• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

CÂU HỎI

Bài 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

Câu 7: Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hình thành loài khác khu vực địa lí không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.

B. Hình thành loài khác khu vực địa lí chỉ gặp ở các loài động vật ít di chuyển.

C. Hình thành loài khác khu vực địa lí thường diễn ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

D. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các alen mới làm phân hóa vốn gen của các quần thể bị chia cắt.

Câu 8: Thể song nhị bội là cơ thể có A. tế bào mang bộ NST tứ bội.

B. tế bào mang bộ NST lưỡng bội.

C. tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau.

D. tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa nhận từ loài bố và nửa kia nhận từ loài mẹ.

Câu 9: Phương thức hình thành loài mới bằng con đường sinh thái phổ biến ở

A. chỉ ở thực vật. B. cả động vật và thực vật.

C. tất cả các dạng sinh vật. D. thực vật và động vật ít di động.

Câu 10: Phương thức hình thành loài mới bằng con đường sinh thái phổ biến ở

A. chỉ ở thực vật. B. cả động vật và thực vật.

C. tất cả các dạng sinh vật. D. thực vật và động vật ít di động.

Câu 11: Con lai được sinh ra từ phép lai khác loài thường bất thụ, nguyên nhân chủ yếu là do A. số lượng nhiễm sắc thể của hai loài không bằng nhau, gây trở ngại cho sự nhân đôi nhiễm sắc thể.

B. các nhiễm sắc thể trong tế bào không tiếp hợp với nhau khi giảm phân, gây trở ngại cho sự phát sinh giao tử.

C. cấu tạo cơ quan sinh sản của hai loài không phù hợp.

D. số lượng gen của hai loài không bằng nhau.

Câu 12: Loài lúa mì trồng hiện nay (Triticum aestivum) được hình thành trên cơ sở A. sự cách li địa lí giữa dạng lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mĩ.

B. là kết quả của quá trình lai xa khác loài.

C. là kết quả của quá trình tự đa bội 2n thành 4n của lúa mì.

D. là kết quả của quá trình lai xa với đa bội hóa.

Câu 13: Hiện tượng tự đa bội hóa có thể hình thành loài mới vì

A. dẫn đến cách li trước hợp tử. B. tạo ra dạng đa bội chẵn cách li.

C. dẫn đến cách li sau hợp tử. D. tạo ra dạng đa bội lẻ cách li.

Câu 14: Cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng vì

A. cơ thể lai xa có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài.

B. bộ NST của bố và mẹ trong con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước và cấu trúc,…

C. cấu tạo cơ quan sinh sản không tương đồng với các cá thể cùng loài.

D. tập tính sinh sản khác với các cá thể cùng loài.

Bài 32: NGUỒN GỐC SỰ SỐNG

I. TIẾN HÓA HÓA HỌC

- Giả thuyết Oparin và Handan: Chất vô cơ → chất hữu cơ đơn giản nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa,…

- Chất vô cơ (H2, NH3, CH4, hơi nước) + chiếu tia lửa điện → thu được chất hữu cơ đơn giản .Khí quyển nguyên thủy chưa có O2 và N2.

- Fox và cộng sự: đun nóng hỗn hợp axit amin khô 150oC– 180oC → thu được peptit ngắn

74 - ARN có trước ADN nhờ khả năng nhân đôi và tự xúc tác

II. TIẾN HÓA TIỀN SINH HỌC

- Hình thành tế bào sơ khai: màng lipit bên ngoài bao bọc các đại phân tử hữu cơ bên trong. CLTN giữ lại những giọt tế bào sơ khai có khả năng: trao đổi chất và năng lượng, phân chia và duy trì thành phần hóa học.

- Thực nghiệm: tạo được các giọt lipôxôm và các giọt côaxecva.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP

Câu 1: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:

I. Tiến hóa hóa học. II. Tiến hóa sinh học. III. Tiến hóa tiền sinh học.

Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:

A. I → III → II. B. II → III → I.

C. I → II → III. D. III → II → I.

Câu 2: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

A. các tế bào nhân thực. B. các đại phân tử hữu cơ.

C. các giọt côaxecva. D. các tế bào sơ khai.

Câu 3: Các nhà khoa học nào đưa ra giả thuyết về nguồn gốc các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái đất?

A. Handan và Fox. B. Oparin và Handan.

C. Oparin và Milơ. D. Milơ và Fox.

Câu 4: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây trong khí quyển nguyên thuỷ của Quả Đất có thể xuất hiện muộn nhất?

A. Hơi nước (H2O). B. Mêtan (CH4).

C. Ôxi (O2). D. Xianôgen (C2N2).

Câu 5: Thí nghiệm của Milơ đã chứng minh điều gì?

A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ.

B. Axit nuclêic hình thành từ nuclêôtit.

C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ.

D. Chất vô cơ hình thành từ nguyên tố vô cơ trên mặt đất.

Câu 6: Năm 1950, Fox và các cộng sự đã tiến hành thí nghiệm đun nóng axit amin khô ở nhiệt độ 150oC – 180oC và đã tạo ra được chuỗi peptit ngắn. Thí nghiệm đó đã chứng minh điều gì?

A. Các đại phân tử hữu cơ được hình thành từ các chất hữu cơ đơn giản.

B. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ.

C. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ.

D. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.

Câu 7: Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là

A. ARN. B. ADN. C. Lipit. D. Prôtêin.

Câu 8: Tiến hóa tiền sinh học là

A. giai đoạn hình thành chất hữu cơ từ chất vô cơ.

75 B. giai đoạn hình thành tế bào sơ khai đầu tiên.

C. giai đoạn hình thành các sinh vật từ tế bào đầu tiên.

D. giai đọan hình thành sinh giới ngày nay.

Câu 9: Lipôxôm là

A. một loại ribôxôm nguyên thủy. B. giọt hiển vi có màng lipit bọc hỗn hợp hữu cơ.

C. hệ thống lipit liên kết với prôtêin. D. bào quan nguyên thủy chứa enzim tiêu hủy.

Câu 10: Tiến hóa sinh học là

A. giai đoạn hình thành chất hữu cơ từ chất vô cơ.

B. giai đoạn hình thành tế bào sống đầu tiên.

C. giai đoạn hình thành các sinh vật từ tế bào đầu tiên.

D. giai đọan hình thành sinh giới ngày nay từ những đại phân tử hữu cơ.

Câu 11: Trong quá trình phát sinh sự sống trên trái đất, sự sống chỉ thể hiện khi A. xuất hiện đồng thời các đại phân tử ADN, ARN, prôtêin.

B. xuất hiện các đại phân tử ARN, ADN có khả năng tự nhân đôi.

C. xuất hiện các phân tử prôtêin và các axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi.

D. có sự tương tác giữa các đại phân tử trong một tổ chức nhất định là tế bào.

Câu 12: Vai trò không thể thiếu của lipit trong sự tạo thành tế bào sơ khai nguyên thủy là

A. cung cấp năng lượng. B. liên kết prôtêin với ADN.

C. tạo thành màng bán thấm. D. làm tế bào nổi trong nước.

Câu 13: Từ các hợp chất vô cơ, đã tổng hợp thành các hợp chất hữu cơ nhờ sự có mặt của A. dung nham nóng bỏng của Trái đất.

B. các cơn mưa hàng ngàn năm.

C. năng lượng mặt trời, bức xạ nhiệt, tia lửa điện, sự phân rã các chất phóng xạ.

D. các enzim xúc tác.

Câu 14: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?

A. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.

B. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy).

C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản.

D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.

Câu 16: Trong điều kiện hiện nay của Trái Đất, chất hữu cơ được hình thành chủ yếu bằng cách nào?

A. Tổng hợp nhờ nguồn năng lượng tự nhiên. B. Được tổng hợp trong các tế bào sống.

C. Quang tổng hợp hay hóa tổng hợp. D. Tổng hợp nhờ công nghệ sinh học.

Câu 17: Sự tương tác giữa các loại đại phân tử nào dẫn đến sự hình thành các dạng sinh vật đa dạng như hiện nay?

A. Prôtêin – lipit. B. Prôtêin – saccarit.

C. Pôlinuclêôtit. D. Prôtêin – axitnuclêic.

Bài 33: SỰ PHÁTTRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT I. HÓA THẠCH (bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới)

- Là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái đất.

- VD: xương khủng long, xác voi Ma mút trong băng, xác côn trùng trong hổ phách,…

- Xác định tuổi hóa thạch bằng đồng vị phóng xạ:

+ C14: chu kì bán rã là 5730 năm → xác định tuổi hóa thạch khoảng 75000 năm.

76 + U238: chu kì bán rã là 4,5 tỉ năm → xác định được hóa thạch có độ tuổi hàng trăm triệu năm, thậm chí hàng tỉ năm.

II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT Vỏ Trái đất được chia thành những vùng riêng biệt gọi là phiến kiến tạo.

Hiện tượng trôi dạt của các phiến kiến tạo do lớp dung nham chuyển động gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa

5 ĐẠI ĐỊA CHẤT a. Đại Thái cổ: nhân sơ.

b. Đại Nguyên sinh: sinh vật tập trung ở nước: xuất hiện tảo, động vật không xương sống.

c. Đại Cổ sinh: sinh vật lên cạn.

* Kỉ Cambri: phân hóa tảo, phát sinh các ngành động vật.

* Kỉ Ôcđôvic: tảo ngự trị, phát sinh thực vật, tuyệt diệt nhiều SV.

* Kỉ Silua: cây có mạch và động vật lên cạn.

* Kỉ Đêvôn: phân hóa cá xương, phát sinh lưỡng cư, côn trùng.

* Kỉ Cacbon: Dương xỉ phát triển, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.

* Kỉ Pecmi: Côn trùng, bò sát phân hóa. Tuyệt diệt nhiều ĐV biển.

d. Đại Trung sinh: hạt trần + bò sát cổ.

* Kỉ Triat (Tam điệp): Hạt trần ngự trị, cá xương phát triển, bò sát cổ phân hóa, chim - thú xuất hiện.

* Kỉ Jura: hạt trần ngự trị, bò sát cổ ngự trị, phân hóa chim.

* Kỉ Phấn trắng (Krêta): xuất hiện thực vật có hoa, tiến hóa động vật có vú, tuyệt diệt bò sát cổ.

e. Đại Tân sinh: hạt kín + thú.

* Kỉ Đệ tam: phát sinh linh trưởng, cây có hoa ngự trị, côn trùng-chim - thú phân hóa.

* Kỉ Đệ tứ: xuất hiện loài người.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM LUYỆN TẬP Câu 1: Hóa thạch là

A. cơ thể hay bộ phận sinh vật hóa đá

B. di tích SV ở thời đại trước để lại trong các lớp đất đá.

C. phần cứng của SV sót lại.

D. con cháu SV cổ đại còn sống.

Câu 2: Khi nói về hoá thạch, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Dựa vào hoá thạch có thể biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.

B. Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

C. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

D. Có thể xác định tuổi của hoá thạch bằng phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.

Câu 3: Thời gian bán rã của đồng vị phóng xạ là

A. thời gian hóa thạch tồn tại trong đất kể từ lúc chết.

B. thời gian hóa thạch bị phân hủy phần mềm.

C. 50% số thời gian tính từ lúc sinh vật chết đến khi hình thành hóa thạch.

D. 50% lượng chất phóng xạ ban đầu bị phân rã.

Câu 4: Lớp vỏ trái đất được chia thành nhiều vùng riêng biệt với tên gọi

A. lớp thạch quyển. B. lớp địa tầng.

C. lớp dung nham. D. phiến kiến tạo.

Câu 5: Hiện tượng trôi dạt lục địa có thể hiểu là

A. các lục địa nổi lênh đênh trên đại dương.

77 B. di chuyển phiến kiến tạo do lòng Trái đất chuyển động.

C. các lục địa bị nứt và di chuyển do thiên thạch.

D. các lục địa bị nứt, tách rời nhau vô hướng.

Câu 6: Lịch sử trái đất gồm các đại địa chất theo thứ tự nào?

A. Thái cổ  Nguyên sinh  Cổ sinh Trung sinh  Tân sinh.

B. Nguyên sinh  Cổ sinh  Trung sinh  Thái cổ  Tân sinh.

C. Trung sinh  Cổ sinh  Nguyên sinh  Tân sinh  Thái cổ.

D. Tân sinh  Trung sinh  Cổ sinh  Nguyên sinh  Thái cổ.

Câu 7: Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống mới trên Trái đất, hóa thạch nhân sơ cổ nhất có ở

A. đại Cổ sinh. B. đại Thái cổ.

C. đại Trung sinh. D. đại Nguyên sinh.

Câu 8: Đặc điểm quan trọng nổi bật của sự phát sinh sinh vật trong đại Cổ sinh là gì?

A. Phát sinh các ngành động vật, thực vật, phân hoá tảo.

B. Bò sát xuất hiện và phát triển ưu thế.

C. Sinh vật chuyển từ đời sống ở nước lên cạn. Cơ thể sinh vật có cấu tạo phức tạp, hoàn thiện hơn, thích nghi với đời sống ở cạn.

D. Sinh vật chủ yếu tập trung sống dưới nước. Quá trình tích lũy oxi trong khí quyển diễn ra mạnh mẽ.

Câu 9: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt và bò sát phát sinh ở kỉ nào sau đây?

A. Kỉ Đệ tam. B. Kỉ Cacbon

C. Kỉ Đệ tứ. D. Kỉ Krêta

Câu 10: Đặc điểm nổi bật nhất của thực vật và động vật trong đại trung sinh là gì?

A. sự phát triển của thực vật hạt trần và bò sát.

B. động vật và thực vật chinh phục đất liền.

C. sự xuất hiện và phát triển của thực vật hạt kín, sâu bọ, thú và chim.

D. sự phát triển của thú thực vật, ếch nhái và bò sát.

Câu 11: Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là

A. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.

B. cây có mạch và động vật di cư lên cạn.

C. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.

D. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật nhất của thực vật và động vật trong đại trung sinh là gì?

A. sự phát triển của thực vật hạt trần và bò sát B. động vật và thực vật chinh phục đất liền

C. sự xuất hiện và phát triển của thực vật hạt kín, sâu bọ, thú và chim D. sự phát triển của thú thực vật, ếch nhái và bò sát

Câu 13: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim và thú phát sinh ở kỉ nào sau đây?

A. Kỉ Đệ tam. B. Kỉ Triat

C. Kỉ Đêvôn. D. Kỉ Jura.

Câu 14: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở

A. kỉ Cambri. B. kỉ Jura. C. kỉ Pecmi. D. kỉ Đêvôn.

Câu 15: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

A. kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh. B. kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh.

78 C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.

Câu 16: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở

A. đại Tân sinh. B. đại Cổ sinh.

C. đại Thái cổ. D. đại Trung sinh.

Câu 17: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở kỉ nào sau đây?

A. Kỉ Cacbon. B. Kỉ Đệ tam.

C. Kỉ Jura. D. Kỉ Đệ tứ.

Bài 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI