• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa câu ứng dụng Nghĩ trước nghĩ sau.

2. Kỹ năng: Viết đúng chữ hoa N (1dòng cỡ vừa, 1dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Nghĩ, Nghĩ trước nghĩ sau.

3. Thái độ: HS có ý thức rèn chữ viết.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo án, mẫu chữ N.

- HS: Vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV yêu cầu cả lớp viết bảng con chữ hoa M

-Nhắc lại cụm từ ứng dụng bài trước?

- Cho HS viết chữ Miệng - GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: (30’)

2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2. Hướng dẫn viết chữ hoa:

a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ hoa N:

- GV đưa chữ mẫu N treo lên bảng

? Chữ hoa N cỡ vừa cao mấy li?

? Chữ hoa N gồm mấy nét?

? Có nét gì giống chữ đã học?

- GV chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

- 2 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con.

- Miệng nói tay làm.

- 2 HS viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con chữ Miệng.

- Nhận xét.

- HS quan sát và nhận xét.

+ Cao 5 li

+ Gồm 3 nét (móc ngược trái, thẳng xiên, móc xuôi phải)

+ Nét 1, 3 giống chữ M đã học - HS quan sát, lắng nghe.

Ai?

(Cái gì? Con gì?)

thế nào?

Mái tóc của em Mái tóc của ông em Mẹ em rất

Tính tình của bố em Dáng đi của em bé

đen nhánh.

bạc trắng.

nhân hậu.

rất vui vẻ.

lon ton.

+ Nét 1: ĐB trên ĐK2, viết 1 nét móc ngược trái từ dưới lên, lượn sang phải DB ở ĐK6 (như viết nét 1 của chữ M).

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, đổi chiều bút, viết 1 nét thẳng xiên xuống ĐK1.

+ Nét 3: Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết 1 nét móc xuôi phải lên ĐK6, ròi uốn cong xuống ĐK5.

- GV viết chữ N trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

b. Hướng dẫn HS viết trên bảng con:

- GV yêu cầu HS viết bảng con chữ hoa N.

- GV nhận xét, uốn nắn.

2.3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:

- GV đưa cụm từ: Nghĩ trước nghĩ sau - GV giải nghĩa: Suy nghĩ chín chắn trước khi nói, trước khi làm.

? Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

? Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

? Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

- GV lưu ý HS: Nét cuối của chữ h nối sang chữ i

* Hướng dẫn viết chữ Nghĩ vào bảng con:

- GV yêu cầu viết chữ Nghĩ vào bảng con.

- GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại cách viết.

2.4. Hướng dẫn HS viết vở Tập viết:

- GV nhắc nhở HS cách để vở, ngồi viết,..

- GV nêu yêu cầu viết:

- GV giúp đỡ HS viết chậm.

2.5. Chấm chữa bài:

- GV thu 3 - 4 bài chấm nhận xét - GV yêu cầu HS chữa bài của bạn.

- GV nhận xét bài chấm và cho HS quan

- HS quan sát, lắng nghe.

- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con (viết 2,3 lượt).

- HS đọc cụm từ ứng dụng - Cao 1 li: i, ư, ơ, c, a, u, n.

Cao 2,5 li: N, g, h

Cao 1,5 li: t/ cao 1,25 li: r

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Dấu ngã đặt trên chữ i của tiếng Nghĩ, dấu sắc đặt trên chữ ơ của tiếng trước.

- HS tập viết chữ Nghĩ 2, 3 lượt trên bảng con, 2 HS viết bảng lớp.

- HS thực hiện theo lệnh GV đưa ra để viết (HS năng khiếu viết hết)

- HS đổi chéo vở để chữa bài

+ Nhận xét lỗi viết sai của bạn: chính tả, cỡ chữ, kiểu chữ,...

sát bài mẫu viết đẹp.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

? Nêu cách viết chữ M hoa ? - GV hệ thống nội dung bài.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò học sinh.

- HS nêu

Toán

TIẾT 74 : LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Thuộc bảng trừ đã học để tính nhẩm 2. Kỹ năng :

- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 - Biết tìm số bị trừ, số trừ.

3. Thái độ : HS hứng thú với tiết học II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi HS làm bài: Vẽ đường thẳng

? Đường thẳng khác đoạn thẳng ở điểm nào ?

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: (30’)

2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2. Thực hành:

Bài tập 1: Tính nhẩm - Gọi HS đọc yêu cầu

- Yêu cầu HS tự làm bài - GV theo dõi hướng dẫn HS.

? Để làm bài em dựa vào đâu ? Bài tập 2: Tính(Cột 1, 2, 5) - Gọi HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học làm cột 1, 2, 5 vào vở.

- GV theo dõi hướng dẫn HS làm bài - Nhận xét

- 2 HS làm bài trên bảng lớp

- Đoạn thẳng được giới hạn ở hai đầu còn đường thẳng là kéo dài 2 đầu của đoạn thẳng ra ta được đường thẳng.

- HS nhận xét bài

- 1 HS nêu yêu cầu bài

- HS tự làm bài tập vào vở ô ly - Đọc bài làm, nhận xét, chữa bài 12 - 7 = 5 14 - 9 = 5 14 - 7 = 7 15 - 9 = 6 16 - 7 = 9 18 - 9 = 9 - 1 HS nêu yêu cầu bài tập

- HS nêu thực hiện và tự làm bài - Đổi chéo vở, kiểm tra bài bạn - Nhận xét

Kết quả: 38, 45, 29, 29,37, 58

? Nêu cách thực hiện tính ? Bài tập 3: Tìm x - Gọi HS đọc yêu cầu

? x ta gọi là gì?(Số hạng và SBT) - Yêu cầu HS tự làm bài

- GV theo dõi hướng dẫn HS làm bài - Nhận xét

? Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm như thế nào?

? Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào?

- Chữa bài

- GV chốt phần bài tập dạng tìm x 3. Củng cố, dặn dò: (5’)

? Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm như thế nào?

? Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào?

? Đọc lại bảng trừ ?

- GV hệ thống bài. Dặn dò HS

- 1 HS nêu yêu cầu bài.

- HS trả lời và làm bài tập

- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng

- HS nhận xét chữa bài

32 – x = 18 x – 17 = 25 x = 32 – 18 x = 25 + 17 x =14 x = 42 - HS tự trả lời

- HS nhận xét

- HS nêu. HS nhận xét

Thủ công

BÀI 8: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM XE