• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi HS làm bài trên bảng

? Muốn tìm số bị trừ, (số hạng) chưa biết ta làm như thế nào?

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: (30’)

2.1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2. Giới thiệu ngày, giờ:

? Bây giờ là ban ngày hay ban đêm?

- GV nêu: Một ngày bao giờ cũng có ngày và đêm. Ban ngày là lúc chúng ta nhìn thấy mặt trời. Ban đêm, chúng ta không nhìn thấy mặt trời.

- Đưa ra mặt đồng hồ, quay đến các giờ và hỏi:

? Lúc 6 giờ sáng em đang làm gì?

? Lúc 11 giờ trưa em làm gì?

? Lúc 2 giờ chiều em đang làm gì?

? Lúc 8 giờ tối em làm gì?

? Lúc 12 giờ đêm em làm gì?

- GV giới thiệu: Mỗi ngày được chia ra làm các buổi khác nhau là: sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước cho đến 12 giờ đêm hôm sau. Kim giờ đồng hồ phải

- 2 HS làm bài trên bảng lớp x + 14 = 40 x - 22 = 38 - 2 HS trả lời

- Nhận xét

- Là ban ngày - HS lắng nghe

- HS nêu: dậy đánh răng, rửa mặt, ...

- Đi học về, ăn cơm,...

- Học bài ở nhà, học chiều,...

- Xem phim, học bài,...

- Ngủ

quay được 2 vòng mới hết một ngày.

? Một ngày có bao nhiêu giờ ?

- GV nêu: 24 giờ trong một ngày lại chia ra các buổi.

- Quay đồng hồ cho HS đọc giờ của từng buổi. Chẳng hạn: quay lần lượt từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.

? Vậy buổi sáng bắt đầu từ mấy giờ và kết thúc ở mấy giờ?

=> Làm tương tự với các buổi còn lại.

- Yêu cầu HS đọc phần bài học SGK.

? 1 giờ chiều còn gọi là mấy giờ? Tại sao ?

- Có thể hỏi thêm về càc giờ khác.

2.3. Thực hành:

Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Cho HS quan sát tranh sgk và viết câu trả lời vào vở

- GV theo dõi giúp đỡ HS - Gọi HS đọc bài làm, chữa bài - GV nhận xét

? Vậy một ngày được chia ra làm mấy buổi ? đó là những buổi nào ?

Bài tập 3:

- Cho HS nêu yêu cầu bài

- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu để làm bài.

- Gọi HS chữa bài - Nhận xét, chốt

? 23 giờ còn gọi là mấy giờ?

? 18 giờ gọi là mấy giờ?

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

? Một ngày có bao nhiêu giờ?

? Đơn vị đo thời gian các em được học

- Một ngày có 24 giờ

- Đếm theo: 1 giờ sáng, 2 giờ sáng, …, 10 giờ sáng.

- Buổi sáng từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng.

- 2 HS đọc bài.

- Còn gọi là 13 giờ. Vì 12 giờ trưa rồi đến 1 giờ chiều. 12 + 1 = 13 nên 1 giờ chiều chính là 13 giờ.

- 1 HS đọc yêu cầu

- HS quan sát và tự làm bài - 2 HS đọc bài làm, nhận xét + Em tập thể dục lúc 6 giờ sáng.

+ Mẹ đi làm về lúc 12 giờ trưa

….

- Một ngày chia ra làm 5 buổi: sáng, trưa, chiều, tối, đêm.

- 2 HS đọc yêu cầu - HS quan sát

- HS làm bài vào vở.

- HS chữa bài

20 giờ còn gọi là 8 giờ tối.

- … còn gọi là 11 giờ đêm - … gọi là 6 giờ chiều.

- Một ngày có 24 giờ.

- Ngày, giờ

trong ngày hôm nay là gì?

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ

Tập đọc

TIẾT 46+47: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung : Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Rèn đọc đúng , rõ ràng, liền mạch 3. Thái độ: GD HS yêu quý các loài vật.

* GDKNS:

- Kiểm soát cảm xúc. Thể hiện sự cảm thông. Trình bày suy nghĩ - Tư duy sáng tạo. Phản hồi, lắng nghe tích cực, chia sẻ.

II. CHUẨN BỊ

- GV : Bảng phụ , tranh minh họa.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi HS đọc các đoạn bài Bé Hoa

? Bé Hoa đã làm gì giúp mẹ ?

? Trong thư gửi bố Hoa kể chuyện gì?

Có mong muốn gì ?

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: (35’) 2.1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu chủ điểm, giới thiệu bài.

Bài mở đầu của chủ điểm là 1 truyện Con chó nhà hàng xóm. Qua truyện này các em sẽ thấy tuổi thơ của thiếu nhi không thể thiếu tình bạn với các vật nuôi trong nhà. Những người bạn ấy làm cho cuộc sống của các em thêm tươi đẹp.

2.2. Luyện đọc:

a) GV đọc mẫu toàn bài và hướng dẫn lướt qua cách đọc toàn bài.

b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

* Đọc nối tiếp câu:

- 2 HS đọc và trả lời - HS nhận xét

- HS chỉ tay vào SGK theo dõi - HS đọc nối tiếp câu trong đoạn

- Đọc từ khó: nhảy nhót, lo lắng, vẫy đuôi, rối rít.

GV kết hợp sửa sai phát âm cho HS.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Đọc đoạn 1:

+ GV đưa câu khó + GV đọc mẫu

? Nêu cách ngắt nghỉ câu văn trên ? + Gọi HS đọc thể hiện

+ Nhận xét cách đọc của HS + Giải nghĩa từ tung tăng - Đọc đoạn 2

+ Cho HS giải nghĩa các từ mắt cá chân, bó bột, bất động.

- Đọc các đoạn 3, 4, 5 tiến hành tương tự

c) Đọc từng đoạn trong nhóm:

- GV cho HS đọc theo cặp đôi (3’) - GV theo dõi, sửa phát âm cho HS

* Thi đọc giữa các nhóm:

- GV gọi 3 HS đại diện 3 cặp thi đọc - GV nhận xét cách đọc của HS.

d) Đọc đồng thanh đoạn 1, 2 Tiết 2 2.3. Tìm hiểu bài: (20’)

* Đoạn 1:

? Bạn của Bé ở nhà là ai?

=> GV tiểu kết, chuyển ý

* Đoạn 2:

? Chuyện gì xảy ra khi bé mãi chạy theo Cún?

? Lúc đó Cún Bông đã giúp Bé thế nào?

? Em thấy Cún Bông là con vật thế nào?

* Đoạn 3 :

? Những ai đến thăm Bé? Vì sao Bé vẫn buồn?

* Đoạn 4 và 5:

? Cún đã làm cho Bé vui như thế nào?

? Từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy Bé vui,

- HS đọc từng từ

- 1 - 2 HS đọc lại các từ khó - HS đọc đồng thanh các từ khó - 1 em đọc

“Bé rất thích chó/ nhưng nhà Bé không nuôi con nào.//

+ HS lắng nghe + HS nêu

+ 2 HS đọc thể hiện + Nhận xét

+ HS trả lời (như phần chú giải) - 1 HS đọc lại đoạn 1

- 2 em đọc

+ HS đọc chú giải và trả lời - HS đọc đoạn 3->5

+ HS giải nghĩa từ khó có trong đoạn - Đọc lại các đoạn của bài theo cặp - 3 cặp cử 3 HS thi đọc, dưới lớp theo dõi nhận xét.

- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1,2 - 1 HS đọc to đoạn 1, lớp theo dõi.

+ Bạn ở nhà của Bé là Cún Bông. Cún Bông là con chó của bác hàng xóm.

- 1 HS đọc. Cả lớp đoc thầm.

+ Bé vấp phải một khúc gỗ, ngã đau và không đứng dậy được.

+ Cún đã chạy đi tìm người giúp Bé.

+ Cún Bông là con vật rất thông minh...

- HS đọc thầm

+ Bạn bè thay nhau đến thăm Bé nhưng Bé vẫn buồn vì Bé nhớ Cún mà chưa được gặp Cún.

- HS đọc lướt

+ Cún mang cho Bé khi thì tờ báo hay cái bút chì, khi thì con búp bê…Cún luôn ở bên chơi với Bé.

Cún cũng vui?

? Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ ai?

? Câu chuyện này cho em thấy điều gì?

2.4. Luyện đọc lại: (10’)

- Gọi HS đọc nối tiếp lại các đoạn của bài.

- Nhận xét sau mỗi lượt HS đọc - GV đọc mẫu lại cả bài.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

? Câu chuyện giúp chúng ta hiểu điều gì?

*KNS: ? Em cần phải đối xử với các con vật nuôi trong nhà thế nào ?

- GV hệ thống nội dung bài học - GV nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và nhớ nội dung của truyện để giờ sau kể chuyện.

+ Đó là hình ảnh Bé cười Cún sung sướng vẫy đuôi rối rít.

+ Bác sĩ nghĩ Bé mau lành là nhờ luôn có Cún Bông ở bên an ủi và chơi Bé.

+ Câu chuyện cho thấy tình cảm gắn bó thân thiết giữa Bé và Cún Bông.

- HS đọc nối tiếp các đoạn của bài - HS nhận xét

- Sự gần gũi đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.

- HS trả lời: Không đánh đập, chăm sóc, thường xuyên cho vật nuôi ăn,...

- HS lắng nghe

--- Ngày soạn: Thứ năm ngày 19 tháng 12 năm 2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2019 Toán

TIẾT 77: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