• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Thực trạng ngành dệt may tại Việt Nam

- Ngành dệt may Việt Nam là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai cả nước, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt 35 tỷ USD, tăng trưởng bình quân CAGR 12% giai đoạn 2011-2018, hàng may mặc chiếm phần lớn (80%), do ngành may mặc là ngành sử dụng nhiều lao động nên sẽ dần chuyển dịch về phía những quốc gia có lực lượng lao động dồi dào, chi phí sản xuất thấp.

- Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là ngành gia công (CMT, FOB cấp 1) khiến giá trị xuất khẩu mặc dù rất lớn nhưng lợi nhuận thấp do biên lợi nhuận của mảng gia công thấp. Vấn đề lớn của ngành là mất cân bằng cung cầu trong chuỗi giá trị. Mảng sợi xuất khẩu nhưng mảng may lại phải nhập khẩu vải, nguyên nhân do

Trường Đại học Kinh tế Huế

mảng dệt nhuộm ở Việt Nam chưa phát triển, khiến không tự chủ được nguyên liệu.

(Sacombank-SBS, Báo cáo ngành dệt may T6-2019)

- Việt Nam hiện nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thếgiới (sau Trung Quốc vàẤn Độ). Trong năm 2019 và 2020, nhiều Hiệp định Thương mại Tựdo (FTA) quan trọng mà Việt Nam tham gia điển hình là CPTPP và EVFTA bắt đầu có hiệu lực và mang lại cơhội thúc đẩy xuất khẩu lớn cho sản phẩm dệt may Việt Nam.

- Trong năm 2019, Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng đầu năm 2019 đạt 29,89 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại đạt 3,76 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2019, dưới tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xuất khẩu ngành Dệt may đã chịu những ảnh hưởng nhất định. Cụthế, biến động tỷ giá đồng tiền doảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã khiến giá hàng hóa gia công hàng dệt may tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, đồng thời sự thu hẹp nhập khẩu của các nước (do tăng trưởng giảm tốc khiến các đơn hàng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam giảm). Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung cũng tạo sức ép đối với nguồn cung sản phẩm dệt may trong bối cảnh các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải trả chi phí cao hơn để mua vải từ Trung Quốc đồng thời vẫn phải chịu áp lực giảm giá từ các đơn hàng xuất khẩu. Tính đến tháng 11/2019, một số doanh nghiệp dệt may có số đơn hàng mới năm 2020 chỉ bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt, việc tiêu thụsợi và nguyên phụ liệu gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc (chiếm 60%) cắt giảm lượng nhập hàng. (Tình hình ngành dệt may năm 2019 và triển vọng 2020: cơ hội và thách thức từ các Hiệp định Thương mại Tự do; Bộ kế hoạch và đầu tư trung tâm thông tin và dự báoKinh tế-Xã hội quốc gia (NCIF)).

- Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi và bấy chấp những khó khăn nêu trên, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vẫn tăng trưởng tích cực trong năm 2019, tăng 8,3%. Việt Nam đã vượt thị trường Đài Loan và trở thành nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ bảy thế giới vào năm 2019 (xuất khẩu 8.8 tỷ USD, tăng 8.3% so với năm 2018).

Sự thay đổi này nhờ những nỗ lực nâng cấp ngành dệt may và tăng cường năng lực sản xuất dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam. (Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại- Bộ Công Thương (VITIC).

-Năm 2020, ngành dệt may có cơ hội tăng trưởng khá lớn nhờ triển vọng của các Hiệp định thương mại tựdo thếhệmới trong đó đặc biệt là 2 Hiệp định EVFTA và CPTPP. Lũy kế 2T/2020, giá trị xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam giảm 2,3% so

Trường Đại học Kinh tế Huế

với cùng kỳ năm 2019. Sự sụt giảm này chủ yếu đến từ các thị trường Trung Quốc (-4,2%), Nhật Bản (-2,1%) và Hàn Quốc (-1,8%), nguyên nhân là do dịch bệnh bùng phát ở các thị trường này trong hai tháng đầu năm khiến tình hình tiêu thụ hàng may mặc gặp khó khăn. Trong khi đó, thị trường Mỹ và EU vẫn duy trì được mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2019, lần lượt là 5,3% và 0,3%.Đến tháng 3/2020, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Mỹ và EU, nhiều trung tâm thương mại phải đóng cửa, người dân hạn chế ra đường khiến tình hình tiêu thụ hàng may mặc sụt giảm. Thêm vàođó, các hoạt động luân chuyển hàng hóa gặp khó khăn do các biện pháp kiểm soát dịch đang được áp dụng. Từ ngày 17/03/2020, các khách hàng lớn ở Mỹ và EU đã thông báo giãn hoặc hủy đơn hàng may mặc của Việt Nam. Đối với các đơnhàng chưa sản xuất thìđã bị hủy. Đối với các đơn hàng đã sản xuất thì hoãn thời gian giao hàng từ3– 4 tháng đểchờ đợi các tín hiệu phục hồi từthị trường. Đối với đơn hàng đã giao, khách hàng yêu cầu lùi thời gian thanh toán thêm từ60 –90 ngày, thậm chí 120 ngày.

