• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG

2.3. Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ở huyện Bố

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

hoạch phát triển KTXH trên địa bàn. Ngân sách chi thường xuyên được soạn lập một cách riêng rẽlàm giảm hiệu quảsửdụng nguồn lực công.

2.3.2.4. Đội ngũ cán bộ làm công tác Tài chính còn thiếu vềsố lượng, yếu về chất lượng, chưa đủ khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu đặt ra hiện nay

Hiện nay Bộ tài chính đã giao KBNN chủ trì thực hiện cải cách hệ thống thông tin quản lý NSNN (Tabmis), giao cho cơ quan Tài chính đảm nhận khâu nhập dựtoán. Với một khối lượng công việc lớn như thế, trong khi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác nhập dựtoán của cơ quan tài chính thì quá mỏng, hạn chế cảvề mặt số lượng lẫn chất lượng, dẫn đến tình trạng lập dựtoán vào hệthống còn quá chậm, thậm chí có nhiều ĐVSDNS đến thời điểm tháng 03 nhưng dự toán nguồn kinh phí tự chủ vẫn chưa được sử dụng, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị trên địa bàn. Do vậy cần phải có chế tài quy định cụthểtrách nhiệm và sựphối hợp giữa cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình quản lý dựtoán NSNN.

Thêm vào đó, cán bộlàm công tác tài chính tại các đơn vịdựtoán còn nhiều hạn chế, chưa nắm bắt đầy đủcác chế độkếtoán ngân sách,không được đào tạo bài bản, thường được kiêm nhiệm do vậy khó có thể đáp ứng kịp thời trước yêu cầu cải cách Tài chính công của Chính phủ như hiện nay. Trình độ xây dựng dự toán của các ĐVSDNS còn yếu, bởi nhiều cán bộ chuyên môn tại các đơn vị ngân sách không được đào tạo bài bản, thường được kiêm nhiệm, khi lập dự toán không căn cứ vào chế độ tài chính, tiêu chuẩn định mức chi quy định dẫn đến dự toán của nhiều đơn vị chưa đủ cơ sở để Sở Tài chính tổng hợp. Qua thực tế tại huyện Bố Trạch công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từtrên xuống.

2.33. Nguyên nhân ca hn chế

tai, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Các thảm họa bất ngờ từ thiên nhiên gây ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phân bổ và sử dụng ngân sách trên địa bàn.

Hai là, cơ chế, chính sách của Nhà nước:

- Hệ thống định mức không phù hợp: Căn cứ chi ngân sách là các chế độ, định mức nhưng hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách, định mức kinh tếkỹthuật thường lạc hậu (chỉ đáp ứng được từ70-80% so với nhu cầu), không phù hợp, chậm được sửa đổi bổsung nên trên thực tếnhiều chế độ định mức chỉ mang tính kế hoạch, hướng dẫn là chính, ít được các cơ quan đơn vị tuân thủ chấp hành. Nhiều loại đơn giá, định mức gắn liền với công tác quản lý chi thường xuyênnhưng chậm được ban hành.

- Chưa có các quy chếvềkhung chi tiêu trung và dài hạn: Luật NSNN 2002 quy định việc lập dự toán ngân sách hàng năm. Tuy nhiên, trong thực tế, khi quyết định các chính sách chi có nghĩa là hình thành các nhu cầu chi nhiều năm. Như vậy, nếu không xây dựng một khung chi tiêu trung hạn hay ngân sách nhiều năm thì các cơ quan, ban, ngành, địa phương phải đối mặt với mâu thuẫn là nhiệm vụ thì có, nhưng không rõ nguồn tài trợcho các nhiệm vụnàyở đâu. Ởmức độ khái quát hơn, việc không có được một khung chi tiêu trung hạn, không có các ước tính hợp lý về khả năng nguồn lực dành cho khu vực công có nghĩa là không thể phân tích, đánh giá, lựa chọn các dự án, đề án chi tối ưu cho một giai đoạn, không thể đảm bảo tính chủ động trong việc lập kế hoạch, bố trí nguồn vốn một cách hiệu quả. Không dự báo được khả năng nguồn lực cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cơ chế, chính sách thường quá tải, không có nguồn lực đối ứng để thực hiện. Hệ quả là nguồn lực có xu hướng bị phân nhỏ, dàn trải cho mỗi cơ chế, chính sách, mỗi lĩnh vực, địa phương một phần nào đó, chứ ít căn cứvào nhu cầu, mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụphát triển KTXH từng thời kỳ.

Ba là, thời gian xây dựng dự toán và mô hình ngân sách còn bất cập

Theo quy định hiện hành, trước ngày 10/6/N Bộ Tài chính gửi số kiểm tra ngân sách cho UBND tỉnh thì chậm nhất là ngày 25/7/N UBND tỉnh phải gửi dự toán ngân sách năm sau về Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch – Đầu tư bao gồm dự toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

ngân sách cấp huyện, xã và dự toán ngân sách cấp tỉnh. Thời gian xây dựng dự toán ngắn, các cơ quan khó trong công tác chuẩn bị, lập, thẩm tra, thảo luận dự toán. Bên cạnh đó, HĐND cấp dưới phải phê duyệt dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi HĐND cấp trên trực tiếp phê duyệt và phân bổ dự toán ngân sách địa phương. Do vậy, công tác chuẩn bị rất gấp gáp dẫn đến việc lập dự toán khá qua loa và khó tránh được sai sót.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủquan

- Nguyên nhân từ Chính quyền địa phương:

Hệ thống định mức trên cơ sở phân chia ngân sách cho các ngành, lĩnh vực, không dựa trên những đánh giá khách quan về chức năng, nhiệm vụ, mục đích, mục tiêu của từng ngành, lĩnh vực trong mỗi thời kỳ: Luật NSNN trao cho tỉnh quyền xây dựng và quyết định hệthốngđịnh mức phân bổ ngân sách trên địa bàn, tỉnh sẽ ởvịthế tốt hơn đểnhận diện về các điều kiện, khả năng, mục tiêu và ưu tiên phát triển KTXH của địa phương. Trên cơ sở đó sẽ có các quyết định phân bổngân sách phù hợp hơn, thực tế hơn. Tuy nhiên, tỉnh lại mô phỏng hệthống định mức phân bổcủa Trung ương và xác định định mức phân bổngân sách chủyếu dựa theo thực tếchi của các ngành, lĩnh vực giai đoạn trước đó và khả năng tăng thu trong tương lai. Nói cách khác, việc phân bổ ngân sách chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trong từng giai đoạn. Phân bổngân sách cũng chưa gắn với những thay đổi vềvai trò của tỉnh đối với mỗi ngành, lĩnh vực khi có những thay đổi nhất định về cơ chế, chính sách như xã hội hóa, Nhà nước và nhân dân cùng làm… Việc phân bổngân sách hiện hành được xem như là phương pháp phân bổ ngân sách tăng thêm, mỗi kỳ, mỗi năm, thực chất là tăng thêm cho mỗi lĩnh vực theo định kỳ một khoản nào đó, không cần đánh giá xem các nhiệm vụ, mục tiêu và nhu cầu nguồn ngân sách đối với mỗi lĩnh vực thay đổi như thếnào.

Mô hình lập ngân sách theo đầu vào được áp dụng khá cứng nhắc nên nguồn ngân sách bị phân bổ khá dàn trải, thiếu hệ thống và sự kết nối giữa các năm nên khó theo đuổi mục tiêu chiến lược. Chính vì thế xảy ra trường hợp chênh lệch lớn giữa dự toán và thực hiện, hiệu quả sử dụng ngân sách thấp, khó định lượng rõ ràng kết quả đạt được.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Nguyên nhân từ Cơ quan Tài chính – Kho bạc Nhà nước và các ban, ngành có liên quan:

Đội ngũ cán bộ ngành tài chínhở cấp huyện, xã còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, trìnhđộ còn chưa đồng đều, chưa được chuẩn hóa và bắt kịp với tiến trình cải cách Tài chính. Nhận thức về luật NSNN và các văn bản về NSNN của cán bộ còn hạn chế dẫn đến quá trình sử dụng, quản lý ngân sách còn lúng túng thậm chí còn thực hiện sai chế độ hiện hành.

Việc triển khai tin học hóa công tác kế toán ngân sách còn chậm và thiếu đồng bộ dẫn đến việc đối chiếu rất vất vả, gây áp lực lớn trong kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nước.

Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngân sách chưa chặt chẽ đặc biệt là khâu thu thập số liệu và lập báo cáo, số liệu còn khập khiễng giữa các bên có liên quan nên khó đưa được con số chính xác kịp thời tham mưu phục vụ công tác điều hành ngân sách trên địa bàn.

Hiện nay, một mặt chưa có chế tài xử phạt thực sự nghiêm khắc đối với việc vi phạm trong quản lý ngân sách, mặt khác cán bộ kiểm tra, thanh tra chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình dẫn đến công tác thanh, kiểm tra mang nặng tính hình thức, gây lãng phí ngân sách nhưng lại thiếu hiệu quả.

- Nguyên nhân từ đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước:

Một số cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN chưa chấp hành tốt các quy định của Luật ngân sách, chưa nâng cao ý thức quản lý sửdụng kinh phí tiết kiệm và có hiệu quả. Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN chưa đúng quy định là nguyên nhân gây ra lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi. Thực trạng nhiều kế toán của đơn vị sử dụng ngân sách là cán bộ kiêm nhiệm, chưa được đào tạo, trang bị các kiến thức cơ bản liên quan đến quản lý tài chính, việc cập nhật các văn bản, chế độ chưa thường xuyên vì vậy còn xảy ra tình trạng vi phạm chế độquản lý tài chính và sai sót trong quá trình lập, chấp hành cũng như quyết toán ngân sách.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.4. Đánh giá của đối tượng sử dụng NSNN trong công tác quản lý chi thường