• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

3.2.2. Giải pháp chuyên môn, nghiệp vụ

Nghiên cứu ban hành hệthống định mức, chế độ chi tiêu trên cơ sởcác tiêu chí hợp lý, mức chi bảo đảm tiết kiệm nhưng phản ánh đúng đủ chi phí tiêu hao, cơ cấu hệthống đầy đủ toàn diện, xây dựng một hệthống tiêu chuẩn định mức thểhiện quan hệ tương quan hợp lý giữa kết quả, hiệu quả đầu ra với mức chi đầu vào. Các tiêu chuẩn định mức này có tính tổng hợp cao, gắn với điều kiện KTXH cụ thểcủa từng địa phương. Hệ thống tiêu chuẩn định mức này sẽ là căn cứ để chuyển từmô hình dự toán ngân sách theo chi phí đầu vào sang mô hình dự toán ngân sách theo kết quả, hiệu quả đầu ra.

- Khâu xét duyệt dựtoán củacác đơn vịthụ hưởng do phòng Tài chính–Kế hoạch đảm nhiệm phải thận trọng, xem xét kỹ càng, xác định lại những nội dung đơn vị bố trí có cần phù hợp với quy định không, có thể liên hệ với các đơn vị để thảo luận và yêu cầu giải trình khi cần thiết.

- Thiết lập hệ thống định mức phân bổchi ngân sách khoa học phù hợp với địa phương, cập nhật được các chỉ số giá tiêu dùng qua các năm, định mức theo biên chế có xét đến tính chất đặc thù ngành và điều kiện từng vùng.

Chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà nước

Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển hoạt động sựnghiệp. Thực hiện chế độ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu, sửa đổi một sốkhoản thu phù hợp với thực tế; thực hiện giao đầy đủquyền chủ động, tự chủ cho các đơn vịsựnghiệp.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát và nâng cao trách nhiệm và tự chịu trách nhiệm của đơn vị và thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong việc quản lý điều hành dựtoán kinh phí của đơn vịmình đảm bảo đúng nội dung, chương trình; đúng tiêu chuẩn, định mức và theo quy định của pháp luật; Kịp thời điều chỉnh các chương trình, nội dung sai với dự toán được lập.

Để thực hiện chi NSNN có hiệu quả cần phải nghiêm túc thực hiện dựtoán đối với các lĩnh vực trọng tâm như: phải có sựkiểm tra, đánh giá để nâng cao hiệu quảchi NSNN cho sựnghiệp giáo dục tào tạo của huyện; thực hiện chi tiết kiệm các nội dung chi thông thường không mang lại hiệu quảcao trong hoạt động của đơn vị.

Thực hiện nghiêm túc, triệt đểcông tác chi tiết kiệm NSNN của các đơn vịtheo đúng công văn của Bộ tài chính và các cơ quan chức năng ban hành.

Hoàn thin công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước Quyết toán NSNN là việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện ngân sách và chính sách tài chính ngân sách của quốc gia cũng như xem xét trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước khi sửdụng nguồn lực tài chính quốc gia đểthực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong một thời gian nhất định, được cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Phòng Tài chính - Kế hoạch cần phối hợp với KBNN huyện đôn đốc các đơn vị sửdụng ngân sách xửlý số dư cuối năm theo đúng quy định tại Thông tư số 108/2008/TT-BTC về hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm và các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính.

Hiện nay, các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chưa thật sự chủ động trong việc xử lý số dư cuối năm ngân sách, điều này gây khó khăn cho KBNN trong việc thực hiện xửlý cuối năm và cung cấp báo cáo, sốliệu cho đơn vịcấp trên.

- Cần rà soát quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi thật sựcần thiết theo chế độ quy định của pháp luật. Kiên quyết không thực hiện việc chuyển nguồn đối với các nhiệm vụ do chủquan củacác cơ quan, đơn vịsửdụng ngân sách thực hiện chậm.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cần thực hiện nghiêm túc và cương quyết đối với những khoản chi không nằm trong dự toán được duyệt, vi phạm định mức tiêu chuẩn của Nhà nước.

- Cần phải thu hồi các khoản chi từ nguồn thu để lại qua quản lý ngân sách nhà nước mà đơn vịkhông lập trong dự toán để góp phần hạn chế những thất thoát, lãng phí màđơn vịgây ra.

Công tác kiểm tra phải được thường xuyên hàng năm nhằm đảm bảo số liệu chính xác đầy đủ trong thực hiện trước khi quyết toán được thông qua Hội đồng nhân dân huyện.

3.2.2.2. Tăng cường quản lý chi ngân sách Nhà nước đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, chống thất thoát, lãng phí

Hàng năm điều hành quản lý chi ngân sách huyện theo đúng dự toán được giao, bám sát mục chi, đảm bảo chi đúng nhiệm vụ chi, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành của Nhà nước. Đối với kinh phí để đầu tư XDCB, mua sắm thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, thực hiện tốt chế độ tựchủtựchịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ tổchức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sựnghiệp công lập. Các đơn vị trên phải xây dựng và lập được kế hoạch, quy chế chi tiêu nội bộ, theo tháng, quý, năm được cơ quan thông qua và được cơ quan Tài chính thẩm định.

Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Thực hiện nghiêm chế độ trách nhiệm với người đứng đầu đơn vị nếu xảy ra sai phạm, thất thoát, lãng phí trong việc sửdụng Ngân sách và tài sản công. Triệt để thực hiện tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quảsửdụng vốn của NSNN.

Thực hiện nghiêm túc chế độ công khai hóa tài chính theo đúng quy định của Nhà nước, việc mua sắm trang thiết bịvà sửa chữa các thiết bị tài sản trong cơ quan hành chính phải theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định, trước khi mua sắm, sửa chữa tài sản, thiết bị phải được cơ quan Tài chính thẩm định vềnhu cầu, giá cả theo đúng quy định hiện hành.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các công trinh XDCB trên địa bàn, thẩm định chặt chẽ giá mua sắm tài sản và giá quyết toán các công trình XDCB hoàn thành, giảm trừcác khoản chi sai chế độ quy định hiện hành.

Xác định rõ trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng, tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư, phân định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư, xây dựng.

3.2.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý, điều hành chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn

Hoàn thiện công tác điều hành qun lý chi ngân sách Nhà nước ca cán b qun lý

Các cán bộquản lý trong lĩnh vực tài chính cần phải thường xuyên tựhọc hỏi nghiên cứu, chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những kiến thức mới để chỉ đạo điều hành cho cán bộcấp dưới thực hiện đúng theo đường lối củaĐảng, chính sách pháp luật của nhà nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Có phương pháp quản lý điều hành phù hợp với thực tế công việc của đơn vị mình, với chức trách nhiệm vụcủa tổchức mình. Biết phân công nhiệm vụ, công việc đúng sở trường, năng lực của từng cán bộ để phát huy nănglực của từng cán bộ, hạn chếnhững tồn tại đểhoàn thành nhiệm vụtốt hơn.

Cán bộquản lý luôn phải gương mẫu, chuẩn mực, phẩm chất đạo đức tốt để các cán bộcó thểhọc tập và noi theo.

Tiếp tc thc hin có hiu qu khoán chi hành chính và hoàn thiện cơ chế tch, tchu trách nhiệm đối với các đơn vịsnghip công lp

Thực hiện phân loại khu vực hành chính Nhà nước để áp dụng chủ trương khoán chi và thực hiện cải cách tiền lương cho cán bộ, bao gồm:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vịsựnghiệp tựbảo đảm chi phí hoạt động);

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tựbảo đảm một phần chi phí hoạt động);

- Đơn vịcó nguồn thu sựnghiệp thấp, đơn vịsựnghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộchi phí hoạt động).

Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 về quy định cơ chế tựchủ đơn vịsựnghiệp công lập, thủ trưởng đơn vịsựnghiệp công lập được tựchủbiên chếtrong phân công, sắp xếp, điều động cán bộ, thuê hợp đồng lao động cho phù hợp với tình hình thực tếcủa đơn vị. Thủ trưởng được quyết định các nội dung sửdụng ngân sách được phân bổ, không hạn chếchi bổsung thu nhập cho cán bộ đối với kinh phí tiết kiệm chưa sử dụng hết, được ban hành quy chếchi tiêu đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và trên cơ sởkinh phí tựchủ được giao.

Để nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp cần phải chuyển đổi từgiao dự toán ngân sách sang phương thức đặt hàng cung cấp dịch vụcông để tạo tính cạnh tranh lành mạnh, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việc kiểm tra công tác quản lý chi ngân sách dựa trên kết quả đầu ra với các chỉ tiêu định lượng cụthể. Người đứng đầu cơ quan được gắn trách nhiệm cụ thểtrong quá trình thực thi nhiệm vụ để tránh tình trạng không xử phạt được nghiêm do trách nhiệm chồng chéo giữa các cấp.

Trin khai có hiu quả ứng dng lp và phân b ngân sách theo khuôn khchi tiêu trung hạn trên địa bàn

Th nht, áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầu ra nhằm gắn kết với chính sách, kếhoạchvớingân sách.

Thực tiễn đã cho thấy, nếu không có những thay đổi cơ bản về phương thức lập kếhoạch ngân sách, thì không thểthực hiện phân bổ ngân sách theo các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế và hệ quả là không có cơ sở để đảm bảo rằng các mục tiêu KTXH sẽ trở thành hiện thực. Vì cần phải có thời gian để thực hiện các mục tiêu KTXH đặt ra (3 năm, 5 năm…), nên nếu không có một khung chi tiêu trung hạn xác định mục đích, các bước đi, lộ trình làm căn cứ đểphân bổ, quản lý nguồn lực, thì nguồn lực rất có thể bị phân bổ không thống nhất giữa các năm, việc tăng giảm ngân sách phân bổ sẽdiễn ra một cách tùy tiện, không có cơ sở... Vì vậy, triển khai ứng dụng lập và phân bổ ngân sách theo cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một đòi hỏi cấp thiết.

Áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng theo kết quả đầu ra nhằm gắn kết với chính sách, kếhoạch với ngân sách có nghĩa là sẽphải đổi mới căn bản phương thức phân bổ ngân sách theo định mức hiện hành. Việc phân bổ ngân sách theo định mức hiện hành thực chất là phân chia ngân sách, trên cơ sở mức chi của các năm trước và khả năng tăng nguồn trong thời gian tới, cách phân chia này ngân sách rải đều cho các lĩnh vực, các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách, nên nguồn lực được phân bổ hầu như chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu chi tiêu - ngân sách chỉ đủ đểduy trì hoạt động của khu vực công, hay nói cách khác là để đảm bảo nhu cầu chi lương, ngân sách dành cho chi cung cấp dịch vụ rất hạn chế... Phân bổ ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

trung hạnđược xác định trên cơ sở nhu cầu kinh phí để thực hiện được các nhiệm vụ, mục đích nhất định sẽphân bổ đủ nhu cầu kinh phí đểthực hiện từng nhiệm vụ.

Quản lý theo phương thức này đảm bảo nguyên tắc kỷ luật tài khóa tổng thể;

phân bổnguồn lực theo các ưu tiên chiến lược của nền kinh tế; sửdụng có hiệu quả, hiệu lực các nguồn lực trong việc thực hiện các ưu tiên chiến lược với chi phí thấp nhất. Quản lý theo phương thức này đặt kết quả đầu ra lên hàng đầu, đồng thời không chỉ quan tâm đến việc chi tiêu có đúng chế độ, định mức, đúng chính sách mà còn phải gắn việc chi tiêu với việc thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH trên địa bàn.

Th hai, áp dụng ngay phương thức quản lý ngân sách theo khung chi tiêu trung hạn với các cơ quan hành chính Nhà nước (HCNN) trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quảsửdụng ngân sách.

Việc đổi mới quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn (3 năm) là việc đổi mới cả một cách làm, một thói quen, tiến tới xây dựng một quy trình mới, một mô hình mới. Công việc đổi mới này là thực sựkhó, cần có thời gian nhưng không thể không làm được.

Việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan quyền lực có sựtham gia của người dân chủ yếu hướng vào yêu cầu đảm bảo tính công khai, minh bạch sửdụng nguồn kinh phí và mức độ đáp ứng việc cung cấp các dịch vụ hành chính cho người dân trong giới hạn nguồn lực được giao.

Điều quan trọng nhất là ngay từ bước đầu tiên của quy trình xây dựng dự toán, các mục tiêu kết quả đầu ra dự kiến sẽ đạt được phải được xác định, và dựa trên cơ sở đó mà xác định mức độ cấp phát ngân sách để thực hiện và đạt các mục tiêu đó. Do vậy, ngay từ khâu lập dự toán, các cấp lãnh đạo đã thấy trước được những kết quả đầu ra và nguồn tài lực đảm bảo thực hiện các kết quả đầu ra đó. Rõ ràng việc cung cấp nguồn lực tài chính và thực hiện các mục tiêu chính trị đã được gắn kết, có thể tiên liệu được. Nói cách khác, thay vì chỉ dựa trên cơ sở nguồn lực hiện cóở đầu vào để lập dựtoán và phân bổngân sách, quy trình xây dựng và quản lý ngân sách mới đặt trọng tâm vào việc xác định trước các kết quả đầu ra, dựa chủ yếu vào kết quả đầu ra để xây dựng kế hoạch và phân bổ ngân sách theo tầm nhìn

Trường Đại học Kinh tế Huế

trung hạn 3 năm liên tục. Vậy, đổi mới quy trình và phương pháp quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn là lựa chọn đúng đắn, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn trong lĩnh vực quản lý và lập kếhoạch ngân sách, phù hợp với xu thếhội nhập kinh tếquốc tếhiện nay.

Phi kết hp cht ch giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan chuyên môn công tác quản lý ngân sách

Hiệu quả quản lý chi thường xuyên phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý ngân sách Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả quản lý chi thường xuyên cần phải thường xuyên rà soát chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý ngân sách các cấp đảm bảo yêu cầu quản lý tài chính. Chính quyền địa phương cần xem xét tinh gọn bộ máy, phân định chính xác chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị để tránh chồng chéo, phiền hà vềthủtục hành chính.

Quy trình nghiệp vụ, thủtục hành chính trong quản lý chi thường xuyên ngân sách phải thống nhất giữa các cơ quan và các cấp ngân sách, được niêm yết công khai tại trụsở và trên trang thông tin điện tử. Chú trọng ghi rõ thời gian giải quyết, trình tựluân chuyển hồ sơ. Các đơn vị quản lý ngân sách trên địa bàn phải cam kết áp dụng hệthống tiêu chuẩn ISO trong quản lý chi NSNN. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO tạo ra phương pháp làm việc khoa học cho cán bộ, xác định rõ quy trình nghiệp vụvà mang lại hiệu quảtốt trong quản lý ngân sách.

Việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn quản lý tài chính sẽ giảm thiểu được những sai sót, vận hành quy trình nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian. Hiện nay huyện đã triển khai thành công hệ thống TABMIS trong quản lý chi thường xuyên ngân sách. Đây là hệ thống tích hợp, trong đó, phân định rõ vai trò của từng người, từng đơn vị tham gia hệthống, đòi hỏi thực hiện quy trình một cách đồng bộ, nhịp nhàng. Trong quá trình triển khai hệthống TABMIS, lãnh đạo phòng Tài chính – Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước huyện cần phân công, bố trí cán bộphụ trách việc vận hành, có chếtài gắn liền với việc thực thi nhiệm vụcủa từng cán bộ, đơn vịtham gia và hệthống.

Trường Đại học Kinh tế Huế