• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG

2.3. Đánh giá công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ở huyện Bố

2.3.2. Hạn chế

2.3.2.1. Phân cấp quản lý chi thường xuyên cho cấp huyện, xã còn nhiều bất cập Một sốlĩnh vực phân cấp chi không đồng bộvới phân cấp quản lý vềbộmáy và tổ chức cán bộ như: chi sự nghiệp giáo dục mầm non là nhiệm vụ chi của ngân sách xã, nhưng ngân sách huyện lại chi một sốkhoản lương, phụcấp, trong khi một sốkhoản chi khác ngân sách xã phải cân đối đểchi.

Một số nhiệm vụ chi gắn trực tiếp với quản lý điều hành của cấp huyện nhưng chưa được phân cấp và cân đối trong dự toán giao đầu năm nên huyện, xã không chủ động trong việc kếhoạch hóa và sắp xếp điều hành ngân sách.

2.3.2.2. Các định mức phân bổvà sửdụng ngân sách cho chi thường xuyên chưa cụ thể hóa, chưa bám sát và phù hợp với tình hình thực tế

Trong những năm qua đã được UBND tỉnh nhiều lần bổ sung, sửa đổi nhưng cho đến nay định mức phân bổvà sửdụng ngân sách vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chếcụthể:

- Căn cứ để xây dựng định mức chưa thực sự đủ cơ sởkhoa học vững chắc, chưa bao quát toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội, còn mang tính chất định tính, bình quân, chưa bám sát và phù hợp với tình hình thực tếtại địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tình trạng sử dụng ngân sách ở một số đơn vị còn lãng phí, chưa thực sự tiết kiệm chống lãng phí, chưa hiệu quảlàm mất lòng tin của cán bộ, nhân dân trong sửdụng tiền của nhân dân, của tập thể, của Nhà nước.

- Việc ban hành bổ sung, sửa đổi các chế độ chính sách của Nhà nước về định mức sửdụng ngân sách là quá chậm, còn nhiều bất hợp lý, thiếu đồng bộ, chủ yếu là mang tính chất xửlý tình thế, điển hình là các chính sách về tiền lương, phụ cấp lương, công tác phí, chế độ điện thoại, hội nghị, cơ chế thu học phí, viện phí...

Đặc biệt trong năm qua tốc độ lạm phát phi mã, giá cả leo thang, các định mức chi tiêu không còn phù hợp với thực tế, nhưng các văn bản vẫn chưa bổ sung kịp thời, gây khó khăn trong quá trình quản lý và sửdụng ngân sách, cũng chính từlý do này đã tạo khe hở cho các đơn vị khai khống số lượng nhằm bù lại phần định mức quá thấp đó, sự thỏa thuận ngầm giữa các cơ quan tài chính và ĐVSDNS nên dự toán vẫn được đồng ý và thông qua, tạo thành tiền lệ khó có thể thay đổi. Sự gian dối không mong muốn này làm cho việc quản lý chi thường xuyên NSNN trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

2.3.2.3. Công tác lập, phân bổ dự toán và quyết toán chi thường xuyên ngân sách còn tồn tại nhiều bất cập

Thứ nhất, thời gian phê duyệt và phân bổ dự toán thực tế còn chậm. Thời gian xây dựng dự toán ngân sách hiện nay chưa đủ dài để tạo điều kiện cho các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng chuẩn bị, lập, thẩm tra, thảo luận dựtoán ngân sách. Việc bố trí thời gian chuẩn bị cho kỳ họp HĐND huyện và các ban ngành liên quan chưa phù hợp. Công tác lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách thường chậm về thời gian quy định, chủ yếu dựa vào dự toán và phân bổ của cấp tỉnh để kịp thời cho kỳ họp HĐND huyện vào cuối năm do đó mà quy trình thực hiện hay bị rút ngắn và kiểm soát đôi khi chưa kỹ càng. Mặt khác, do việc lập, phân bổ, NSNN ở các cấp còn có sự đan xen, lồng ghép, cấp trên phải chờ cấp dưới làm ảnh hưởng đến thời gian cấp dự toán cho đơn vị. Thực tế đầu năm hầu như các đơn vị chỉ đượcứng trước dự toán để chi lương, các khoản phụ cấp theo lương, do vậy rất thụ động trong quá trình thực thi hoàn thành nhiệm vụ

Trường Đại học Kinh tế Huế

của mình. Trong khi luật NSNN quy định ĐVSDNS chỉ được ứng trong tháng 01 của quý I.

Thứhai, việc xây dựng dự toán chi chưa bao quát và định mức hóa được hết các nhiệm vụchi, thiếu cơ sởkhoa học, chủ yếu mang tính chất định tính.Căn cứ để xây dựng dựtoán ngân sách dựa vào hệthống định mức phân bổ, định mức chi ngân sách, chế độ chi tiêu tài chính do Chính phủ và HĐND, UBND tỉnh quy định. Tuy nhiên nhiều lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi hiện chưa có mức chi tiêu cụ thể, chưa bao quát được hết các nhiệm vụ chi nghiệp vụ đặc thù ở các cơ quan đơn vị… dẫn tới công tác lập dự toán chưa cụthể, chưa chi tiết đến từng nhiệm vụ đặc thù của các đơn vị. Vì vậy trong năm tài chính thường xuyên phải bổ sung, điều chỉnh ngoài dựtoán đầu năm hoặc UBND huyện vẫn phải ban hành các quyết định cá biệt cấp bổ sung kinh phí cho các đơn vị sử dụng để thực hiện nhiệm vụ. Việc này có thể dẫn tới cơ chế “xin - cho” hoặc "tuỳ tiện" trong phân bổ ngân sách. Ngược lại có trường hợp đơn vịsửdụng ngân sách được cấp trên giao quá nhiều nhiệm vụ nhưng NSĐP không đủ nguồn kinh phí để bố trí đáp ứng hoặc đơn vị không thực hiện hết nhiệm vụdẫn đến phải chuyển nguồn sang năm sau.Một số cơ quan, ĐVSDNS còn có tư tưởng đối phó, đềphòng dự toán “bị cắt” nên đã lập dự toán cao hơn rất nhiều so với định mức và nhu cầu chi thực tế. Vì vậy, gây khó khăn trong việc quản lý lập dựtoán.

Thứba, khả năng đảm bảo từnguồn thu ngân sách của địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên. Vấn đề này không chỉ diễn ra giữa đơn vị dự toán đối với cơ quan tài chính mà còn giữa ngân sách cấp trên đối với ngân sách cấp dưới. Đối với ngân sách cấp dưới xây dựng dự toán thu thấp hơn khả năng thu để mong được hưởng từ nguồn vượt thu; dự toán chi thường xuyên không trên cơ sở nguồn thu mà thường xây dựng ở mức cao hơn đểkỳvọng được cân đối bổsung từ ngân sách cấp trên.

Thứ tư, dự toán chi NSNN ở địa phương mới chỉ xây dựng kế hoạch theo từng năm (ngắn hạn), chưa xây dựng được kế hoạch trung và dài hạn. Hiện nay NSĐP được lập hàng năm vừa tốn thời gian, nhân lực và tiền bạc vừa không dựliệu hết mọi biến cố trung hạn có thể ảnh hưởng đến dự toán, nên chưa gắn kết với kế

Trường Đại học Kinh tế Huế

hoạch phát triển KTXH trên địa bàn. Ngân sách chi thường xuyên được soạn lập một cách riêng rẽlàm giảm hiệu quảsửdụng nguồn lực công.

2.3.2.4. Đội ngũ cán bộ làm công tác Tài chính còn thiếu vềsố lượng, yếu về chất lượng, chưa đủ khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu đặt ra hiện nay

Hiện nay Bộ tài chính đã giao KBNN chủ trì thực hiện cải cách hệ thống thông tin quản lý NSNN (Tabmis), giao cho cơ quan Tài chính đảm nhận khâu nhập dựtoán. Với một khối lượng công việc lớn như thế, trong khi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác nhập dựtoán của cơ quan tài chính thì quá mỏng, hạn chế cảvề mặt số lượng lẫn chất lượng, dẫn đến tình trạng lập dựtoán vào hệthống còn quá chậm, thậm chí có nhiều ĐVSDNS đến thời điểm tháng 03 nhưng dự toán nguồn kinh phí tự chủ vẫn chưa được sử dụng, làm ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị trên địa bàn. Do vậy cần phải có chế tài quy định cụthểtrách nhiệm và sựphối hợp giữa cơ quan Tài chính và KBNN trong quá trình quản lý dựtoán NSNN.

Thêm vào đó, cán bộlàm công tác tài chính tại các đơn vịdựtoán còn nhiều hạn chế, chưa nắm bắt đầy đủcác chế độkếtoán ngân sách,không được đào tạo bài bản, thường được kiêm nhiệm do vậy khó có thể đáp ứng kịp thời trước yêu cầu cải cách Tài chính công của Chính phủ như hiện nay. Trình độ xây dựng dự toán của các ĐVSDNS còn yếu, bởi nhiều cán bộ chuyên môn tại các đơn vị ngân sách không được đào tạo bài bản, thường được kiêm nhiệm, khi lập dự toán không căn cứ vào chế độ tài chính, tiêu chuẩn định mức chi quy định dẫn đến dự toán của nhiều đơn vị chưa đủ cơ sở để Sở Tài chính tổng hợp. Qua thực tế tại huyện Bố Trạch công tác lập và thảo luận dự toán còn mang nặng tính hình thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từtrên xuống.

2.33. Nguyên nhân ca hn chế