• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cho bảng số liệu

Gọi V trả lòi a) Nhận xét:

Câu 3. Cho bảng số liệu

Biến động diện tích rừng nưó'c ta giai đoạn 2000 - 2012 Năm Tổng diện tích có

rừng (nghìn ha)

Chia ra Tỉ lệ che

phủ rừng (%) Rừng tự nhiên Rừng trồng

2000 10.915,6 9.444,2 1.471,4 33,2

2005 12.418,5 9.529,4 2.889,1 37,5

2010 13.388,1 10.304,8 3.083,3 39,5

2012 13.862,0 10.423,8 3.428,2 40,7

a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng nước ta giai đoạn 2000- 2012.

b) Nhận xét về sự biến động diện tích rừng nước ta từ biểu đồ đã vẽ.

Gọi ý trả !òi a) Vẽ biểu đồ (kết hợp cột chồng và đường)

BIÊU ĐỒ THẾ HIỆN s ự BIẾN ĐỘNG

DIỆN TÍCH RÙNG N ư ớ c TA GIAI ĐOẠN 2000 - 2012

Ngliin ha

2000 2005 2010 2012 Năm

Rừng nlúẻn EIZZ3 Rims frồu2 Q Tồng diện tích timg --- Tý lệ che phủ rimg

b) Nhận xét

- Tổng diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng ở nước ta có xu hướng tăng.

- Việc tăng diện tích rừng trồng có vai trò quan trọng trong việc mờ rộng diện tích rừng và tăng ti lệ che phủ rừng. Diện tích rừng tự nhiên có tăng nhưng chậm.

- Mặc dù có tăng về diện tích và tỉ lệ che phủ nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng chưa thể phục hồi, phần lón là rừng non, chưa được khai thác.

Câu 4.Ị Hãy cho biêt các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên đât ở nước ta.

Gợi ý trả lòi a) Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

- Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

- Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Đối với rừng sản xuất: bảo đảm duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

- Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, giao quyền sừ dụng đất và

-TLĐ-bảo vệ rìmg cho người dân.

b) Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất - Đối với vùng đồi núi

. + Áp dụng tổng hợp các biện pháp thuỷ lợi, canh tác để hạn chế xói mòn trên đất dốc.

+ Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.

+ Bảo vệ đất gắn với bảo vệ rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi.

- Đối với đất nông nghiệp:

+ Do diện tích ít, nên cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kể hoạch mở rộng diện tích.

+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sừ dụng đất, cần canh tác sử dụng đất hợp lí, chống bạc màu, nhiễm phèn, nhiễm mặn.

+ Bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm làm thoái hoá đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp...

Câu 5. Hãy nêu các biện pháp để sừ dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước.

khoáng sản, du lịch, khí hậu, biên.

Gọi ý trả lòi

- Tài nguyên nước: sử dụng có hiệu quả. tiết kiệm, đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước.

- Tài nguyên khoáng sản; quản lí chặt chẽ việc khai thác; sử dụng tiết kiệm, lâu dài, tránh làm ô nhiễm môi trường.

- Tài nguyên du lịch: bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch, tránh ô nhiễm; đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái.

- Tài nguyên khí hậu: tránh ô nhiễm không khí do chất thải công nghiệp.

- Tài nguyên biển: sử dụng hợp lí, tránh ô nhiễm nước biển do khai thác dầu, chất thải.

Câu

Ỏ.Ị

Tại sao nước ta lại phải đưa ra vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

Gọi ý trả lòi - Nước ta có tài nguyên thiên nhiên đa dạng:

+ Tài nguyên rừng đa dạng, phong phú, nhiều thành phần loài.

+ Tính đa dạng sinh học cao.

+ Các tài nguyên khác,...

- Tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất quan trọng vừa phục vụ đòã sống, vừa phục vụ sản xuất:

+ Cung cấp thực phẩm.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

+ Cảnh quan.

- Tài nguyên chưa được sử dụng hợp lí. Nhiều nguồn tài nguyên đã bị khai thác quá mức, nhiều nguồn tài nguyên vần còn dưới dạng tiềm năng.

- Việc sử dụng chưa họp lí đã gáy nhiều hậu quả (suy giảm đa dạng sinh học, môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt).

Câu 7. Cho biết những vấn đề quan trọng nhất về bào vệ môi trường ở nước ta. Tại sao những vấn đề đó lại được xác định là quan trọng nhất?

Gọi ý trả lòi

a) Có hai vấn đề quan trọng nhất trong việc bào vệ môi trường ở nước ta:

- Thứ nhất là tình trạng mất cân hằng sinh thái m ôi trường. Biểu hiện là sự mất cân bằng cùa các chu trình tuần hoàn vật chất, dẫn đến các thiên tai lũ lụt, hạn hán và sự biến đổi thất thường về thời tiết, khí hậu... gia tăng.

- Thứ hai là tình trạng ô nhiễm môi trường.

+ Tài nguyên nước bị ô nhiễm quá mức. Hiện nay, ờ nước ta, hầu hết nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ thẳng ra sông hồ, chưa qua xử lí.

+ Tình trạng ô nhiễm không khí ở một số khu công nghiệp, điểm dân cư đã trở nên nghiêm trọng, nồng độ các chất khí CO2, SO2, NO2... vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

+ Ò nhiễm đất: nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất làm ô nhiễm môi trường đất. Trong hoạt động nông nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ và hoá chất dư thừa cũng gây ô nhiễm đất ở vùng nông thôn.

b) Mất cân bằng sirứi thái môi trường và ô nhiễm môi trường là hai vấn đề được xác định là quan trọng nhất nước ta vì chúng là hai khía cạnh cơ bản của môi trường sổng, tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.

Câu 8.| Trình bày hoạt động và hậu quả của bão ở nước ta. Cho biêt nguyên nhân chù yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và vào tháng IX cho miền Trung.

Gọi ý trả lòi a) Hoạt động và hậu quả của bão

- Trên cả nước: Mùa bão kéo dài từ tháng VI đến tháng XI (chủ yếu tập trung vào các tháng VIII, IX, X) và chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta.

- Hậu quả: Mưa to, gió lớn dẫn đến lũ lụt, nước dâng..., gây ra những tác hại to lớn cho sản xuất và đời sống.

b) Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và vào tháng IX cho miền Trung: Chủ yếu do hoạt động cùa gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.

-TLĐ- 5 3

Cảu 9. Hãy nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra lũ quét ở nước ta. Đe giảm thiệt hại do lũ quét gây ra cần có những giải pháp gì?

Gọi ý trả lòi

a) Nguyên nhân và thời gian xảy ra lũ quét ở nước ta.

- Nguyên nhân.

+ Địa hình chia cất mạnh, độ dốc lớn, mưa nhiều trên diện rộng.

+ Các nguyên nhân khác (đặc điểm lớp phủ thực vật, mạng lưới thuỷ văn...).

- Thời gian xảy ra lũ quét.

+ Miền Bắc thường xảy ra vào các tháng VI - X.

+ Miền Trung thưòmg xảy ra vào các tháng X - XII.

b) Các giải pháp để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra.

- Quy hoạch đồng bộ các hoạt động kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lí tài nguyên đất, rừng...

- Các giải pháp khác (thuỷ lợi, chú ý kĩ thuật khai thác kinh tế trên đất dốc nhằm hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn...).

Câu 10.| Vùng nào ờ nước ta hay bị ngập lụt? Nguyên nhân và biện pháp nhăm giảm nhẹ thiệt hại do ngập lụt gây ra.

Gọi ý trả lòi

- Vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất là vùng châu thổ sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lón ở Nam Trung Bộ.

- Nguyên nhân:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng ngập úng chủ yếu do diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc; mật độ xây dựng cao.

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long ngập lụt do mưa lớn và triều cường.

+ Vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ, ngập lụt chủ yếu do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

- Biện pháp; Xây dựng các công trình thoát lũ và ngăn thủy triều; trồng rừng đầu nguồn.

Câu 11.Ị Vùng nào ở nước ta hay xảy ra hạn hán? Cho biết hậu quả và biện