• Không có kết quả nào được tìm thấy

BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LỒI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC

CÂU HỎI

Bài 22. BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LỒI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC

63 B. để điều trị trong 1 sớ trường hợp bệnh lí

C. chỉ để phịng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền

D. giúp cho việc giải thích, chẩn đốn, phịng ngừa, hạn chế các bệnh tật di truyền và điều trị trong 1 sớ trường hợp bệnh lí.

Câu 18/ Những đặc điểm nào sau đây về bệnh pheninketo niệu là đúng?

(1) Bệnh gây rới loạn trao đởi chất trong cơ thể.

(2) Cơ chế gây bệnh ở mức độ tế bào.

(3) Bệnh được chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm ở trẻ em.

(4) Thiếu enzim xúc tác chuyển hĩa pheninalanin thành tirozin.

(5) Chất ứ đọng đầu độc thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ.

A. (1), (2) và (5) B. (1), (3) và (5) C. (2), (4) và (5) D. (1), (4) và (5)

CÂU HỎI

Bài 22. BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LỒI NGƯỜI

64 1/ Gánh nặng của di truyền là

A. bộ gen người này càng có sự biến đổi theo hướng thoái hóa B. tồn tạo trong hệ gen người có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử

C. trong vốn gen của quần thể người tồn tại các gen đột biến gây chết hoặc nửa gay chết.

D. do sự phân li đa dạng, hệ gen người gồm những gen xấu

2/ Trong những biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp cần thực hiện để bảo vệ vốn gen của loài người?

(1) Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến.

(2) Khi bị mắc bệnh di truyền bắt buộc không được kết hôn.

(3) Sàng lọc xét nghiệm trước sinh với những người có nguy cơ sinh con bị khuyết tật di truyền.

(4) Sử dụng liệu pháp gen – kĩ thuật tương lai.

A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 3/ Liệu pháp gen là

A. kĩ thuật chữa trị bệnh bằng cách thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành

B. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi các chức năng của các gen bị đột biến C. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách loại bỏ các gen bị đột biến gây bệnh ra khỏi tế bào D. việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách đưa vào cơ thể người bệnh loại thuốc đặc biệt nhằm làm bất hoạt các gen gây bệnh.

4/ Các thông tin sau:

(1) Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến là 1 phương pháp bảo vệ vốn gen của loài người.

(2) Hai kĩ thuật phổ biến trong sang lọc trước sinh là sinh thiết tua nhau thai và chọc dò dịch ối nhằm chữa bệnh di truyền ở người.

(3) Để tiến hành tư vẫn di truyền có kết quả chính xác, cần xây dựng được phả hệ của gia đình người bệnh và chẩn đoán đúng bệnh.

(4) Liệu pháp gen nhằm phục hồi chức năng của tế bào, khắc phục sai hỏng nhưng không thể thêm chức năng mới cho tế bào.

(5) Bệnh AIDS được gây nên bởi vi khuẩn HIV.

Có bao nhiêu thông tin đúng?

A. 4 B. 3 C. 1 D. 2

5/ Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người?

A. Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh.

B. Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khỏe vị thành niên.

C. Tránh và hạn chế tác hại của tác nhân gây đột biến.

D. Tư vấn di truyền y học

Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH

1. Cơ quan tương đồng

- Cùng nguồn gốc, khác chức năng

- Điểm giống: phản ánh nguồn gốc các loài - Điểm khác: phản ánh tiến hóa phân li.

-Vd: + tay người, cánh dơi, chi trước của thú, vây ngực cá voi.

+ gai xương rồng, tua cuốn đậu Hà Lan.

2. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng

65 - Cùng nguồn, chức năng mất hoặc tiêu giảm.

- Vd: + ruột thừa ở người.

+ dấu tích của nhụy trên hoa đực đu đủ.

- Hiện tượng cơ quan thoái hóa phát triển mạnh trở lại gọi là hiện tượng lại tổ.

Vd: Người có đuôi, người có lông rậm phủ khắp người.

3. Cơ quan tương tự

- Khác nguồn gốc, cùng chức năng . - Phản ánh tiến hóa đồng quy, hội tụ.

- Vd: + cánh chim = cánh côn trùng + gai xương rồng = gai hoa hồng.

II. BẰNG CHỨNG TẾ BÀO HỌC VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ 1. Bằng chứng tế bào học

- Sinh vật cấu tạo từ tế bào.

- Tế bào sinh sản bằng cách phân chia tế bào.

- Tế bào cấu tạo gồm 3 phần: màng, tế bào chất, nhân (hoặc vùng nhân) 2. Bằng chứng sinh học phân tử

Những điểm giống nhau của sinh vật về nuclêotit, mã di truyền, ADN, ARN, axit amin, prôtêin.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP Câu 1: Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, hình thái tương tự.

B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có hình thái khác nhau.

C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

Câu 2: Hiện tượng các cơ quan có cấu trúc và sắp xếp khác nhau nhưng thực hiện chức năng giống nhau được gọi là gì?

A. Hiện tượng lại tổ. B. Cơ quan thoái hóa.

C. Cơ quan tương tự. D. Cơ quan tương đồng.

Câu 3: Cơ quan tương tự

A. là cơ quan phản ánh sự tiến hóa đồng quy của các sinh vật khác nhau.

B. là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể C. là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.

D. là những cơ quan phát triển mạnh trong giai đoạn phát triển phôi.

Câu 4: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β-Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là

A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học.

C. bằng chứng tế bào học. D. bằng chứng sinh học phân tử.

Câu 5: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

B. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.

C. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì

không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.

D. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.

Câu 6: Các cơ quan tương đồng là kết quả của quá trình tiến hóa theo hướng

66

A. vận động. B. hội tụ.

C. đồng quy. D. phân li.

Câu 7: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

A. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.

B. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.

C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

D. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.

Câu 8: Để kết luận về mối quan hệ họ hàng giữa các loài, trong các bằng chứng sau, bằng chứng nào có sức thuyết phục cao nhất?

A. Bằng chứng sinh học phân tử và tế bào. B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.

C. Bằng chứng phôi sinh học. D. Bằng chứng địa lí sinh vật học.

Câu 9: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do A. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển của loài.

B. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.

C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.

D. Thực hiện các chức phận giống nhau.

Câu 10: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li?

A. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

B. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.

C. Cánh bướm và cánh chim có hình dạng tương tự nhau, cùng thực hiện một chức năng.

D. Ở lớp thú, các loài đều có tim 4 ngăn, hệ tuần hoàn kép.

Câu 11: Các cơ quan tương tự được hình thành ở các loài khác nhau là do A. các loài được hưởng cùng 1 loại gen từ loài tổ tiên.

B. các loài sống trong điều kiện sống giống nhau.

C. đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có cách sống giống nhau.

D. CLTN đã duy trì các gen tương tự nhau ở các loài khác nhau.

Câu 12: Nói về cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa, câu sai là

A. cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng.

B. chỉ ở động vật mới có cơ quan thoái hóa.

C. 2 loại cơ quan này phản ánh quan hệ họ hàng.

D. thực vật cũng có cơ quan thoái hóa.

Câu 13: Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự từ trong ra ngoài là xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay, xương bàn tay và xương ngón tay. Đó là một ví dụ về cơ quan

A. tương tự. B. thoái hóa.

C. tương đồng. D. tương phản.

Câu 14: Ví dụ nào sau đây thuộc cơ quan thoái hóa?

A. Gai cây hoa hồng. B. Nhụy trong hoa đực của cây ngô.

C. Ngà voi. D. Mang tôm.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây là hiện tượng lại tổ ở người?

A. Người có đuôi, hoặc có nhiều đôi vú. D.Tay ngắn hơn chân (chi sau).

B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng.C. Mấu lồi ở mép vành tai

Câu 16: Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng?

A. Cánh chim và cánh bướm. B. Ruột thừa ở người và ruột tịt ở động vật.

C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.

D. Chân trước của mèo và cánh dơi.

Câu 17: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ

67 A. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.

B. Gai xương rồng, tua cuốn đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.

C. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhuỵ.

D. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.

Bài 25: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA ĐACUYN