• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở một số địa

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ở một số địa

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ởThành ph Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN thành phố Huế trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực và có nhiều cải tiến; công tác quản lý dần đi vàonềnếp. Để đạt được những thành công này, thành phố đã thực hiện các chính sách, khái quát như sau:

- Thông qua việc phân công, phân cấp quản lý điều hành ngân sách đã tạo tính chủ động cho chính quyền địa phương và các đơn vịthụ hưởng ngân sách trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Ngoài ra, việc phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn cho từng cấp chính quyền đã tạo nên sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nước trong quản lý, điều hành chi thường xuyên ngân sách.

- Trách nhiệm thủ trưởng các phòng, ban, ngành và lãnh đạo các phường trong quản lý chi thường xuyên NSNN được nâng lên. Việc phân quyền quản lý đi đôi với phân cấp ngân sách đã kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ. Theo quy định của tỉnh, cấp thành phố, huyện, thịxãđược giao quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm về biên chếvà kinh phí quản lý hành chính, nhờ đó tăng sự chủ động và nâng cao ý thức trách nhiệm trong sử dụng NSNN. Tăng

Trường Đại học Kinh tế Huế

cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan Tài chính – Kếhoạch, Thuế, KBNN trong công tác thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên và kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản.

- NSNN từng bước đã gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Thành phốtập trung nguồn lực cho phát triển du lịch, đa dạng hóa các hình thức quảng bá, đổi mới, tăng thêm sản phẩm du lịch như Lễ hội Festival Huế, Festival làng nghề truyền thống, Đêm hội Cung đình, Ngày hội Kinh khí cầu, Lễhội Áo dài…Ngoài ra, thành phốcũng đã bổ sung nguồn ngân sách kịp thời để giải quyết tốt các nhu cầu phát sinh đột xuất như chi cho công tác đảm bảo an ninh chính trị, thực hiện tốt chính sách đồng bào vùng dân tộc, tôn giáo, khắc phục thời kì hậu quả do lũ lụt, dịch bệnh…

- Hệthống KBNNvà các cơ quan tài chính sử dụng thống nhất chương trình hạch toán cụthể là hệthống Tabmis nhờ đó các đơn vịchủ động hơn trong quản lý chi thường xuyên của đơn vị, đảm bảo chính xác thông tin, giảm bớt nhiều thời gian đối chiếu và phục vụkịp thời yêu cầu kiểm soát, thanh tra.

1.3.2. Thành phBc Ninh, tnh Bc Ninh

Thành phốBắc Ninh thuộc đồng bằng Bắc bộ, được xem là một thành phốvệ tinh của thủ đô Hà Nội. Với vị trí đắc địa, gần trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội của cả nước, Bắc Ninh có đầy đủ tiềm năng, cơ hội để phát triển. Trong những năm gần đây, Bắc Ninh đã vươn lên mạnh mẽvới nhiều nhà máy, khu công nghiệp mang lại nguồn thu đáng kể cho tỉnh nhà nói chung và thành phố nói riêng. Với sự phát triển vượt bậc như vậy chi thường xuyên ngân sách của thành phố tồn tại nhiều áp lực bởi ngành nào, lĩnh vực nào cũng quan trọng và đòi hỏi nguồn ngân sách cấp đúng hạn để triển khai các nhiệm vụ được giao. Để giải quyết được vấn đề đó và nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên NSNN, thành phốBắc Ninh đãđồng thời giải quyết các vấn đề:

- Tinh gọn bộ máy hành chính, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụcủa các cơ quan, đơn vị. Thực hiện hợp nhất, tách, chia, lồng ghép các nhiệm vụ để có bộ máy tinh gọn, hiệu quả giúp cơ quan xây dựng dự toán xác định chuẩn xác đối tượng hưởngngân sách, cân đối ngân sách phù hợp bảo đảm đủnguồn đểhoạt động.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Quản lý chặt chẽ chi tiêu trong năm kế hoạch nhằm hạn chế tối đa thất thoát, sử dụng sai mục đích NSNN. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố đặt ra mục tiêu tiết kiệm chi trong khuôn khổ quy định; khi mua sắm phải công khai, minh bạch, tìm nguồn cung cấp chất lượng, giá cảhợp lý…

- Thành phố gắn liền việc chấp hành dự toán chi thường xuyên, mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chính trịtrong các cuộc sơ kết, tổng kết, chấm điểm thi đua hàng năm, bình xét các tổ chức Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên theo khối.

Việc làm thường xuyên này có tác dụng khuyến khích từng đơn vịtự xác định được mức độ thi đua và tạo lập thói quen sửdụng hiệu quảnguồn ngân sách.

Bằng những biên pháp đồng bộ, dự toán ngân sách nhà nước của thành phố Bắc Ninh liên tục hoành thành xuất sắc, công tác quản lý chi thường xuyên ngày càng hoàn thiện, góp phần tăng tổng thu nhập của thành phố, tạo ra nguồn lực tài chính ổn định để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội, đưa thành phố ngày càng trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn của cả nước.

1.3.3. Bài học rút ra cho huyện Bố Trạch

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về chi thường xuyên NSNN, quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện và tham khảo những địa phương có sự tương đồng ở các vùng kinh tế khác nhau của cả nước, tác giảrút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm tham khảo, vận dụng vào công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của huyện BốTrạch như sau:

- Xây dựng kếhoạch tài chính trung và dài hạn, xác định tầm nhìn dài hạn và các mục tiêu phát triển cụ thể theo từng bước, từng thời kỳ để có định hướng vốn phù hợp. Cần có sự cân nhắc lựa chọn những vấn đề mà chính quyền các cấp nên can thiệp để tránh đầu tư dàn trải. Hình thành một khung chính sách kinh tế, kế hoạch phát triển trong nhiều năm. Các kế hoạch, quy định cần rõ ràng, có chiến lược, tránh chồng chéo nhau và giảm bớt sự thay đổi thường xuyên các chính sách để đảm bảoổn định trong quản lý, kích thích đầu tư.

- Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong điều kiện các nguồn lực hạn chế, xem xét giảm quy mô bộmáy chính quyền. Mở rộng việc khoán

Trường Đại học Kinh tế Huế

biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước.

Tăng quyền tự chủ, tựquyết, tựchịu trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị sựnghiệp, tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách cấp trên. Đánh giá lãnh đạo và cán bộ dựa trên hiệu quảcông việc và các chỉsốcụthểnhiều hơn, tránh tình trạng cào bằng.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính công, nâng cao chất lượng dịch vụ công.

Chính quyền cần đềra các tiêu chuẩn vềdịch vụbằng các văn bản chính thức, thực hiện đơn giản hóa gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân và doanh nghiệp. Lấy bộ tiêu chuẩn phục vụ làm tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ và xét thi đua khen thưởng. Phân cấp việc cung cấp các dịch vụ công cho chính quyền cơ sởgắn với chuyển giao nguồn lực tài chính để các dịch vụ đáp ứng sát yêu cầu thực tếvà phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh cụthể, mang lại tiện ích nhiều hơn cho người dân mà lại tiết kiệm chi phí quản lý.

- Chú trọng đào tạo cán bộ, thực hiện chính sách thu hút nhân tài, ưu tiên con em Quảng Bình có thành tích học tập và rèn luyện tốt làm việc trong cơ quan chính quyền của thành phố, khuyến khích các ý tưởng, công trình sáng tạo trong phát triển kinh tế- xã hội, cải cách hành chính. Xây dựng đội ngũ cán bộvà lãnhđạo quản lý, giỏi chuyên môn, có tầm nhìn, cầu tiến và chủ động trong hội nhập.

- Công khai, minh bạch trong quản lý ngân sách nhà nước, giải trình về sử dụng nguồn thu và chi tiêu ngân sách. Đảm bảo cung cấp thông tin về NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng để kịp thời theo dõi,đánh giá và cơ sở để lãnh đạo ra quyết định thích hợp theo từng hoàn cảnh.- Đẩy mạnh xã hội hóađể cải thiện cơ sở hạ tầng, chất lượng các dịch vụ công trong điều kiện nguồn thu của thành phốcòn hạn hẹp. Xã hội hóa giúp thu hút người dân đầu tư, tham gia và giám sát quán trình quản lý chi NSNN, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong các quyết định vềchi NSNN cũng như có động lực tiết kiệm, giữgìn bảo quản tài sản chung, các cơ sở hạtầng. Không chỉ huy động về vốn mà còn huy động được cảchất xám của nhân dân đểxây dựng thành phốngày càng phát triển hơn.

Kinh nghiệm của các địa phương khác là tài liệu quý báu để tham khảo và học hỏi. Tuy nhiên, cần dựa vào hoàn cảnh thực tếcủa địa phương như điều kiện tự

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhiên, đặc điểm KTXH, bộmáy chính quyền, định hướng phát triển theo từng thời kỳ đểvận dụng kinh nghiệm một cách hợp lý, tránh rập khuôn, máy móc. Các chính sách muốn thành hiện thực và mang lại hiệu quả thực sự cần được sự đồng thuận, nhất quán từchính quyền và nhân dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư,…

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI