• Không có kết quả nào được tìm thấy

Di truyền liên kết với giới tính:

CÂU HỎI

2. Di truyền liên kết với giới tính:

a. Khái niệm: Di truyền liên kết với giới tính là sự di truyền của tính trạng thường do gen trên NST giới tính qui định.

b. Đặc điểm:

* Gen trên NST X - khơng alen trên Y - Di truyền chéo.

- Sự biểu hiện của tính trạng phân bớ khơng đều ở 2 giới.

VD: Ở người bệnh máu khĩ đơng, bệnh mù màu,...do gen lặn trên NST X  Đa sớ nam bệnh nhiều hơn nữ.

- Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch: khác nhau.

* Gen trên NST Y -khơng alen trên X

- Di truyền thẳng : biểu hiện kiểu hình ở giới XY

VD: tính trạng cĩ túm lơng trên vành tai, dính ngĩn tay 2, 3 ở người chỉ cĩ ở nam.

c. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính:

- Phân biệt sớm giới tính vật nuơi → tiến hành nuơi theo nhu cầu sản xuất.

- VD: tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái.

42 2. Di truyền ngoài nhân: Năm 1909, phát hiện trên cây hoa phấn.

a. Thí nghiệm:

Phép lai thuận Phép lai nghịch

P: ♀ cây lá đốm x ♂ cây lá xanh F1 : 100% cây lá đốm

P: ♀ cây lá xanh x ♂ cây lá đốm F1 : 100% cây lá xanh

 Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, đời con luôn có kiểu hình giống mẹ.

b. Khái niệm: Các gen ngoài nhân trên ADN của ti thể, lục lạp; chỉ di truyền theo dòng mẹ gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền tế bào chất.

c. Nguyên nhân: giao tử bố chỉ cho nhân, còn gen ở tế bào chất là của mẹ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhân?

A. Lai thuận nghịch. B. Lai phân tích.

C. Lai tế bào. D. Lai cận huyết.

Câu 2: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?

A. Gà, bồ câu, bướm. B. Hổ, báo, mèo rừng.

C. Thỏ, ruồi giấm, sư tử. D. Trâu, bò, hươu.

Câu 3: NST giới tính là

A.NST chứa các gen qui định giới tính, ngoài ra có thể chứa các gen khác.

B.NST chứa các gen qui định giới tính.

C.NST chứa các gen qui định tính trạng thường liên kết với giới tính.

D.NST chứa các gen qui định . tính trạng thường.

Câu 4: Điều nào không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn trên NST X qui định tính trạng thường?

A. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY.

B. Có hiện tượng di truyền chéo.

C. Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể XX, ngay khi ở dạng đồng hợp lặn.

D. Kết quả khác nhau trong lai thuận nghịch.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây xảy ra trong trường hợp gen trên X, không có gen alen trên Y?

A. Có hiện tượng di truyền thẳng.

B. Kết quả của phép lai thuận và nghịch giống nhau.

43 C. Cá thể XY mang gen lặn trên X thì biểu hiện ra kiểu hình.

D. Cá thể XX mang gen lặn trên 1 X thì biểu hiện ra kiểu hình.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây xảy ra trong trường hợp gen trên Y?

A. Có hiện tượng di truyền chéo.

B. Kết quả của phép lai thuận và nghịch giống nhau.

C. Cá thể XY mang gen lặn di truyền tính trạng cho con gái.

D. Cá thể XY mang gen lặn di truyền tính trạng cho con trai.

Câu 7: Gen ngoài nhân được thấy ở

A. ti thể, nhân tế bào. B. lạp thể, nhân tế bào.

C. plasmit, tế bào. D. ti thể, lạp thể.

Câu 8: Năm 1909, Coren làm thí nghiệm trên đối tượng nào đã phát hiện ra sự di truyền ngoài nhân?

A.Đậu Hà lan. B. Ruồi giấm.

C. Cây bông phấn. D. Lúa mì.

Câu 9: Ở người, bệnh hoặc tật di truyền nào sau đây chỉ biểu hiện ở nam giới?

A. Bệnh phêninkêto niệu. B. Tật có túm lông ở vành tai.

C. Bệnh ung thư máu ác tính. D. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.

Câu 10: Bệnh mù màu, máu khó đông ở người do gen

A. lặn trên NST X. B. trội trên NST X.

C. lặn trên NST Y. D. trội trên NST Y.

Câu 11: Trong phép lai một tính trạng do một gen quy định, nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu

A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. B. nằm trên nhiễm sắc thể thường.

C. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. D. nằm ở ngoài nhân (trong ti thể,lục lạp).

Câu 12: Loài sinh vật nào sau đây, con đực chỉ có một nhiễm sắc thể giới tính X (XO) và con cái có hai nhiễm sắc thểgiới tính X (XX)?

A. Ruồi giấm. B. Chim bồcâu.

C. Thỏ. D. Châu chấu

Câu 13 : Ở người, gen D quy định tính trạng da bình thường,alen d quy định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên NST thường, gen M quy định tính trạng mắt nhìn màu bình thường,alen m quy định tính trạng mù màu,các gen này nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y.Mẹ bình thường về cả 2 tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng,con trai vừa bạch tạng vừa mù màu.Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra,kiểu gen của mẹ,bố là :

A/ DdXMXm x ddXMY B/ DdXMXM x DdXMY C/ DdXMXm x DdXMY D/ ddXMXm x DdXMY

Câu 14 : Ở người, bệnh điếc bẩm sinh do gen lặn nằm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn nằm trên NST giới tính X.Ở 1 cặp vợ chồng,, bên phía người vợ có bố bị mù màu,có bà nội và mẹ bị điếc bẩm sinh.Bên phía người chồng có bố bị điếc bẩm sinh.Những người khác trong dòng họ đều không bị 2 bệnh này.Cặp vợ chồng này sinh 1 đứa con,xác suất để đứa con này bị cả 2 bệnh là :

A/ 12,5% B/ 37,5%

C/ 6,25% D/ 18,75%

Câu 15 : Một người phụ nữ có kiểu gen XAXa.Vào kì sau của giảm phân 2, cặp NST giới tính không phân li đã tạo ra các giao tử mang 2 NST của cặp.Giao tử này có kiểu gen là :

A/ XAXa B/ XAXA ; XAXa C/ XAXA ; XaXa D/ XA ; Xa

Câu16. Ở người bệnh máu khó đông do 1 gen lặn ( m) nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y quy định.Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất

44 25% ?

A/ XmXm x XmY B/ XMXm x XmY C/ XmXm x XMY D/ XMXM x XMY

Câu 17: Ở người, bệnh do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể Y là

A. máu khĩ đơng. B. dính ngĩn tay 2, 3.

C. bệnh mù màu. D. bệnh loạn sắc.

Câu 18: Sự di truyền tính trạng chỉ do gen trên NST Y qui định như thế nào ?

A. Chỉ di truyền ở giới đực. B. Chỉ di truyền ở giới cái.

C. Chỉ di truyền ở giới dị giao. D. Chỉ di truyền ở giới đồng giao.

Câu 22: Ở người, tính trạng cĩ túm lơng trên tai di truyền

A. độc lập với giới tính. B. thẳng.

C. Chéo. D. theo dịng mẹ.

Câu 19: Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X khơng cĩ alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng ?

A. ♀ XWXW x ♂ XwY. B. ♀ XWXw x ♂ XwY.

C. ♀ XWXw x ♂ XWY. D. ♀ XwXw x ♂ XWY.

Câu 20: Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng mắt trắng nằm trên NST giới tính X khơng cĩ alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng; trong đĩ ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?

A. ♀ XWXw x ♂ XWY. B. ♀ XWXW x ♂ XwY.

C. ♀ XWXw x ♂ XwY. D. ♀ XwXw x ♂ XWY.

BÀI 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG