• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tài liệu ôn thi THPT quốc gia môn Địa lí"

Copied!
353
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHẠM VĂN CHINH NGUYỄN TRỌNG ĐỨC

Môn p p i y

BiẺn soạn theo hướng ra 0Ế thi mứi nhít của Bộ GB&BT.

Dẳnh cho HS choấn bj dn thi tết nghiỆp THPT và xẾt toyển vào BH.

J â y đỏ các ilạjỊjLhiil tạp lÌ t T lr â B n nSng I

Hià r\>c>i

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Đã phát hành

t4 k iêụ ỘN TH!

T H P T O jjp C G ÌẠ

»^«IGIỮ VĂN

' TÁ I L iỆ Ụ ÔN T H i

" T H P T QUỐC GIA

>«^IẾNC ANH

^ TÀ I k«ẼU ÕN THỊ T H P T QUÓC GIA

VẬ T Ù

tAi u | »õ m t i h í TMPT ô u o c CIA

h«:

^ TÀI L i| ll ỘN THI THPT ữUOC GIA

TQ ÁN *

.4^

TẢ I M Ệ U ỘM f Ị « S 2 jW g |*

T H P T QUOG G IA

T©ÁM

(2)

PHẠM VĂN CHINH NGUYỄN TRỌNG ĐỨC

rầ i uỆ ii m f LHLPf

D i/A y Môn

y/ BiỀn soạn thei liưđng P8 ÍỂ tkl mđi nhất cùa Bộ (D&BT.

y / Dành cho HS chuẩn bỊ An thi lAt nghiệp ĨHPĨ v i xét luyến vầo BH.

Dẩy iả c ic dạng b iỉ lẠp ndl, cd bỉn v i nAng cao.

y/ Củng c í klín thỉc và phát triỉn kỉ ning làm bài.

NHẬN BIỂT - THỐNG HIỂU - VẬN DỤNG - VẬN DỤNG CAO

H rt fsể (>

NHÀ XUẤT BẢN DẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

(3)

M ở i n ó i đ ầ u

Ngày 9/9/2014, Bộ Giáo dục và đào tạo đã phê duyệt Phương án thi tô't nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và tuyến sủìh Đại học, Cao đẳng từ năm 2015. Theo đó, từ năm 2015, sẽ chi còn một kì thi THPT Quôc gia. Đ ể được xét công nhận tô't nghiệp THPT và xét tuyến vào các trường Đại học, Cao đẳng, thí sinh phải thi tối thiểu 4 môn, gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn tự chọn, trong đó có môn Đ ịa lí. Đề thi được đánh giá ờ 4 mức độ nhận hiết, thôn g hiểu, vận dụng v à vận dụng c a o đế đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.

Đ ế đáp ứng yêu cầu của học sinh chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quô'c gia, chúng tôi đã tiêh hành biên soạn cuốn Tài liệu ôn thi Trung học Phổ thông Quốc gia môn Đ ịa lí.

Nội dung cuôh sách bao gổm:

- Những ỉuv. ý khi ôn thi và làm bài thi

Phần này được trình bày một cách râ't ngắn gọn đế học sinh có thế hình dung được xu hướng ra đê' thi; những lưu ý khi ôn thi và làm bài thi.

- Những nội dung ôn thi trọng tâm

Căn cứ vào chương tr'mh, sách giáo khoa (chủ yê'u là lớp 12), chúng tôi đã biên soạn những nội dung ôn thi trọng tâm theo từng chủ đề.

Với nội dung này sẽ giúp học sinh có được hệ thôhg những kiến thức, kĩ năng cơ bản, làm nền tảng đế trả lời các câu hỏi trong đề thi.

Cuôl mỗi chủ đê' đều có các câu hỏi và bài tập để học sinh tiện ôn tập.

- Một sô'đề thi minh họa

Khi làm đê' minh họa, các em lưu ý:

1- Cần đọc kĩ đê' bài;

2- Vận dụng kiến thức ở phần 1 (những nội dung ôn thi trọng tâm) đế tự làm bài trong khoảng thời gian 180 phút;

3- Đôl chiêu bài làm với gợi ý trả lời;

4- Làm lại ngay những câu chưa đạt kết quả rnong muôh.

Chúng tôi hi vọng, đây sẽ là cuốn tài liệu tham khảo hữu ích cho các em, ngoài ra còn là tài liệu tham khảo cho giáo viên và phụ huynh học sữửi.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót,

-TLĐ- 3

(4)

chúng tôi trần trọng tic'p nhận những ý kiêh đóng góp từ phía thầy giáo, cô giáo và các em học sinh ... để lần tái bản sau được tô't hơn.

Mọi ý kiêh đóng góp xm liên hệ:

- Trung tâm Sách giáo dục Anpha

Email: alphabookcenter@yahoo.com, ĐT: 0862676463 - Công ti An Pha VN

50 Nguyễn Văn Săng, Q. Tân Phú, Tp. HCM.

ĐT: 08. 38547464.

Xm chân thành cám ơn!

(5)

NHỮNG LƯU Ý KHI ÔN THI VÀ LÀM BÀI THI

I. NHỮNG LƯU Ý KHI ÔN THI

- Cần nắm chắc nội dung kiến thức và kĩ năng cơ bản trong chương trình lớp 12. Việc nắm chắc kiến thức, kĩ năng ở đây không phải chi là học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc, mà học sinh phải hiểu và biết cách vận dụng những kiêh thức đã học để trả lời câu hỏi.

- Đề thi không phải chi tập trung vào một vài chủ đề, mà thường xuyên suô't nội dung chương trình lớp 12. Nếu nhin phần nôì thì ta thây đề thi chi phân bô' ờ vài chủ đề, thếrữiưng, phần chìm trong đó là sự vận dụng, kê't nôi chuỗi kiến thức của nhiều chủ đề. Như vậy, đê’ làm bài thi đạt ke't quả cao, học sinli không nên học tủ; biê't cách kê't nối kiên thức, kĩ năng giữa các chủ đề, tìm ra mối liên hệ rứiân quả giữa các sự vật, hiện tượng địa lí để trình bày, giải thích, phân tích, chứng minh vô'n là nhũng dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi môn Địa lí.

- Chú ý tới những vân đề mang tírửi thời sự. Những năm gần đây, để thi môn Địa lí đều có nội dung hỏi về biển - đảo.

+ Có thể chỉ là những câu, những ý hỏi đơn giản, chẳng hạn như:

Vùng biến Việt Nam tiê'p giáp với vùng biến của các quô'c gia nào? (Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010); Hãy kể tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hài Nam Trung Bộ và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhâ't của nước ta (Đề thi tuyển sinh đại học năm 2011); Các huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Vân Đổn, c ồ n

cỏ

thuộc tinh, thành phố trực thuộc Trung ương nào? (Đề thi tuyến sinh đại học năm 2012);

Kê tên huyện đảo thuộc các tỉnh Khánh Hoà, Quảng Ngãi, Bìrửi Thuận và thành phố Đà Nằng (Đề thi tuyến sinh cao đẳng năm 2012); Vùng biển Việt Nam bao gồm những bộ phận nào? (Đề thi tô't nghiệp THPT năm 2014)...

+ Tuy nhiên cũng có Iiliiều câu hỏi khá phức tập, ví dụ như: Hệ thống đảo và quần đảo của nước ta có vai trò như th ế nào trong sự phát triển kinh tê' và bảo vệ an ninh vùng biến? (Đề thi tuyển sirửì đại học năm 2011 - dành cho chương trình nâng cao); Tại sao các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiên lược trong việc phát triến kinh tê'và bảo vệ an ninh vùng biển? (Đề thi tuyên sinh đại học năm 2013); Tại sao phải khai thác tổng hợp các tài nguycn vùng biển và hải đảo? (Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2013 - dành cho chương trình nâng cao); ở nước ta hiện nay,

-TLĐ- 5

(6)

việc đánh bắt hải sản xa bờ có ý nghĩa như th ế nào đối với phát triển kinh tê' và an ninh quô'c phòng? (Đề thi tô't nghiệp THPT năm 2012);

Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vâ'n đề về biển, đảo có ý nghĩa như th ế nào? (Đề thi tô't nghiệp THPT năm 2013); Tại sao cần phải bảo vệ chủ quyền của một hòn đảo dù râ't nhỏ của nước ta? (Đề thi tô't nghiệp THPT năm 2014);

Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư. trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa như thê'nào về an nũah quô'c phòng? (Đề thi tuyến sinh đại học năm 2014); Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa như th ế nào đô'i vói nước ta về mặt an ninh quô'c phòng? (Đề thi tuyến sinh cao đẳng năm 2014)... Với dạng câu hỏi này, đòi hỏi học sinh không phải chỉ thuộc bài mà còn phải hiểu bài mói có thể trả lời được.

- Đề thi không quá khó, không đánh đố, tuy nhiên cũng có sự phân hóa.

+ Các câu hỏi hoàn toàn "không gài bẫy" mà "vừa sức" đô'i với học sinh. Nêu học sinh nắm chắc kiên thức, kĩ năng, tâm lí bình tĩnh thì hoàn toàn có thể làm được bài.

+ Đề thi được thế hiện ở 4 mức độ: nhận biêl, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hay nói cách khác là đề thi gồm các câu hỏi từ dễ đê'n khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (đế tô't nghiệp THPT) vấ yêu cầu nâng cao (để phân hoá thí sinh, phục vụ công tác tuyển sirứr Đại học, Cao đẳng)

+ Muôn bài thi đạt được điểm cao, vào được các trường Đại học "tô'p đầu", học sừửi còn phải trả lời được những câu hỏi khó. Đ ế trả lời được những câu hỏi khó, học sinh không phải chỉ nắm chắc kiên thức, kĩ năng mà còn phải có tư duy tổng hợp, biết phân tích, giải thích, chứng mữih và phải biê't cách làm bài một cách khoa học, sáng tạo và thẩm mĩ.

II. NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI THI

1. Bình tĩnh, tự tin. Đây là yêu tô' tâm lí, nó có ảnh hưởng lớn tới kê't quả bài thi. Thực tế cho thây, trước khi bước vào phòng thi, nhiều học sinh có kiên thức râ't chắc, thê'nhưng khi vào phòng thi, nhiều em run sợ và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả bài thi. Vì thê', bmh tĩnh, tự tin cũng sẽ góp phần làm cho bài thi đạt kết quả cao hơn.

2. Đọc kĩ đ ềb ài để xác định hướng làm bài, tránh nhầm lẫn (lạc đề).

3. Phác thảo đê'cương cho mỗi câu hỏi ra giâ'y nháp những ý chính cần trả lời.

(7)

4. Tập trung cao độ đ ể ỉàm bài. Câu hỏi dễ làm trước, câu hỏi khó làm sau. Tránh sa đà vào một vài câu hoặc một vài ý nào đó mà bỏ qua các câu, các ý khác. Đầu tư thời gian một cách hợp lí cho tâ't cả các câu.

5. Kiểm tra lại bài ỉàm. Đây là khâu cuô'i cùng của quá trìrủì làm bài thi.

Các em nên dành một thời gian nhâì: định cho việc kiểm tra lại bài làm để có thể bổ sung, sửa chữa một cách kịp thời.

6. Lưu ý cách trình bày bài thi:

- Câu văn sáng sủa, rõ ràng; chữ viết sạch đẹp, hạn chế tới mức tôl đa việc tẩy, xóa.

- Tránh không để các dòng trông trong bài làm. Không nên đang trình bày câu này, lại trình bày câu khác, hoặc đang làm câu 3 lại "Em xin trình bày tiếp câu 1, 2,... ", " Em xin bổ sung câu 1; ý a...."

- Trong bài làm có thế gạch đầu dòng các ý chi tiết, hoặc cũng có thể phân ra các mục 1, 2,... a), b).... Với cách trình bày kiếu này, bài làm sẽ trờ nên mạch lạc, rõ ràng.

- Không nên viê't lan man, quá dài, điều quan trọng đôi với bài thi môn Địa lí là phải đúng và đủ ý.

- Trong bài thi không được sử dụng các màu mực khác nhau. Vì nê'u sử dụng các màu mực khác nhau trong bài thi được coi như phạm quy.

Trên đây là những lưu ý góp phần giúp các em làm bài thi đạt kết quả cao. Chúc các em tliành công.

-TLĐ-

(8)

Phân 1

NHỮNG NỘI DUNG ÔN THI TRỌNG TÂM

Chủ đê 1: ĐỊA LÍ T ự NHIÉN

Nội dung 1: V Ị T R Í Đ ỊA L Í , P H Ạ M V I L Ã N H T H Ỏ 1. Vị trí địa lí

- Nước ta năm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dưong, gân trung tâm của khu vực Đông Nam A. Ticp giáp với nhiêu nước cả ừên đât liên và trên biên.

- Toạ độ địa lí:

+ Phần đất liền, điểm CỊrc bắc ở vĩ độ 23*^23 B, điểm cực nam ở vĩ độ 8*^34 6 , điểm cực tây ở kinh độ 102*^09 0 và điểm cực đông ở kinh độ 109°24Đ.

+ Trên vùng biển, hệ toạ độ địa lí nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50 B và từ khoảng kinh độ lOỊ^^Đ đến 117*’20 Đ tại Biển Đông.

- Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam nằm ở múi giờ số 7.

2. Phạm vi lãnh thổ Việt Nam

- Vùng

đất:

Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tông diện tích là331.212km l

+ Nước ta có hơn 4.600km đường biên giới trên đất liền. Phần lớn biên giới nước ta nằm khu vỊrc miền núi.

+ Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ

s,

dài 3.260km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

+ Nước ta có hơn 4.000 hòn đảo lón nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Vùng hiển: Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta ở Biển Đông khoảng 1 ữiệu km^. Vùng biển của nước ta bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

- Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thô nước ta.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam a) Ý nghĩa tự nhiên

- Vị trí địa lí đã quy dịnh đặc điểm cơ bản cùa thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dưong và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hái, trên

(9)

đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên có tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng.

- VỊ trí và hình dạng lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên.

- Tuy nhiên, nước ta cũng nằm ở nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai lửiư mưa bão, lũ lụt, hạn hán...

b) Ỷ nạlìĩa kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng

- về

kinh tế: vỊ trí địa lí thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát

triển kinh tế. ,

-

về

văn h o á - x ã hội: vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triểrt với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

-

về

an ninh, qu ốc phồng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chíiứi trị trên thế giới. Biển Đông có ý nghĩa rất quan ứọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

CÂU HỞI VÀ BÀ I TẬP

Câu 1.Ị Vị trí địa lí là một nguồn lực quan trọng có ảnh hường trực tiếp và gián tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.

Gọi ý trả lòi Đặc điểm vị trí địa lí của nước ta.

- Lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất (toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331.212 km^), vùng biển và vùng trời.

- Nước ta nam ờ rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Tiếp giáp vód nhiều nước cả trên đất liền và trên biển.

- Tọa độ địa lí:

+ Phần đất liền:

• Điểm cực bắc ở vĩ độ 23^23 B (xã Lữig Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang),

• Điểm cực nam ở vĩ độ 8^34 B (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau),

• Điểm cực tây ở kinh độ 102‘’09 Đ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên),

• Điểm cực đông ở kinh độ 109‘’24 Đ (xã Vạn Thanh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa).

+ Trên vùng biển, hệ toạ độ địa lí nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ B và từ khoảng kinh độ lOl^^Đ đến 117*^20 Đ tại Biển Đông.

- Như vậy, Việt Nam vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Đại bộ phận lãnh thổ Việt Nam nằm ở múi giờ số 7.

-TLĐ-

(10)

Câu 2.| Vị trí địa lí nước ta có ảnh hưởng như thế nào tới đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng?

Gợi ý trả lòi a) Ảnh hường tới đặc điểm tự nhiên.

- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng.

- Tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên.

- Nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán...

b) Anh hưởng tới kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.

-

về

kinh tế - xã hội;

+ Vị trí địa lí thuận lợi để giao lưu với các nước và phát triển kinh tế.

+ Nằm trong vành đai sinh khoáng, có nhiều loại khoáng sản, thuận lợi để phát triển cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới...

- về

an ninh - quốc phòng:

+ Nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.

+ Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

Câu 3. Hãy trình bày một cách khái quát về phạm vi lãnh thổ nước ta.

Gợi ý trả lòi

Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nliất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.

- Vùng đất: Gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là331.212km .

+ Nước ta có hơn 4.600km đường biên giới trên đất liền. Phần lớn biên giới nước ta nằm ở khu vực miền núi.

+ Đường bờ biển nước ta cong như hình chữ

s,

dài 3.260km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

+ Nước ta có hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Vùng biển: Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền của nước ta ở Biển

(11)

Đông khoảng 1 triệu km^. Vùng biển của nuớc ta bao gồm vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Vùng trời: Vùng trời Việt Nam là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta. Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.

Câu 4.| Chứng minh rằng thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là do vị trí địa lí quy định.

Gọi ý trả lòi

- Vị trí địa lí đã quy định những sắc thái chung của thiên nhiên Việt Nam, là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu bắc nên khí hậu nước ta mang tính nhiệt đới (dẫn chứng)

- Nước ta giáp biển nên mưa nhiều, thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Do nước ta nằm trong vùng hoạt động mạnh của gió mùa châu Á vì vậy khí hậu nước ta phân hoá đa dạng (theo không gian, thời gian) và diễn biến thất thường.

Nội dung 2: Đ Ặ C Đ IẺ M C H U N G C Ủ A T ự N H IÊN

1. ĐÁT NƯỚC NHĨÈU ĐỎI NÚI_____________________________________

ỉ. Đặc điểm chung của địa hình

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Cẩu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Phân bậc rõ rệt theo độ cao; Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam;

+ Có hai hướng chính là hướnẹ tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

2. C ác khu vực địa hình\a) Khu vực đôi núi

- Địa hìiửi khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:

+ Vùng núi Đông B ắc nằm ờ phía đông của thung lũng sông Hồng với 4 cánh cung lón chụm lại ờ Tam Đảo, mở ra phía bắc và phía đông. Địa hìiứi núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng, có hướng thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Câu, sông Thưong, sông Lục Nam...

+ Vùng núi Tây B ấc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, cao nhất nước ta với 3 dải địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam. Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình, ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi. Xen giữa các dãy

-TLĐ- 11

(12)

núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

+ Vùng núi Trường Sưn B ắc giới hạn từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gôm các dãy núi song song và so le với nhau theo hướng tây bắc - đông nam. Trưòng Scm Bãc thâp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đâu: phía băc là dãy núi Tây Nghệ An và phía nam là vùng núi Tây Thừa Thiên - Huế, ở giữa thâp trũng là vùng núi đá vôi Quảng Bình và đôi núi thâp Quàng Trị.

Dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Som Nam.

+ Vùng núi Trường Sưn Nam gồm các khối núi và cao nguyên. Có sự tưoTíg phản rõ rệt giữa hai sườn đông - tẩy. Phía đông sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển. Phía tây là các bề mặt cao nguyên tưong đối bằng phẳng.

- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du:

+ Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nước ta là các bề mặt bán bình nguyên hoặc các đồi trung du.

+ Bán bình nguyên thể hiện rõ nliất ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ ở độ cao khoảng 1 OOm và bề mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200m.

+ Địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.

+ Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía bắc và phía tây đồng bằng sông Hồng, thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

b) K hu vực đồng bằng

- Các đồng bàng châu thổ sông

+ Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, đã được khai phá từ lâu đời và làm biến đổi mạnh. Đồng bàng rộng 15 nghìn km^, cao ờ rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bàng bị chia cắt thành nhiều ô. Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa do có đê ngăn lũ, vùng ngoài đê được phù sa bồi tụ hàng nàm.

+ Đồng bằng sông Cỉni Long là đồng bàng châu thổ được bồi tụ phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu. Có diện tích khoảng 40 nghìn km^, địa hình thấp và bằng phang hơn đồng bằng sông Hồng. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh làm cho gần 2/3 diện tích đồng bằng là dất mặn, đất phèn. Đồng bằng có các vùng trũng lớn (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên...) chưa được bồi lấp xong.

- Các đồng bằng ven biển

+ Dải đồng bàng ven biển miền Trung có tổng diện tích khoảng 15 nghìn km^.

+ Biển đóng vai trò chù yếu trong sự hình thành dải đồng bằng này nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

+ Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

+ ở nhiều đồng'bằng có sự phân chia thành ba dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành

(13)

đồng bằng.

3. Thế mạnh và hạn chế vc tự nhiên của các khu vực địa hình đồi núi và đồng bàng đối vói phát triển kinh tế - xã hội

a) Khu vực đồi núi

- Các thế mạnh: khu vực đồi núi tập trung nhiều khoáng sản, rừng và đất trồng; có điều kiện phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, phát triển đu lịch; có nguồn thủy năng dồi dào ...

- Hạn chế:

+ Địa hình chia cát, giao thông vận tải khó khăn;

+ Nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt lờ đất, sưong muối, rét hại...

b) Khu vực đằng bằng

- Các thế mạnh: là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp lứiiệt đới, đa dạng các loại nông sản; cung cấp các nguồn nguyên liệu khác như thủy sàn, khoáng sản và lâm sản; là nơi tập trung các thành phố, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại; phát tricn giao thông vận tải.

- Hạn chế: các thiên tai như bão, lụt, hạn hán... thường xuyên xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản.______________________ __________________

CÂU IIỞI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Nêu các đặc điếm chung của địa hình Việt Nam. Cho biết những biểu hiện của địa hình nhiệt dới âm gió mùa.

Gọi ý trả lòi Đặc điểm chung của địa hình nước ta:

+ Địa hình đồi núi chicm phần kVn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp;

+ Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng;

+ Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa;

+ Địa hình chịu tác dộng mạnh mẽ cùa con người.

- Những biểu hiện của dịa hình nhiệt đới ẩm gió mùa;

+ Quá trình xâm thực diễn ra mạnh ở miền núi làm cho địa hình bị cắt xè, đất bị xói mòn, rừa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá;

+ ờ vùng núi đá vòi hình thành nhiều hang động cacxtơ;

+ Các hiện tượng dá lở, dất trượt khi có mưa lớn;

+ Bồi tụ nhanh ở dồng bằng hạ lưu sông.

Câu 2. Hãy so sánh đặc điểm địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

Gọi ý trả lòi a) Giống nhau;

Có cùng hướng nghiêng tây bắc - đông nam; có các dãy núi hướng tây bắc - đông nam; có các cao nguyên đá vôi và các cánh đồng giữa núi. ‘ b) Khác nhau:

-TLD- 13

(14)

Vùng núi Đông Bắc;

+ Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng với 4 cánh cung núi lớn (sông Gâm, Ngân Scm, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông.

+ Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng;

+ Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam...

+ Địa hình thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam.

- Vùng núi Tây Bắc:

+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả; cao nhất nước ta, với 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc - đông nam; phía đông là dăy Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ có đỉnh Phanxipăng cao nhất nước; phía tây là địa hình núi trung bìrứi; ở giữa là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.

+ Xem giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Câu 3,| Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Gọi ý trả lòi - Vùng núi Trường Sơn Bắc:

+ Từ phía nam sông Cà tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi chạy song song và so le nhau theo hướng tây bắc - đông nam.

+ Thấp và hẹp ngang, được nâng cao ờ hai đầu và thẫp trũng ở giữa.

+ Dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển là ranh giới với vùng núi Trường Sơn Nam.

- Vùng núi Trường Sơn Nam:

+ Gồm các khối núi và các cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao và đồ sộ.

+ Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây.

• Phía đông là địa hình núi, có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m, sưÒTi dốc;

• Phía tây là các cao nguyên ba dan tương đối bằng phẳng ở độ cao 500 - 800 - 1 .OOOm và các bán bình nguyên xen đồi.

Câu 4.| Hãy so sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long về nguồn gốc, diện tích, đặc điểm địa hình và đất.

Gợi ý trả lòi a) Giống nhau;

- Được hình thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ, có thềm lục địa mờ rộng.

- Là những đồng bàng châu thổ có diện tích lớn nhất.

14 -TLĐ-

(15)

- Địa hình thấp, mặt bằng rộng, bị chia cắt thàiứi nhiều ô.

- Có đất phù sa màu mỡ.

b) Khác nhau:

- Đồng bàng sông Hồng:

+ Có diện tích rộng khoảng 15 nghìn km^. Là đồng bằng bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình. Được con người khai phá từ lâu và làm biến đổi mạnh.

+ Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.

+ Có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước; vùng ngoài đê hằng năm được bồi tụ phù sa.

- Đông băng sông Cừu Long:

+ Có diện tích khoảng 40 nghìn km^. Là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hằng năm của sông Mê Công.

+ Địa hình thấp và phang horn.

+ Không có đê nhưng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh làm cho gần 2/3 diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.

+ Đồng bàng có các vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong như vùng Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên.

Câu 5. Hãy trình bày những đặc điểm nổi bật của dải đồng bằng ven biển miền Trung.

Gọi ý trả Iot

- Dải đồng bằng ven biển miền Trung có tổng diện tích khoảng 15 nghìn km^.

- Biển đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành dải đồng bằng này nên đất có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.

- Đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành lửiiều đồng bằng nhỏ. ở các cửa sông lớn có một số đồng bằng được mờ rộng.

- ở nhiều đồng bàng thường có sự phân chia làm ba dải; giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bàng.

Câu 6. Hãy trình bày đặc diêm chung của địa hình miên Tây Băc và Băc Trung Bộ. Đặc điém địa hình có ảnh hưởng gì tới sông ngòi của vùng này?

Gọi ý trả lòi

a) Đặc điểm chung cùa địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

- Chủ yếu là địa hình đồi núi, chiếm khoảng 4/5 diện tích, trong đó có những dây núi đồ sộ: Hoàng Liên Som và Trường Son Bắc.

- Đồng bằng chiếm diện tích rất nhỏ, với các đồng bằng nhỏ chạy dọc ven biển.

- Địa hình nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.

-TLĐ- 15

(16)

- Hướng núi: tây bắc - đông nam và hướng tây - đông, b) Ảnh hưởng của địa hình tới đặc điểm sông ngòi

- Địa hình quy định hướng sông ngi, sông ngi của miền có hai hướng chính là tây bắc - đông nam (sông Đà, sông Mã, sông Cả...) và tây - đông (sông Đại, sông Ben Hải, sông Cam Lộ, sông Bồ...).

- Địa hình ảnh hýởng dén chiều dài, độ dốc của sông.

+ Các sông ở Tây Bắc dài, diện tích lýu vực lớn, nhiều thác ghềnh.

+ ờ Bắc Trung Bộ do dịa hình hẹp ngang nên các sông thường ngắn và dốc, diện tích lưu vực nhỏ.

- Ảnh hướng đến chế dộ nước sông, tới khả năng xâm thực, vận chuyển và bồi tụ.

Câu 7. Hãy trình bày các thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và đồng bằng đến phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Gọi ý trả lòi a) Khu vực đồi núi

- Thế mạnh

-I- Khoáng sản:

• Tập trung nhiều loại khoáng sản có nguồn gốc nội sinh như đồng, chì, thiếc, sất, niken, crôm, vàng... và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh như bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liộu xây dựng.

• Là nguyên, nhiên liệu cho phát triển ngành công nghiệp.

+ Rừng và đất trồng;

• Tạo cơ sờ cho phát Iriến nông - lâm nghiệp nhiệt đới.

• Rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật; có nhiều loài quý hiếm...

• Có điều kiện phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc...

+ Nguồn thuỷ năng: Các sông ở miền núi có nhiều tiềm năng thuỷ điện như sông Hồng, Xê Xan, Xrỏ-Pôk, Đồng N ai...

+ Tiềm năng du lịch: Có điều kiện phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng... nhất là du lịch sinh thái.

- Hạn chế

+ Địa hình chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc, gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

+ Có nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn, trượt lở đất, lốc, mưa đá, sương muối...

b) Khu vực đồng bang - Thế mạnh

+ Phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản. Nông sản chính là gạo.

(17)

+ Cung cấp nguồn lợi Ihiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản.

+ Là nơi có điều kiện đế tập trung các thành phố, các khu công nghiệp và trung tâm thương mại.

+ Phát triển giao thônu vận tải đường bộ.

- Hạn chế: Các thiên lai như bão, lụt, hạn hán... thường xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và tài sàn.

Câu 8. Hãy trình bày nhĩmg đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc.

Cho biét đặc điểm địa hình cỏ ảnh hưởng nliư thế nào đến sự phân hóa khí hậu?

Gọi ý trả lòi

- Đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc;

+ Địa hình cao nhất nước la với 3 dài địa hình chạy cùng hướng tây bắc - đông nam.

+ Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn; phía tây là địa hình núi trung bình; ờ giữa thấp hon là các dãy núi, các cao nguyên, sơn nguyên.

+ Xem giữa các dãy núi là các thung lũng sông.

- Ảnh hường của địa hình vìing núi Tây Bắc đến sự phân hóa khí hậu:

+ Làm cho khí hậu phân hóa theo độ cao.

+ Làm cho khí hậu phân hóa theo hướng địa hình.

Câu 9. Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tê - xã hội và đôi với cảnh quan tự nhiên nước ta

Gọi ý trả lòi a) Đối với sự phát tricn kinh tế - xã hội

* Thuận lợi:

- Đối với công nghiệp: là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.

+ Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện.

+ Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

- Đối với nông, lâm nghiệp:

+ Tài nguyên rừng và dất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp.

+ Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên caiứi cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.

- Đối với du lịch: Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch noi tiếng.

* Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xảy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế - xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng...).

b) Ảnh hường đối với cảnh quan tự nhiên

-TLĐ- 17

(18)

- Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiềư cao, trong đó cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế.

- Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, theo chiều đông - tây

Câu 10.Ị Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học hãy;^ __

a) Cho biết hướng nghiêng chung của địa hình nước ta có ảnh hường như thể nào tới khí hậu?

b) Giải thích tại sao địa hình đồi núi của nước ta có ảnh hưởng tóã tính đa dạng sinh học?

Gọi ý trả lòi

a) Cho biết hướng nghiêng chung của địa hình nước ta có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu?

- Hướng nghiêng chung của địa hình nước ta là hướng tây bắc - đông nam.

- Ảnh hưởng của hướng nghiêng chung tới khí hậu:

+ Các khối khí từ biốn dễ xâm nhập vào lãnh thổ nước ta mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

+ Làm giảm bớt tính chất lục địa của phần lãnh thổ phía tây đất nước, tạo nên sự thống nhất giữa thiên nhiên phần phía đông và phần phía tây.

b) Giải thích tại sao địa hình đồi núi cùa nước ta có ảnh hưởng tới tính đa dạng sinh học?

- Địa hình đồi núi của nước ta có tính phân bậc rõ rệt với nhiều độ cao khác nhau vì vậy giới sinh vật của nước ta cũng phân hoá rất đa dạng.

+ ở đai nhiệt đới gió mùa: chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh, rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều biến dạng.

+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: Rừng cận nhiệt đới và ôn đới phát triển, có nhiều loài chim thú từ phương bắc và khu hệ Himalaya di cư tới

+ ở đai ôn đới gió mùa trên núi, có các loài ôn đới như: vân sam, lãnh sam, đỗ quyên.

- Các dãy núi đã tạo nên sự khác biệt về sinh vật theo hướng sườn.

Câu 11.Ị Phân tích ảnh hường của địa hình đôi núi đên thiên nhiên nước ta.

Gọi ý trả lòi

- 3/4 diện tích của nước ta là đồi núi nhưng chủ yếu là núi thấp nên đã bảo toàn được tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu nước ta. Vì vậy rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan thiên nhiên chủ yếu ờ nước ta.

- Đất nước nhiều đồi núi dẫn tới sự phân hoá thiên nhiên theo đai cao + Đai nhiệt đới gió mùa

+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi + Đai ôn đới gió mùa trên núi

(19)

- Do đất nước chủ yếu là đồi núi, vì vậy thiên nhiên nước ta phân hoá rât đa dạng và phức tạp.

+ Theo băc - nam + Theo đông - tây + Theo độ cao

+ Thậm chí còn theo cà hướng sườn

Câu 12. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học cho biết đặc điểm chung của địa hình nước ta có ảnh hường như thế nào đến sông ngòi?

Gọi ý trả lòi

- 3/4 địa hình nước ta là đồi núi, vì vậy sông ngòi nước ta phản ánh khá rõ sông ngòi của miền đồi núi.

- Cấu trúc địa hình nước ta có 2 hướng chính là hường tây bắc đông nam và hướng vòng cung vì vậy sông ngòi nước ta cũng có 2 hướng tưong ứng.

- Địa hình có sự tương phản giữa đồng bằng với miền núi nên sông ngòi có sự thay đổi đội ngột khi đi từ thượng lưu xuống hạ lưu.

- Địa hình nước ta là địa hình già được trẻ lại vì vậy sông ngòi cũng phản ánh khá rõ tính chất già trẻ lại.

Câu 13. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học hãy so sánh đặc diêm địa hình đông băng châu thô với đông băng ven biên của nước ta .

Gọi ý trả lòi a) Giống nhau:

- Đeu mới được hình thành và tiếp tục được mở rộng.

- Đeu có đất phù sa.

b) Khác nhau:

- về

nguồn gốc.

+ Đồng bằng châu thổ; Đóng vai trò chính trong sự thàrứi tạo nên đồng bằng là phù sa của các hệ thống sông lớn.

+ Đồng bằng ven biển: Đóng vai trò chính trong sự thành tạo ra là phù sa biển.

- về

diện tích: Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn hơn lứiiều đồng bằng ven biển (55.000km so với IS.OOOkm^).

- về

đặc điểm địa hình

+ Đồng bằng châu tho: rộng lớn, bằng phang.

+ Đồng bàng ven biển: hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, đồng bằng thường chia làm ba dải.

• Ngoài cùng là cồn cát, đầm phá

• ở giữa thấp trũng.

•Trong cùng bồi tụ thành đồng bằng.

-TLĐ- 19

(20)

lĩ. TIỈĨẺN NHĨẺN C HỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIẺN _________

1. Khái quát về Biển Dông

- Biển Đông là biển rộng, có diện tích 3,447 triệu km^.

- Là biển tưong đối kín, phía bẳc và phía tây là lục địa, phía đông và đông nani được bao bọc bởi các vòng cung đảo.

- Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

2. Ảnh hưỏng của Bicn Đông đối vó’i thiên nhiên Việt Nam.

a) K hí hậu: nhờ Biển Dông mà khí hậu nước ta mang đặc tính của khí hậu hải dưcmg, điều hòa hơn.

b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển

- Địa hình ven biến nước ta rất đa dạng bao gồm: các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ có bãi triều rộng, £ác bãi cát phang, cồn cát, đầm phá, các vũng vịnh nýớc sâu...

- Hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có, bao gồm; hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái phát triển trên đất phèn, hệ sinh thái rừng trên các đảo.

c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí, ngoài ra cn có titan, muối...

- Hải sản:

+ Giàu về thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ.

+ Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trưcmg Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

d) Thiên tai

Vùng biển nước ta có nhiều thiên tai; bão, sạt lở bờ biển; vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy vào ruộng vườn, làng mạc và"làm hoang hóa đất đai...

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Trình bàv ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biến nước ta.

G ọ iỵ tr ả lò i

- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng (vịnh cừa sông, bờ biển mài mòn, đầm phá, cồn cát,...).

- Các hệ sinh thái vìing ven biển rất đa dạng và giàu có.

+ Hệ sinh thái rừng ngập mặn diện tích rộng, năng suất sinh học cao.

+ Các hệ sinh thái trên đất phèn, rừng ưên các đảo rất đa dạng, phong phú.

Câu 2.| Trình bày ảnh hưỏng của Biển Đông đến khí hậu nước ta. Thiên nhiên nhiệt đới âm gió mùa biêu hiện qua địa hình nước ta như thê nào?

(21)

Gọi ý trả lòi a) Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu

- Mang lại lượng mưa và dộ ầm lớn, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ, khí hậu điều hòa hơn.

- Thiên tai: bão (mỗi nãm trung bình có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão trực tiếp đổ bộ vào nước ta).

b) Biểu hiện của thiên nhicn nhiệt đới ẩm gió mùa qua địa hình

- Xâm thực mạnh ờ miền đồi núi (địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi; đất trượt, đá lở, địa hình cacxtơ,...).

- Bồi tụ nhanh ở đồng bàng hạ lưu (bồi tụ mờ mang các đồng bằng hạ lưu sông; Đồng bàng sông I lồng và Đồng bàng sông Cửu Long lấn ra biển,...).

Câu 3.Ị Biên Đông có ảnh hưởng như thê nào đên thiên nhiên nước ta?

Gọi ý trả lòi

- Khí hậu: Nhờ có Biển Đông mà khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên diều hoà hơn.

- Địa hình và giới sinh vạt ven biển

+ Địa hình ven biển da dạng: các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ có bãi triều rộng, các bãi cát phang, các đầm phá, cồn cát...

+ Hệ sinh thái vùng vcn biến đa dạng và giàu có, nhất là hệ sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái trên đất phèn và rìmg trên đảo cũng rất đa dạng.

- Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

+ Khoảng sản: có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí, ngoài ra còn có cát, titan, muối...

+ Hải sản:

• Có trên 2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

• Ven các đảo, quần dào Trường Sa và Hoàng Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô ^’à các loài sinh vật khác.

- Thiên tai

+ Mỗi năm trung binh có 9 - 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có 3 - 4 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào nước ta. Bão kèm .theo mưa lớn, sóng lừng, nước dâng gây thiệt hại vê người và tài sản.

+ Sạt lở bờ biển đã và dang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

+ Hiện tượng cát bay, cát chảy vào ruộng vườn, làng m ạc... ờ ven biển miền Trung.

Câu 4. Tại sao khí hậu nước ta lại có nhiều đặc tính của khí hậu hải dương.

khác hăn với nhiêu nưóc cùng vĩ độ?

-TLĐ- 21

(22)

Gọi ý trả lòi

Khí hậu nước ta có nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, khác hẳn với nhiều nước cùng vĩ độ, vì:

- Nước ta tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn (diện tích 3,477 triệu km^), nhiệt độ nước biển cao và biến động theo mùa.

- Các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

- Biển Đông làm giảm tính chất khẳc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hoà hơn, khác hẳn với nhiều nước cùng vĩ độ.

Câu 5.| Phân tích vai trò của Biển Đông đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Gọi ý trả lòi - Có nguồn tài nguyên phong phú:

+ Khoáng sản

• Dầu khí có trữ lượng và giá trị lớn nhất. Hai bể dầu lớn nhất hiện đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu - Mã Lai và Sông Hồng có trữ lượng đáng kể.

• Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan, là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp.

• Biển có nhiều muối, ven biển Nam Trung Bộ rất thuận lợi cho phát triển nghề muối.

+ Tài nguyên hải sản

• Có trên 2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng'vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.

• Ven các đảo, quần dảo Trường Sa và Hoàng Sa có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô và các loài sinh vật khác.

+ Tài nguyên du lịch

• Bờ biển nước ta có nhiều bãi tắm đẹp; Trà

cổ,

Bãi Cháy, Đồ Sơn, sầm Sơn, Cửa Lò, Mĩ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu...

• Nhiều đảo có giá trị du lịch: Phú Quốc, Cát Bà, Hòn Tre, Cù Lao Chàm...

- Biển nước ta có nhiều điều kiện phát ừiển ngành giao thông vận tải (lứiiều nơi có điều kiện xây dựng cảng nước sâu, gần đường hàng hải quốc tế).

Câu 6.Ị Hãy trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta.

Gọi ý trả lòi a) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển

- Tài nguyên khoáng sản:

+ Dầu khí có trữ lượng lớn và có giá trị nhất.

+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp.

22

(23)

+ Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ.

- Tài nguyên hải sản;

+ Biển Đông có ưên 2.000 loài cá, hom 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy.

+ Ven các đảo, nhất là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa còn có nguồn tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác,

b) Thiên tai , , ,

- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 - 4 com bão qua Biển Đông trực tiếp đổ vào nước ta. Bão lớn kèm theo sóng lừng, nước dâng gây nên lũ lụt làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, nhất là với dân cư sống ở vùng ven biển nước ta.

- Sạt lờ bờ biển: Hiện tượng sạt lờ bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.

- ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hoá đất đai.

Cảu 7. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và các kiến thức đã học hãy kể tên các dạng địa hình ven biển của nước ta. Vì sao địa hình bờ biển nước ta đa dạng?

Gọi ý trả lòi a. Kể tên các dạng địa hình ven biển.

- Vịnh cừa sông - Các bờ biển mài mòn

- Các teun giác châu có bãi triều rộng - Các bãi cát phang

- Các đầm phá, cồn cát, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và các rạn san hô.

b. Địa hình bờ biển nước ta đa dạng vì - Bờ biển kéo dài 3260km

- Có nhiều dãy núi nằm sát ra biển - Cỏ nhiều cửa sông đổ ra biển

III. TH IÊN NHIÊN N H IỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ỉ. Khí hậu nhiệt đói ấm gió mùa.

a) Tính chất nhiệt đới

- Tính chất rứiiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị ừí nước ta năm ữong vùng nội chí tuyến, nên nhận được một lượng bức xạ mặt ừời lớn.

- Tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dưomg quanh năm.

- Nhiệt

độ

trunạ bình năm trên toàn quốc đều lớn hom

20”c

(trừ vìmg núi cao), nhiều nắng, tổng giờ nắng tùy noi từ 1.400 đến 3.000 giờ/năm.

b) L ư ợng mưa, độ ẩm lớn

- Các khối khí di chuyển qua biển đã mang lại cho nước ta lượng mưa

-TLĐ- 23

(24)

lớn, trung bình năm từ 1.500 đến 2.000mm.

- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dưomg.

c) Gió mùa

- G ió mùa mùa đông:

+ Thời gian hoạt động từ tháng X I đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phưcmg Bắc di chuyển theo hướng đông bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc.

• Đầu mùa đông, thời tiết lạnh khô.

• Nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ờ vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hom và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.

- G ió mùa mùa hạ:

+ Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X ) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dưomg di chuyển theo hướng tây nam gây mưa lớn cho đồng bàng Nam Bộ và Tây Nguyên.

Khi vượt qua dãy Trườnệ Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bàng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bẳc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động manh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

+ Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.

- Sự phân chia mùa khí hậu

Do hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực.

+ Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Miền Nam có hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

+ Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

2. Các thành phần tự nhiên khác a) Địa hình

- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi. Bồi tụ lứianh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Quá trình xâm thực - bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.

