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018 là áo thun, áo jacket, áo sơ mi...

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tiếp đà tăng trưởng của 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp ngành dệt may đang tập trung đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh những thị trường xuất khẩu dệt may chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng tập trung khai thác các thị trường còn dư địa tăng trưởng như Trung Quốc, Asean....

(Nguồn:https://bnews.vn/det-may-viet-nam-nhieu-co-hoi-mo-rong-thi-truong) Công ty Cổphần Dệt May Huế(Huegatex) là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam. Hiện nay, có 5 nhà máy may, với diện tích hơn 40.000 m2 và hơn 4000 công nhân May, bao gồm:

- 3 nhà máy May tại Hương Thủy, TT. Huếvới 50 chuyền May - 1 nhà máy May tại Phú Đa, Phú Vang, TT. Huếvới 16 chuyền May - 1 nhà máy May tại LệThủy, Quảng Bình với 20 chuyền May

Công ty cổ phần Dệt may Huế đã từng ngày khẳng định vị thế của mình trên thương trường khốc liệt. Sau 30 năm hình thành và phát triển đã có những bước phát triển vượt bậc, đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động với mức thu nhập tốt.

Nâng tầm chất lượng sản phẩm, khẳng định uy tín với khách hàng.Không dừng lại ở đó công ty cổphần dệt may Huếcần có những định hướng tương lai đểduy trì sựphát triển, từng ngày hoàn thiện bộmáy tổchức công ty.

3.1.1.Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh

Sau 30 năm xây dựng và phát triển, Huegatex đã có những bước tiến vượt bậc;

định hướng chiến lược và tầm nhìn đến năm 2020, công ty sẽ trở thành một trong những trung tâm dệt may của khu vực miền Trung và cả nước. Tuy đãđược khá nhiều thành trong lĩnh vực phát triển sản xuất kinh doanh nhưng với nền kinh tếhiện nay với sựcạnh tranh khốc liệt về đầu vào, đầu ra, đối tác…công ty muốn duy trì và phát triển hơn nữa cần có những định hướng phát triển vượt bậc và nổi trội vươn xa tới sựthành công.

Tìm kiếm đầu ra mở rộng hợp tác kinh doanh, ký kết nhiều hợp đồng với các đối tác quốc tế. Mở rộng thị trường sang các nước Châu Âu, cần giữ vững và duy trì, đào sâu hơn vào thị trường hiện tại và tìm kiếm những thị trường và khách hàng tiềm năng khác cho công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩmđa dạng vềchủng loại, mẫu mãđể làm hài lòng người tiêu dùng nhằm nâng cao uy tín công ty với các đối tác trên thị trường.

Tăng cường quảng bá giới thiệu hình ảnh của công ty đến với các khách hàng nước ngoài cũng như trong nước.

Mở rộng nhà máy, tăng dây chuyền sản xuất để mở rộng sản xuất, nhận thêm nhiều đơn hàng.

Từng bước chuyển xuất khẩu sang xuất khẩu hàng FOB (mua đứt,bán đoạn) thay cho việc gia công xuất khẩu.

Chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển hệthống trang thiết bịhiện đại phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.

3.1.2.Định hướng vềcông tác quản trị nhân sự

Tăng cường công tác quản trị nhân sự chặt chẽ, liên kết với người lao động.

Chú trọng tuyển dụng đàu vào và đào tạo xây dựng bộ máy quản lý và đội ngũ nhân viên tay nghề chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng đòi hỏi sự sáng tạo và nhanh nhẹn.

Đội ngũ kỹ sư, kỹthuật, công nhân may cần được huấn luyện nâng cao trìnhđộ tay nghềqua các lớp đào tạo trong công ty.

Cần quan tâm đến sự bố trí, sử dụng lao động để tăng động lực làm việc của công nhân, thật sựcoi trọng sự đóng góp của từng cá thể công nhân dành cho công ty và có những hành động cụthểdành cho những cá nhân, tập thểthật sựxuất sắc .

Với đặc thù công việc đa số là công nhân nữ, công ty nên đầu tư tổ chức nhiều cuộc thi như: Hoa khôi ngành dệt may, tìm kiếm tài năng, hay tìm kiếm giọng ca vàng… đểthỏa mãn những mong muốn tựkhẳng định mình của công nhân, giúp công nhân cảm thấy hào hứng và gắn bó lâu dài hơn với công ty. Hơn nữa, nên thường xuyên tổ chức dã ngoại theo từng đợt cho từng bộ phận nhà máy may. Tăng mức lương và phúc lợi đảm bảo cân bằng mức sống cho công nhân.

Ngoài ra cần quan tâm đến hoàn cảnh của công nhân, từ đó mang lại những ý nghĩa đẹp cho bản thân người công nhân nói riêng và xã hội nói chung.

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.2. Giải pháp nâng caođộng lực làm việc cho người công nhân nhà máy may tại