• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Củng cố các bảng trừ có nhớ: 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 trừ đi một số (dạng tính nhẩm)

- Vẽ hình theo mẫu. Củng cố biểu tượng hình tam giác, hình vuông.

2. Kỹ năng: Biết vận dụng bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 20 để làm tính cộng rồi trừ liên tiếp.

3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác II. CHUẨN BỊ:

- GV: Hình vẽ, bảng phụ.

- HS: Vở, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi HS dưới lớp nêu bảng trừ: 14, 15 trừ đi một số.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: (30’)

2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2. Thực hành:

Bài tập 1: Tính nhẩm - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Cho HS tự làm bài.

- GV tổ chức cho HS thi đua nêu kết quả từng phép trừ trong bảng trừ theo cột.

- GV cho HS nhẩm thuộc bất kỳ phép tính của các bảng trừ theo cặp

- GV tổ chức thi đối đáp.

- GV và HS nhận xét

Bài tập 2: Tính: (Cột 1, 2) - Gọi HS đọc yêu cầu

- GV hướng dẫn:

? Phép tính này có mấy dấu tính?

? Ta thực hiện như thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài cột 1 và 2 - GV theo dõi hướng dẫn HS làm bài - Nhận xét. Chữa bài.

3. Củng cố, dặn dò. (5’)

? Khi thực hiện phép tính có liên tiếp hai dấu tình em làm thế nào ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- 2 HS đọc - Nhận xét

- HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài

- HS đọc kết quả các phép trừ

- HS đọc nhẩm theo cặp

- 1 HS nêu phép tính, 1 HS trả lời kết quả và ngược lại.

11- 2 = 9 11- 3 = 8 11- 4 = 7 11- 5 = 6 11- 6 = 5 11- 7 = 4 11- 8 = 3 11- 9 = 2

12- 3 = 9 12- 4 = 8 12- 5 = 7 12- 6 = 6 12- 7 = 5 12- 8 = 4 12- 9 = 3

13- 4 = 9 13- 5 = 8 13- 6 = 7 13- 7 = 6 13- 8 = 5 13-9 = 4...

- HS nêu yêu cầu.

Có hai dấu tính +,

-- Ta thực hiện từ trái sang phải.

5 + 6 - 8= 3 9 + 8 - 9 = 8 8 + 4 - 5= 7 6 + 9 - 8 = 7

- Ta thực hiện từ trái sang phải

Chính tả ( Nghe viết ) TIẾT 28: TIẾNG VÕNG KÊU I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Làm được BT2 a/b/c hoặc bài tập chính tả phương ngữ do GV soạn.

2. Kỹ năng: Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu, của bài Tiếng võng kêu.

3. Thái độ : HS có ý thức rèn chữ viết II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV cho HS viết : yếu, sức mạnh, chia lẻ, phải.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: (30’)

2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2. Hướng dẫn HS tập chép:

a) Hướng dẫn HS chuẩn bị :

- GV đưa bảng phụ chép sẵn 2 khổ thơ - GV đọc mẫu đoạn viết

- Gọi HS đọc lại đoạn viết.

? Câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ đang ngắm em của mình?

? Bạn nhỏ đoán em mơ thấy gì?

? Chữ đầu các dòng thơ viết như thế nào?

? Ngoài ra còn viết hoa chữ nào? Vì sao?

* HS tập viết chữ ghi tiếng khó: Kẽo cà kẽo kẹt, bé Giang, phơ phất, lặn lội, cánh bướm.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS b) HS nhìn viết bài vào vở:

- GV nhắc nhở HS cách cầm bút, để vở, tư thế ngồi, cách nhìn để viết.

- GV theo dõi giúp đỡ HS viết chậm.

c) Chấm, chữa bài:

- GV đọc cho HS soát lỗi.

- 2 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết ra nháp.

- HS nhận xét

- HS quan sát

- 2, 3 HS đọc lại đoạn viết.

- Bé Giang ngủ rồi tóc bay phơ phất.

Vương vương nụ cười.

- Bạn nhỏ đoán em sẽ gặp con cò lặn lội bên sông, gặp cánh bướm bay....

- Viết hoa, lùi vào 2 ô cách lề vở.

- Giang, vì tên riêng phải viết hoa.

- 2 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết nháp.

- HS nhận xét.

- HS nhìn và viết bài vào vở.

- HS nghe và chữa bài ra lề vở

- GV chấm và ghi nhận xét 3 - 5 bài.

- Nhận xét chung

2.3. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài tập 2:

- Cho HS đọc yêu cầu - GV chọn phần a

- GV yêu cầu HS làm bảng phụ.

- Gọi HS đọc bài làm, HS nhận xét - GV chữa bài và thống nhất đáp án:

a) lấp lánh, lanh lợi, nóng nảy.

b) tin cậy, tìm tòi, khiêm tốn, miệt mài.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

? Nêu cách trình bày bài thơ 5 chữ ? - GV hệ thống nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài sau Hai anh em

- HS đổi chéo kiểm tra, nhận xét lỗi.

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập

- 2 HS làm bài ở bảng phụ, dưới lớp làm VBT

- HS đọc bài, HS nhận xét chữa bài.

- 2, 3 HS đọc lại

- HS nêu

Buổi chiều

Thực hành Tiếng Việt TIẾT 2

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- HS biết phân biệt l/n, in/iên

- Ôn tập các từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm.

2. Kỹ năng: Nối đúng và chính xác các từ ngữ chỉ tình cảm, sắp xếp các từ ngữ thành câu.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II.CHUẨN BỊ

- Sách thực hành

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- HS đọc lại truyện và trả lời câu hỏi + Vì sao Bông tự đến viện thăm mẹ?

+ Vì sao mẹ thơm Bông rất nhiều?

- GV nhận xét.

B. Bài mới: ( 30’)

*Giới thiệu bài:

*Dạy bài mới:

Bài 1:

- 2 HS lên bảng đọc và TLCH

+ Vì Bông nhớ mẹ mà không được đi thăm mẹ.

+ Vì mẹ cảm động, thấy Bông yêu mẹ rất nhiều.

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi - Một số nhóm trình bày

- GV nhận xét, kết luận Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu - Một số HS trình bày - GV nhận xét, kết luận

Bài 3:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài

- Gọi một số HS trình bày - GV nhận xét, kết luận C. Củng cố - Dặn dò : (5’) - GV hệ thống nội dung bài - Nhận xét tiết học. Dặn dò HS

- HS đọc yêu cầu - Thảo luận theo cặp - Đại diện trình bày a. nặng – lành – nam b. liền – tin – tiến c. thắt – đặc – mắc - HS đọc yêu cầu

- Lớp làm VBT, Chữa bài - HS trình bày:

-Từ chỉ hoạt động: mua, tặng, ngắm nhìn, bảo ban, giúp đỡ.

- Từ chỉ tình cảm: yêu mến, kính trọng, hiếu thảo, ...

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài vào vở - Lắng nghe, chữa bài.

a. Anh chị nên nhường nhịn em.

b. Anh chị em giúp đỡ, thương yêu nhau c. Anh em đoàn kết yêu thương nhau.

- Lắng nghe Hoạt động ngoài giờ lên lớp

Văn hóa giao thông

BÀI 4: GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN KHI THAM GIA