24

(25)

b) Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc.

- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.

- Chế độ nước theo mùa.

c) Đẩt

- Quá trình íeralit là quá ữình hình thành đất đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới.

- Quá trình feralit diễn ra mạnh ở vùng đồi núi thấp ừên đá mẹ axít, do đó đất íeralit là loại đất chính ở vùng đồi núi nước ta.

d) Sinh vật

- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.

- Trong giới sinh vật, thành phần các loài nhiệt đód chiếm ưu thế.

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất íeralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ờ nước ta.

3. Ảnh hưỏiig của thiên nhiên nhiệt đói gió mùa đến hoạt động sản xuất và đòi sống

a) Ảnh hưởng đến sản xuẩt nông nghiệp

- Nen rứiiệt ẩm cao, phân hóa theo mùa tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.

- Tính thất thường của thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh...

b) Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuẩt khác và đời sổng

- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch... và đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng... nhất là vào mùa khô.

- Tuy nhiên, khó khăn, trở ngại cũng không ít:

+ Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác... chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.

+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị nông sản.

+ Nhiêu thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, lôc, mưa đá, sương muôi, rét hại.,.). Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.__________________________

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1.Ị Trình bày hoạt động của gió mùa Đông Bắc và ảnh hường của nó đến thiên nhiên nước ta.

Gọi ỵ trả lòi - Hoạt động của gió mùa Đông Bấc;

+ Nguồn gốc từ khối khí lạnh phương Bắc; hướng đông bắc.

+ Thời gian từ tháng XI đến tháng IV năm sau.

+ Tính chất lạnh (nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm).

-TLĐ- 25

(26)

+ Phạm vi hoạt động chủ yếu từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra.

- Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đến thiên nhiên nước ta:

+ Làm cho sự phân hoá của thiên nhiên nước ta càng thêm phức tạp.

+ Thiên nhiên phân hoá theo không gian, thời gian.

Câu 2ị. Nêu biêu hiện của thiên nhiên nhiệt đới âm gió mùa qua các thành phần tự nhiên ờ nước ta.

Gọi ý trả lòi - Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa

+ Tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dưomg quanh năm; nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn.

+ Lượng mưa, độ ẩm lớn: lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.000mm; độ

ẩm trên 80%. t

- Biểu hiện qua các thành phần khác:

+ Địa hình: xâm thực mạnh ở miền đồi núi; bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

+ Sông ngòi: mạng lưới dày đặc; nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa.

+ Đất: quá trình íeralit là quá trình hình thành đất đặc tnmg cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm.

+ Sinh vật: hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.

Câu 3.| Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và giải thích nguyên nhân.

Gọi ý trả lòi

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện:

+ Tổng lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dưoTig quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 20°c (trừ vùng núi cao). Nhiều nấng, tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1.400 đến 3.000 giờ/năm.

+ Lượng mưa, độ ẩm lớn, trung bình năm từ 1.500 đến 2.000mm; ờ các sườn đón gió và các khối núi cao có thể đến 3.500 - 4.000mm/năm. Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bàng ẩm luôn dương.

+ Quanh năm nước ta có hoạt động của gió mùa:

• Gió mùa mùa đông thổi từ tháng X I đến tháng IV năm sau, làm cho miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh.

• Gió mùa mùa hạ thổi từ tháng V đến tháng X. Gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới đã gây mưa cho cả nước.

- Giải thích nguyên nhân;

+ Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, vì vậy có nhiệt độ cao, có 2 lần mặt tròi lên thiên nhiên đỉrứi, quy định tính nhiệt đới.

26

(27)

+ Giáp biển, biển cung cấp cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương.

+ Nằm trong vùng hoạt động của gió mùa nên khí hậu nước ta phân hoá rất đa dạng theo không gian và thời gian.

Câu 4, Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ờ nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Gọi ý trả lòi a) Hoạt động của gió mùa

- Gió mùa mùa đông (gió mùa Đông Bắc)

+ Thời gian hoạt động từ tháng X I đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ờ miền Bắc. Đầu mùa đông, thời tiết lạnh khô. Nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã.

- Gió mùa mùa hạ

+ Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X ) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động mạrủi. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trờ nên nóng ẩm hom, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

b) Hệ quả; Gió mùa dẫn tới sự phân chia khí hậu khác nhau giữa các khu vực ở nước ta:

- ờ miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

- ờ miền Nam có hai mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

- Giữa Tây Nguyên và đồng bàng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về hai mùa mưa, khô.

Câu 5

a) Tại sao vào cuối mùa đông ở vùng đồng bằng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bẳc Trung Bộ lại có mưa phùn?

b) Tại sao miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc?

-TLĐ- 27

(28)

Gợi ý trả lòi

a) Vào cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc di chuyển lệch ra pliía đông, qua biển vào nước ta đã gây mưa phùn cho vùng đồng bằng ven biển và các đồng bàng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

b) Miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng, của gió mùa Đông Bắc vì:

+ Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa đông bắc bị suy yếu dần, bớt lạnh hom.

+ Do ảnh hưởng của bức chan địa hình - d

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phần lớn khu vực này thuộc đới ôn hòa, ở phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, phía đông phần lục địa và phần hải đảo chịu ảnh hưởng gió mùa.. - Phần đất liền: gồm

- Về mùa xuân vùng trung và hạ lưu sông Ô–bi có lũ băng lớn là do sông chảy ở khu vực có khí hậu ôn đới và khí hậu cực và cận cực, mùa đông nước sông đóng băng.. Là

Biển Đông là một vùng biển kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của Đông Nam Á. Biển Đông có hai vịnh lớn là Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.. Vịnh Hạ Long,

- Địa hình: các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều

Bài 2 trang 139 sgk Địa lí lớp 9: Công nghiệp chế biến thủy sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy

Cảng Hải Phòng, Hải Phòng - Một trong những cảng trung chuyển lớn nhất nước ta Câu hỏi trang 142 sgk Địa lí lớp 9: Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa

+ Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: Các vịnh của sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu, bãi cát, đầm phá, các đảo ven bờ,….. + Các hệ sinh thái

Sự phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội ở các huyện đảo sẽ tạo các căn cứ để bảo vệ an ninh, quốc phòng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước ta.. - Việc