• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công nghệ tế bào động vật:

CÂU HỎI

BÀI 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN

II. TẠO GIỐNG LAI CĨ ƯU THẾ LAI CAO

2. Công nghệ tế bào động vật:

a. Nhân bản vô tính động vật: Nhân bản từ tế bào xôma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục, chỉ cần tế bào chất của noãn bào.

* VD: Nhân bản vô tính cừu Đôly gồm các bước sau:

+ Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân (1), nuôi trong phòng thí nghiệm.

+ Tách tế bào trứng của cừu khác (2), loại bỏ nhân của tế bào này.

+ Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bỏ nhân.

+ Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo để trứng phát triển thành phôi.

+ Chuyển phôi vào tử cung của cừu mẹ (3) để nó mang thai.

 Cừu con sinh ra có kiểu hình giống hệt kiểu hình của (1).

* ý nghĩa: Nhân bản được các giống vật nuôi quý hiếm, đặc biệt động vật biến đổi gen.

b. Cấy truyền phôi: Lấy phôi từ động vật cho  tách phôi thành hai hay nhiều phần  phôi riêng biệt  cấy các phôi vào tử cung của các động vật nhận và sinh con  nhiều con có kiểu gen giống nhau, áp dụng đối với các loài động vật quý hiếm, sinh sản chậm.

Câu 1. Sử dụng cosixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao, loài cây nào là phù hợp nhất?

A. Cây đậu tương. B. Cây dâu tằm. C. Cây ngô. D. Cây lúa Câu 2. Người ta có thể tạo ra giống cây khác loài bằng phương pháp:

(1) Lai tế bào xôma. (2) Lai khác dòng, khác thứ.

(3) Lai xa kèm đa bội hóa. (4) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn thành cây đơn bội.

Phương án đúng là:

A. (2) và (4) B. (1) và (4) C. (1) và (3) D. (3) và (4)

54 Câu 3. Cho các thành tựu tạo giống sau:

(1) Tạo giống cà chua chậm chín.

(2) Tạo giống táo má hồng từ giống táo Gia Lộc cho năng suất cao.

(3) Tạo giống hạt gạo màu vàng.

(4) Tạo giống cây pomato là cây lai giữa cà chua và khoai tây.

(5) Tạo giống lúa MT1 chín sớm, thấp cây, chịu chua, phèn từ giống lúa Mộc tuyền.

Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 4. Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

(2) Tạo giống dâu tằm tam bội 3n.

(3) Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp ββ-caroten trong hạt.

(4) Tạo giống nho không hạt.

(5) Tạo cừu Đôly.

(6) Tạo cừu sản xuất protein huyết thanh của người.

Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:

A. (2) và (6) B. (1) và (3) C. (2) và (4) D. (5) và (6) Câu 5/ Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

(2) Tạo giống dâu tằm tứ bội.

(3) Tạo giống lúa "gạo vàng” cỏ khả năng tổng hợp ββ - carôten trong hạt.

(4) Tạo giống dưa hấu đa bội.

(5) Tạo giống cây trồng song nhị bội hữu thụ

Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến?

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 6/ Cho các đặc điểm sau:

(1) Có nhiều kiểu gen khác nhau.

(2) Diễn ra tương đối nhanh.

(3) Kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.

(4) Mang bộ nhiễm sắc thể của hai loài bố mẹ.

Có bao nhiêu đặc điểm chung về sự hình thành loài song nhị bội bằng phương pháp lai xa kèm đa bội hóa và phương pháp dung hợp tế bào trần?

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 7/ Các phương pháp tạo giống mới:

1. Tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

2. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.

3. Tạo giống bằng công nghệ tế bào.

4. Tạo giống bằng công nghệ gen.

Các phương pháp tạo giống mới gồm có nguồn gen của hai loài là:

A. 2,3 B. 1,2 C. 3,4 D. Chỉ 4 Câu 8/ Cho các phương pháp sau:

(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ.

(2) Dung hợp tế bào trần khác loài.

(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.

(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội.

Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:

A. (1), (2) B. (1), (4) C. (1), (3) D. (2), (3)

55 Câu 9/ Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp tạo giống mới mang nguồn gen của một loài sinh vật:

(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

(2) Nuôi cấy hạt phấn.

(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo giống cây khác loài.

(4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.

(5) Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 10/ Điều nào sau đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến?

A. Tạo dòng thuần chủng từ các thể đột biến.

B. Lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu.

C. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.

D. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến.

Câu 11/ Cho các thành tựu sau:

(1) Tạo chủng vi khuẩn E. Coli sản xuất insulin của người.

(2) Tạo giống dưa hấu 3n không hạt, có hàm lượng đường cao.

(3) Tạo giống bông và giống đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.

(4) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten (tiền vitamin A) trong hạt.

(5) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.

(6) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.

(7) Tạo giống pomato từ khoai tây và cà chua.

Các thành tựu được tạo ra từ ứng dụng của công nghệ tế bào là:

A. (1), (3), (6). B. (1), (2), (4), (6), (7).

C. (5), (7). D. (3), (4), (5).

Câu 12/ Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là:

A. Các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

B. Đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.

C. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.

D. Đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.

Câu 13/ Ứng dụng nào sau đây là phương pháp nuôi cấy hạt phấn chưa qua thụ tinh?

A. Tạo giống cà chua có gen làm chín bị bất hoạt B. Tạo giống lúa chiêm chịu lạnh

C. Tạo cây pomato D. Tạo giống lúa gạo vàng

Câu 14/ Để tạo ra cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính, người ta sử dụng phương pháp:

A. gây đột biến nhân tạo. B. lai tế bào xôma.

C. chuyển gen. D. nhân bản vô tính

Câu 15/ Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gen sau:

(1) AAaa; (2) AAAa; (3) Aaaa; (4) aaaa.

Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng cách đa bội hoá bộ nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là:

A. (3) và (4). B. (2) và (4). C. (1) và (4). D. (1) và (3).

Câu 16/ Phương pháp có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được là lai:

56

A. Khác thứ. B. Khác lồi.

C. Tế bào sinh dưỡng. D. Khác dịng.

Câu 17/ Cây lai được tạo nên từ phép lai giữa cải củ (2nA = 18) và cải bắp (2nB = 18) cĩ đặc điểm gì?

A. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2nA + 2nB = 36, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.

B. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể đơn bội nA + nB = 18, sinh trưởng phát triển được nhưng bất thụ.

C. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2nA + 2nB = 36, bất thụ, khơng sinh trưởng phát triển được.

D. Mang 2 bộ nhiễm sắc thể đơn bội nA + nB = 18, bất thụ và khơng sinh trưởng phát triển được

Bài 20. TẠO GIỐNG NHỜ CƠNG NGHỆ GEN