Tình trạng giãn hoặc hủy đơn hàng khiến nhiều doanh nghiệp có khả năng bị mất thanh khoản do vốn bị tồn đọng ở nguyên phụ liệu và thành phẩm, trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lương đểgiữchânngười lao động.

- Tính tới thời điểm 3/2020, tình hình dịch bệnh đã bắt đầu được kiểm soát tại thị trường Trung Quốc, nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp may và đầu ra cho các doanh nghiệp sợi đã dầnổn định trở lại. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh lại dần trở nên nghiêm trọng tại Mỹvà EU (hai thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất thế giới) và hiện chưa có dấu hiệu được kiểm soát. Do đó, nhu cầu dệt may toàn cầu trong thời gian tới có nguy cơ sụt giảm mạnh và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều sẽbị ảnh hưởng tiêu cực.

- Từ đầu tháng 2/2020, một số doanh nghiệp có nguyên liệu phù hợp đã chuyển đổi một phần năng lực sản xuất sang may khẩu trang vải kháng khuẩn. Đây là loại khẩu trang có thểsửdụng sau 30 lần giặt, gồm 3 lớp: 2 lớp vải bên ngoài và 1 lớp vải kháng khuẩnở giữa. Thoạt đầu, các doanh nghiệp chỉ sản xuất khẩu trang đểphục vụ thị trường nội địa. Theo Bộ Công Thương, có 20 doanh nghiệp dệt may đang sản xuất khẩu trang kháng khuẩn, dựkiến đến cuối tháng 03/2020, lượng khẩu trang cung ứng ra thị trường có thể đạt 57 triệu chiếc. Theo Bộ Y tế, dự kiến đến cuối 03/2020 Việt Nam cần có 30 triệu khẩu trang để phòng dịch. Như vậy, với năng lực sản xuất hiện nay, ngành dệt may hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu khẩu trang trong nước. Nhiều doanh nghiệp đãđề xuất phương án được Nhà nước hỗ trợ tìmđơn hàng đểxuất khẩu khẩu trang.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Bên cạnh ngành may mặc, các doanh nghiệp sợi có luỹ kế 2T/2020, giá trị xuất khẩu sợi của Việt Nam giảm 16% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh bùng phát Trung Quốc (thị trường xuất khẩu sợi lớn nhất của Việt Nam) khiến các nhà máy dệt tại Trung Quốc phải ngưng hoạt động từ 10–15 ngày trong tháng 02/2020 từ đó làm giảm nhu cầu nhập khẩu sợi của Việt Nam. Tháng 03/2020, các doanh nghiệp dệt Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động trở lại, như vậy các doanh nghiệp sợi Việt Nam sẽkhông còn bị tác động trực tiếpở đầu ra. Tuy nhiên, vấn đề đáng do ngại là nếu tình hình dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu dệt may toàn cầu sụt giảm, các doanh nghiệp sợi cũng sẽ gián tiếp bị ảnh hưởng.

- Đối với các doanh nghiệp dệt, có phần khả quan hơn trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Lâu nay dệt nhuộm luôn là điểm nghẽn trong chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, số lượng các doanh nghiệp dệt khá ít (chỉ chiếm 18% trong tổng số lượng các doanh nghiệp dệt may) và chủ yếu sản xuất để phục vụ nội địa. Khi chuỗi cungứng dệt may toàn cầu bị gián đoạn trong 2T/2020, các doanh nghiệp dệt ít bị ảnh hưởng hơn so với doanh nghiệp sợi và doanh nghiệp may nhờ tận dụng được nguồn sợi trong nước và không phụ thuộc vào xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài khiến nhu cầu dệt may toàn cầu sụt giảm, các doanh nghiệp dệt sẽgián tiếp bị ảnh hưởng.(Trương Thị Phúc Nguyên, 2020)

- Thông tin mới đây nhất, thặng dư thương mại dệt may 9 tháng năm 2020 đạt 13,76 tỷ USD, giảm 12,11% so với cùng kỳ, theo báo cáo của Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), 9 tháng đầu năm 2020, toàn ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được 25,584 tỷUSD, giảm 12% so với cùng kỳ. Thặng dư thương mại dệt may 9 tháng đạt 13,765 tỷ USD, chiếm 53% tỷ lệ giá trị gia tăng, giảm 12,11% so với cùng kỳ. (Thế Hoàng, 2020)

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN

VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TRƯỜNG GIANG

2.1. Tổng quan vềCông ty Cổphần may Trường Giang