• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

3.2.3. Giải pháp điều kiện

3.2.3.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, tăng cường đào tạo cán bộ quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn

Hiệu quảquản lý chithường xuyên NSNN phụthuộc rất lớn vào việc tổchức bộ máy quản lý NSNN và chất lượng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tài chính, KBNN và cán bộ kế toán tại các cơ quan, đơn vị sửdụng NSNN. Do vậy, để nâng cao hiệu quảquản lý chithường xuyên NSNN cần phải:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy. Thường xuyên rà soát chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý ngân sách các cấp theo hướng đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong giai đoạn mới, thực hiện có hiệu quả các khoản chithường xuyên ngân sách thuộc quyền quản lý.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện tinh giảm bộ máy quản lý. Chính quyền địa phương cần hết sức coi trọng việc triển khai thực hiện tinh giảm bộ máy và cán bộ, xác định lại chính xác chức năng nhiệm vụcủa từng cơ quan, đơn vịthực hiện quản lý NSNN để tránh chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, giảm phiền hà và rườm rà về thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và nhân dân. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước những cán bộ không đủ năng lực và phẩm chất, không đủsức khoẻvà trìnhđộ chuyên môn, không đểnhững bất cập vềbộmáy và cán bộ kéo dài làm tổn hại đến uy tín của cơ quan Nhà nước và ảnh hưởng đến phát triển KTXH của địa phương.

Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộlàm công tác tài chính. Cán bộ luôn là khâu trọng yếu trong mọi chủ trương, chính sách. Vấn đềkhông phải làởsố lượng mà chính là chất lượng cán bộ. Chất lượng cán bộ thể hiện trên một số phương diện: Tư cách (thái độ trong công việc, quan hệvới đồng nghiệp, hành xử với công dân), Năng lực (trìnhđộchuyên môn, thời gian công tác, kinh nghiệm, quá trình rèn luyện, tựbồi dưỡng,…) và Hiệu suất (mức độ hoàn thành công việc được giao, thời gian thực hiện, những sai sót và khả năng hoàn thiện sai sót, tác động ra bên ngoài của việc hoàn thành công việc được giao,…)

- Thực hiện tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ quản lý chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

thường xuyên NSNN. Yêu cầu những cán bộnày phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững tình hình KTXH cũng như các cơ chế chính sách của Nhà nước. Đồng thời có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộtheo các tiêu chuẩn đạo đức, trìnhđộ chuyên môn, năng lực quản lý… và căn cứ vào kết quả rà soát để xây dựng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trìnhđộ của từng cán bộ.

-Tăng cường đào tạo và đào tạo lại kiến thức quản lý NSNN cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị dự toán, cán bộ tài chính xã, phường, thị trấn để mọi người hiểu và nhận thức đúng được yêu cầu của quản lý NSNN và chức năng nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của mình, đồng thời tự tích luỹkiến thức và kinh nghiệm để có đủ khả năng thực thi công vụ. Công tác đào tạo và đào tạo lại phải được đặc biệt chú trọng để đảm bảo các cán bộ của ngành tài chính hiểu rõ những chủ trương, chính sách của Nhà nước và hội nhập kinh tế, từ đó vận dụng vào quá trình hoạch định chính sách cũng như quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ một cách tự tin.

- Xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộquản lý chi ngân sách bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụcòn phải chú ý đào tạo kiến thức vềquản lý Nhà nước, kinh tế thị trường, ngoại ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sửdụng phù hợp với sở trường của từng cán bộ. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ này sao cho họ có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý chi ngân sách.Xây dựng kếhoạch khả thi đào tạo đội ngũ kếcậnở trong và ngoài nước.

- Hoàn thiện, củng cố cơ chế đánh giá công chức để bốtrí vào các công việc phù hợp, những công chức không có đủ trình độ, khả năng chuyên môn sẽ bố trí chuyển việc khác, đào tạo lại hoặc cho thôi việc. Đồng thời, tuyển dụng đúng vị trí

Trường Đại học Kinh tế Huế

chức danh và đúng chuyên ngành đào tạo, tránh tình trạng bố trí công việc không đúng chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chếtình trạng giao cho cán bộtài chính làm kiêm nhiệm và từng bước hoàn thiện nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý NSNN.

- Định kỳluân chuyển cán bộ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt các cán bộ tài chính tham gia vào hệ thống Tabmis, xây dựng lực lượng cán bộ tin học theo hướng chuyên nghiệp, được tổchức tốt và yên tâm công tác lâu dài, coi đó là sựcần thiết và là mục tiêu rất quan trọng của hệthống quản lý chithường xuyên NSNN.

3.2.3.2. Phát huy vai trò kiểm tra, thanh tra công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác quản lý thungân sách nhà nước huyện

Thanh tra tài chính là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong công tác quản lý tài chính. Công tác thanh tra tài chính nhằm giúp phát hiện, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm trên lĩnh vực tài chính, ngân sách, đồng thời qua đó phát hiện những sơ hở của cơ chế, chính sách, chế độ. quản lý chi để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát đòi hỏi phải đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan, khi kết luận phải có căn cứ, có tác dụng tích cực đối với đơn vị được thanh tra, đồng thời chỉ rõ những việc làm được để phát huy và những việc chưa làm được để đơn vị có hướng khắc phục sửa chữa.

Cơ quan Tài chính, Thuế và KBNN cùng cấp rà soát, đối chiếu các khoản thu, chi NSNN từ ngày 01/01 đến hết 31/12 đảm bảo các nghiệp vụ thu, chi NSNN được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục NSNN. Đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khoản chi tiêu của đơn vị dự toán. Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán NSNN phải đảm bảo trung thực, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh những sai phạm và kịp thời khen thưởng việc sửdụng tiết kiệm, hiệu quả NSNN, hoàn thành được xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tạiđịa bàn huyện cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh tra. Việc kiểm tra, thanh tra đòi hỏi tiến hành một cách liên tục và có hệthống thông qua các hình thức: kiểm tra, giám sát hàng ngày qua nghiệp vụ cấp phát kinh phí; Kho bạc Nhà nước, phòng Tài chính – Kế hoạch huyện và các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ theo chương trình kế hoạch; thực hiện kiểm tra, thanh tra đột xuất khi thấy dấu hiện không lành mạnh.

- Nâng cao trìnhđộ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thường xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, QLNN mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.

-Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan có chức năngthanh traở địa phương để tránh chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thanh tra, gây khó khắn, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra.

- Xử lý nghiêm minh các sai phạm được phát hiện để nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra. Tùy theo tính chất, mức độ của sai phạm mà kiến nghị xử lý cho phù hợp nhằm làm cho công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, răn đe sai phạm.

- Kiểm tra và xử lý việc thực hiện kết luật thanh tra: Quy định rõ thời gian thực hiện, nội dung thực hiện và báo cáo nội dung thực hiện. Xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện.

Thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch tài chính các cấp

Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vị vi phạm chế độ quản lý tài chính;

Đẩy mạnh việc công khai tài chính các cấp ngân sách cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Xác định đúng nội dung, phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa

Trường Đại học Kinh tế Huế

chọn hình thức công khai phù hợp với từng địa phương, đơn vị để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này.

Ngoài các hình thức công khai như lâu nay, đối với ngân sách huyện có thể công khai trên trang thông tin điện tử của UBND huyện. Đối với xã, thị trấn cần đặt biệt chú ý đến việc công khai các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, đây là một nội dung trong thực tế thường hay bỏ sót gây nhiều thắc mắc trong nhân dân.

- Các cơ quan có chức năng và các đoàn thể chính trị cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc công khai ngân sách ở các địa phương, đơn vị. Kịp thời đề xuất xử lý các đơn vị vi phạm chế độ công khai tài chính.

Khen thưởng và xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Kịp thời khen thưởng các đơn vị thực hiện nghiêm minh, có hiệu quả trong thanh tra, góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ngân sách và các đơn vị thực hiện quy trình quản lý ngân sách hiệu quả, lấy đó làm gương sáng cho các đơn vị khác noi theo. Bên cạnh đó phải kỷ luật nặng các hành vi bao che, cố ý làm trái trách nhiệm của cán bộthanh tra và chấn chỉnh kịp thời, xửphạt nghiêm các trường hợp sai phạm xuất phát từ đơn vị.

3.3.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát qua Kho bạc Nhà nước

Để nâng cao công tác quản lý chi NSNN nói chung và chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Bố Trạch nói riêng, KBNN huyện Bố Trạch cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các chứng từ thanh toán từ nguồn NSNN qua KBNN, cụthể:

- Trước tiên KBNN phải kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ khi đơn vị nộp chứng từ tại KBNN. KBNN huyện Bố Trạch phải thực hiện chặt chẽ chương trình đối chiếu mẫu dấu chữ ký bằng máy giữa chữ ký và mẫu dấu của đơn vị đã đăng ký trong giấy đăng ký mẫu dấu, chữ ký và chữ ký và mẫu dấu trên chứng từ, xem có khớp nhau haykhông để tránh trường hợp giảmạo chữký, đảm bảo an toàn tiền và tài sản cho ngân sách. Sau đó kiểm tra tính lôgic ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

tháng ghi trên chứng từ xem đã đúng trình tựvềngày tháng diễn ra thực hiện các hoạt động của đơn vị không? Kiểm tra mẫu chứng từ đã đúng với quy định của Bộ Tài chính ban hành chưa? Con số và chữ ghi trên chứng từ có bị tẩy xóa và sửa chữa không? kiểm tra hồ sơ đãđủ giấy tờ theo quy định không?

- KBNN phải kiểm tra chặt chẻ tính chất và nội dung của chứng từ hoặc hồ sơ thanh toán. KBNN phải kiểm tra chặt chẻ hơn nửa các nội dung ghi trong chứng từ thanh toán có phù hợp với ngành nghề đơn vị đang hoạt động hay không? Có được phép thanh toán theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước hay không?

Kiểm tra từng mục, từng nội dung thanh toán có đúng như trong dựtoán của đơn vị đã được cấp hay không? Kiểm tra các nôi dung chi có đúng với tính chất của tài khoản, mục chi và tiểu mục chi hay không? Nếu không đúng KBNN có quyền từ chối thanh toán.

- KBNN nên đưa ra phương án giảm tỷ lệ tạm ứng trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước. Hàng nămKBNNnên đưa ra chỉ tiêu đểgiảm tỷlệtạmứng và cốgắng thực hiện được chỉ tiêu đềra. KBNN phải kiên quyết thực hiện yêu cầu đơn vị hoàn tạm ứng các khoản đã tạm ứng trước theo quy định rồi mới tiếp tục thanh toán tiếp cho đơn vị. Lúc đó tỷ lệ tạm ứng sẻ được giảm dần qua các năm, đẩy nhanh tiến độ công trình, dự án và đảm bảo nguồn tiền của ngân sách không bịlãng phí, lợi dụng.

KBNN phải thực hiện nhanh chống, chính xác quy trình đối chiếu số liệu tháng, quý, 11 tháng, năm về các tài khoản của đơn vị tại KBNN, để giúp đơn vị đảm bảo được số liệu tránh sai sót nhầm lẫn xảy ra giữa nguồn này và nguồn kia, giữa mục này và mục kia….đồng thời tạo điều kiện để đơn vị nhanh chống quyết toán sốliệu của mình vớicơ quan tài chính.

Tất cảcác khoản chi từnguồn kinh phí của NSNNđưa qua KBNN kiểm soát đều được KBNN hạch toán trên chương trình tabmis (đây là hệthống thông tin quản lý ngân sách và KBNN). Chương trình này là chương trình quản lý sốliệu tập trung, rất thuận lợi cho các nhà quản lý để tiện kiểm tra xem xét số liệu ngân sách. Đồng thời chương trình cũng rất thuận lợi cho người làm trong việc kiểm soát số dự toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

của đơn vị, trong trường hợp sốdự toán của đơn vị không đủ đểchi cho các khoản chi mà đơn vị yêu cầu thanh toán thì chương trình sẻbáo không còn số dư và không thể nhập tiếp các dữ liệu khác, điều nay tránh trường hợp thanh toán vượt dự toán, đảm bảo an toàn tiền và tài sản.

Trong chương trình TABMIS còn có chương trình cam kết chi. Cam kết chi thường xuyên: Là việc các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thểmột phần hoặc toàn bộdự toán được giao trong năm) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp; Do đó, KBNN nên thực hiện nghiêm và chặt chẽ hơn nữa quy trình cam kết chi đối với chi thường xuyên ngân sách nhà nước để đảm bảo chi đúng nguồn và kếhoạch vốn đãđềra.

KBNN cần tuyên truyền rộng, sâu hơn nữa Nghị định 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sửdụng tài sản Nhà nước; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; dựtrữquốc gia; KBNN; Thông tư 54/2014/TT-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2014 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định tại Nghị định 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013. Theo các quy định này thì KBNN sẽ xử phạt hành chính các đơn vị chấp hành sai các quy định của Luật ngân sách nhà nước đã đề ra. Do đó, KBNN cần phải thực hiện nghiêm các quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hành chính để mỗi một đơn vị sẻ cố gắng thực hiện đúng hơn việc chi NSNN cho các hoạt động nghiệp vụcủa mình đúng theo quy định của nhà nước, đảm bảo kinh phí của ngân sách thực hiện đúng quy trình, kế hoạch đã đề ra tránh bị lãng phí, lợi dụng và có hiệu quả.

KBNN nên cập nhật thường xuyên và niêm yết công khai bằng nhiểu kênh thông tin bộthủtục hành chính để các đơn vịcập nhật kịp, thực hiện áp dụng nhanh chống, chuẩn xác các chế độchính sách.

Trường Đại học Kinh tế Huế