• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần may Trường Giang

2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty

 Phòng kếtoán

 Phòng tổchức hành chính o4 phân xưởng:

 Phân xưởng cắt

 Phân xưởng may 1

 Phân xưởng may 2

 Phânxưởng hoàn thành o2 tổphục vụ:

 TổKCS (Tổkiểm tra chất lượng sản phẩm).

 Tổ cơ điện

2.1.3.2.Chức năng, nhiệm vụcủa từng bộphận:

- Hội đồng quản trị:

Là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền quyết định mọi công việc của Công ty có liên quan đến mục đích, sách lược cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ những vấn đềthuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.

- Ban kiểm soát:

Là đại diện thành viên đề cử, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị, điều hành công ty.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc:

+Là người trực tiếp điều hành các hoạt động của công ty, có quyền quyết định mọi vấn đềvà chịu trách nhiệm trước pháp luật.

+Thường xuyên nắm bắt, đánh giá đúng năng lực sản xuất hiện có của công ty, đề ra các chủ trương, chính sách đúng đắn có lợi cho công ty. Đồng thời bảo vệ và sử dụng có hiệu quảtài sản của công ty, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô. Chủ động trong việc khai thác thị trường, ký kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+Được quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộmáy quản lý các bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty. Được quyền bổ nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên trong công ty.

- Phó chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm phó Giám đốc:

+Là người được giám đốc phân công nhiệm vụ ở công đoạn sản xuất, theo quy trình công nghệtừkhâu thiết kế đến khâu hoàn thành sản phẩm.

+Được quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm vi uỷquyền của Giám đốc, đồng thời có trách nhiệm với Giám đốc và pháp luật vềhoạt động sản xuất kinh doanh, vềphần việc được giao trong phạm vi uỷquyền của Giám đốc.

- Phòng Tổ chức hành chính:

+Trực tiếp tham mưu cho Giám đốc để giải quyết các vấn đề có liên quan đến chế độ, chính sách đối với cán bộ, công nhân viên của công ty.

+Tổchức thực hiện tốt công tác hành chính, xây dựng nội quy, quy chếquản lý hành chính, mua sắm vật dụng, đồdùng, trang thiết bị,…

+Quản lý lao động, tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân viên hợp lý, công tác thi đua khen thưởng, theo dõi, thực hiện chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, các chế độ đãi ngộ đối với người lao động…

- Phòng Kế toán tài vụ:

+Là bộ phận có nhiệm vụ theo dõi, quản lý biến động của toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài sản của công ty.

+Tổ chức ghi chép, hạch toán, lập báo cáo tổng hợp về tình hình tài chính theo đúng quy định của Nhà nước nhằm phục vụyêu cầu kiểm tra và tổng hợp.

+Phân phối với phòng kế toán vật tư giải quyết các thủ tục thanh lý hợp đồng sau khi đã hoàn thành.

- Phòng Kế hoạch vật tư:

+Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kếhoạch sản xuất dài hạn, ngắn hạn, đề ra kếhoạch tác nghiệp cho từng mã ngành.

+Cung ứng giao nhận kịp thời vật tư, nguyên liệu phụ cho từng mã hàng và phải cân đối thừa thiếu để báo cáo cho Giám đốc nhằm có biện pháp xửlý kịp thời.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch để có nhữngứng phó kịp thời với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

- Phòng kỹ thuật:

Thiết kế xây dựng chỉ tiêu nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn, tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất. Xác định mức tiêu hao nguyên vật liệu theo từng mã hàng mà công ty sắp thực hiện. Tổchức thiết kếdây chuyền công nghệ đảm bảo đúng cho từng loại sản phẩm.

- Phân xưởng cắt:

Tổchức thực hiện kếhoạch tác nghiệp theo thời gian, cung cấp đầy đủcác loại bán thành phẩm cho từng phân xưởng may theo từng kếhoạch đúng tiến độ, bán thành phẩm được cắt ra phải đảm bảo đúng chỉ tiêu, định mức, sơ đồ thiết kế.Tổchức công tác thu hồi phếphẩm sau cắt và nhập lại kho.

- Phân xưởng may 1,2:

Có nhiệm vụnhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt về may theo yêu cầu của phòng kỹthuật. Trong quá trình sản xuất phải sửdụng đúng định mức, vật tư, phụliệu, tiết kiệm, an toàn trong sửdụng máy móc thiết bị vừa tăng hiệu quảsửdụng vừa tránh lãng phí. Tổchức tốt công tác thu hồi phếliệu sau khi cắt.

- Phân xưởng hoàn thành:

Có trách nhiệm hoàn tất công đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ như ủi sản phẩm, đóng gói, bốc vác lên phương tiện vận chuyển. Việc thực hiện công đoạn này phải đúng quy trình công nghệ và chịu sự kiểm tra theo dõi của bộphận Kiểm tra chấtlượng-KCS..

- Tổ KCS ( Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm):

Kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu, phụliệu trước khi đưa vào kho và đưa vào sản xuất. Chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Bộphận kiểm tra chất lượng sản phẩm phân công theo nhóm kiểm tra, mỗi tổ sản xuất bố trí một người kiểm tra sản phẩm ra khỏi dây chuyền. Tuy nhiên bộ phận KCS còn phải chịu trách nhiệm trướcGiám đốc vềchất lượng sản phẩm. Có nhiệm vụ xây dựng các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩmđảm bảo đúng theo quy định của công ty và pháp luật hành, phổbiến các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng để công nhân viên nhất quán thực thi.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tổ cơ điện:

Quản lý các hệ thống điện của công ty và xử lý các vấn đề về điện. Theo dõi nắm bắt quá trình cung cấp điện của công ty Điện lực, có kế hoạch báo cáo kịp thời cho ban lãnhđạo của công ty.

2.1.4. Những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu của Công ty Cổ phần may