• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI

3.2. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các nội dung quản lý chi NSNN

Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho kế toán các đơn vịcách thức lập dự toán, thống nhất biểu mẫu dự toán nhằm các đơn vị nâng cao nhận thức trong công tác lập dựtoán, hạn chếviệc lập dự toán tràn lan. Do được tập huấn, hướng dẫn nên dự toán các đơn vịsẽ được xây dựng đầy đủ, biểu mẫu thống nhất, thời gian tổng hợp đểxây dựng dựtoán ngân sách huyện sẽ được rút ngắn.

* Đối với công tác lập dự toán chi đầu tư phát triển: Việc xây dựng dự toán chi phải tuân thủ kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hạn chếlập dự toán đầu tư dàn trải, bố trí vượt quá khả năng cân đối của ngân sách; đảm bảo về cơ cấu đầu tư, tập trung ưu tiên cho các công trình trọng điểm và kết cấu hạ tầng các lĩnh vực còn hạn chế. Việc bố trí danh mục dự án phải tuân thủ chặt chẽ các điều kiện để ghi vốn đồng thời đảm bảo theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện.

Thực hiện rà soát đánh giá hiệu quả đầu tư XDCB ở giai đoạn 2015 -2017, nhất là các công trình thuộc chiến lược phát triển KT-XH củahuyện như xây dựng nông thôn mới, xây dựng các nhà văn hóa thôn, bản, khối khóm, các dự án quy hoạch liên quan đến đất đai, môi trường, từ đó loại bỏ không bố trí vốn cho những dự án, công trình xét thấy đầu tư không hiệu quả nhằm tránh lãng phí NSNN.

* Đối với công tác lập dựtoán chi thường xuyên: tuân thủ đầy đủcác trình tự xây dựng dự toán, các hướng dẫn xây dựng dự toán, các định mức chi ngân sách.

Việc lập dự toán phải bám sát nhiệm vụ được giao của địa phương, cơ quan đơn vị.

Dự toán được lập trên cơ sở khảo sát, điều tra nhu cầu nhiệm vụ chi của ngành để có căn cứthiết lập, xây dựng nhiệm vụ chi và cơ cấu các khoản chi phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách đồng thời đảm bảo cân bằng, hợp lý trong từng loại

Trường Đại học Kinh tế Huế

hình hoatđộng. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các đơn vị sử dụng ngân sách, trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo cho các ngành các cấp được tham gia bàn bạc, thảo luận trong công tác lập dự toán. Chủ động kiến nghị các cơ quan chức năng điều chỉnh một số tiêu chuẩn định mức chi thường xuyên phù hợp tình hình thực tế.

3.2.1.2. Đối với công tác phân bổvà giao dựtoán chi NSNN

- Tuyệt đối tuân thủquy trình phân bổ dự toán và thời gian giao dựtoán cho từng loại hình đơn vịdựtoán, xác định rõ các nhiệm vụ chi và đơn vị thực hiện để xây dựng phương án phân bổ phù hợp, hạn chế việc bổ sung điều chỉnh nhiều lần trong năm. Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, phương án phân bổphải được tính toán chặt chẽ trên cơ sở định mức được cấp thẩm quyền quy định và tổng biên chế được giao để làm cơ sở cho việc điều chỉnh phương án phân bổ trong những năm tiếp theo.

- Việc phân bổ, giao dựtoán phải lập theo mẫu biểu quy định và chi tiết cho từng đơn vịsửdụng ngân sách, từng công trình dựán. Không phân bổcác nhiệm vụ chi chưa xác định được đơn vịquản lý thực hiện. Thực hiện cơ cấu lại các khoản chi thường xuyên của ngân sách một cách hợp lý nhất có thể.

- Trong quá trình phân bổdựtoán phải bám sát các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, đảm bảo bốtrí kinh phí hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả, chống lãng phí. Không bố trí các khoản chi tiếp khách, hội nghị, mua sắm trang thiết bị vượt định mức, không đúng chính sách chế độ, không đúng nhiệm vụ chi đã phân cấp của đơn vị.

3.2.1.3. Đối với công tác chấp hành dựtoán chi NSNN

Nghiêm túc thực hiện kỷ luật ngân sách, gắn trách nhiệm của các cơ quan đơn vịvới kết quảquản lý, sửdụng NSNN khi triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đối với việc chấp hành dự toán của các đơn vị trên địa bàn. Thống nhất hệ thống chỉ tiêu, phương pháp xác định và đánh giá kết quả chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách làm cơ sởcho việc giao dự toán năm sau.

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Đối với chi đầu tư XDCB: Đề cao trách nhiệm của phòng TC-KH, KBNN, các chủ đầu tư và các ban quản lý dựán trong quá trình tổchức triển khai thực hiện từ khâu thi công đến thanh quyết toán công trình. Chú ý việc xác định chính xác nhu cầu đầu tư, mục tiêu và quy mô đầu tư đểtránh gặp vướng mắc khi triển khai, kéo dài thời gian thực hiện. Đẩy mạnh việc áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vềcác thủtục hành chính trong đầu tư nhằm rút ngắn thời gian thực hiện, hạn chếnảy sinh tiêu cực.

Chú trọng hướng dẫn việc chấp hành quy chế quản lý đầu tư cũng như các quy trình thủ tục, hồ sơ nhằm hạn chế việc điều chỉnh dựtoán ảnh hưởng đến thời gian triển khai thực hiện dự án và phát sinh nợ XDCB. Ưu tiên bố trí ngân sách để trảnợ dứt điểm, thường xuyên đôn đốc các ban quản lý dự án hoàn thành công tác thanh toán nợtạmứng, không đểchuyển nguồn kéo dài.

Nghiêm túc thực hiện việc công khai trên các lĩnh vực XDCB theo quy định, đặc biệt là công khai các công trình do nhân dân vận động đóng góp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát của các đoàn thể chính trị, các ban thanh tra và giám sát cộng đồng.

Tuyệt đối không cho khởi công mới đối với các công trình chưa bố trí đủkế hoạch vốn theo quy định của Chỉ thị 1792/CT-TTg của Thủ Tướng Chính phủ, để tránh gây nợ đọng XDCB của huyện.

* Đối với chi thường xuyên: Tăng cường nâng cao trách nhiệm của các đơn vị và thủ trưởng đơn vị trong việc quản lý điều hành dự toán đảm bảo đúng nội dung, nhiệm vụ đã được giao, đúng mục đích phân cấp của nguồn kinh phí. Việc điều hành ngân sách phải có trọng tâm, trọng điểm, có thứtự ưu tiên nội dung chi nhằm đảm bảo việc triển khai nhiệm vụkhông bị gián đoạn do thiếu hụt ngân sách.

+ Thay đổi phương thức thực hiện quản lý chi đối với là chi sự nghiệp môi trường và sự nghiệp kinh tế. Bên cạnh việc tuân thủ các quy định về thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, huyện cần thay đổi phương thức quản lý sự nghiệp môi trường từ giao kế hoạch hay đặt hàng sang phương thức đấu thầu, nhằm huy

Trường Đại học Kinh tế Huế

động nhiều doanh nghiệp tham gia công tác này, tránh một mình một chợ như Công ty Môi trường đôthịhuyệnnhư hiện nay.

+ Thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và tài chính đồng thời không ngừng nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức về vấn đề này, tránh hiểu đơn thuần việc tự chủ chỉ là để tăng thu nhập. Xây dựng các tiêu chí để đánh giá, lượng hóa mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các đơn vị thực hiện tự chủ để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

+ Kiên quyết cắt giảm ngay các khoản chi hành chính chưa cần thiết, phô trương, hình thức như chi tổ chức kỷ niệm các ngày lễ, ngày thành lập ngành, tiếp khách, tham quan… Thực hiện nghiêm chế độ quy định của nhà nước trong việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc. Ban hành quy định về xử lý đối với lãnh đạo tổ chức vi phạm những quy định trên.

3.2.1.4. Đối với công tác kiểm soát chi ngân sách cấp huyện

Tăng cường công tác cải cách thủtục hành chính, đềxuất sửa đổi các thủtục, biểu mẫu phù hợp và thuận lợi cho các đơn vị sửdụng ngân sách, ban quản lý dựán trong quá trình giao dịch với KBNN, đảm bảo chặt chẽmà không cứng nhắc.

Quy trình về công tác kiểm soát chi ngân sách được niêm yết công khai, trong đó quy định rõ các loại hồ sơ, thủ tục cần có, thời hạn giải quyết các thủ tục.

Quy trình này phải được tuân thủ đúng, đồng thời là cơ sởquan trọng cho việc triển khai thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá kết quảcông tác kiểm soát chi NSNN.

Tăng cường công tác kiểm tra trách nhiệm của các kế toán thanh toán tại KBNN đối với việc kiểm soát chứng từchi tiêu của các đơnvịsửdụng NSNN.

* Đối với chi đầu tư XDCB: Chấp hành nghiêm túc quy định về giải ngân thanh toán vốn XDCB, các chế độ định mức vềchi phí trong xây dựng, nhất là các chi phí chuẩn bị đầu tư và chi phí khác; thực hiện tốt việc hoàn ứng kịp thời. Tăng cường công tác quyết toán vốn đầu tư của cơ quan tài chính, kiên quyết xuất toán đối với các khoản chi không đúng chế độ quy định hoặc không đảm bảo hồ sơ thủ tục. Thực hiện chế độ báo cáo của KBNN huyện về kết quả thanh toán vốn đầu tư hàng quý cho cơ quan Tài chính đầy đủvà kịp thời.

Trường Đại học Kinh tế Huế

* Đối với chi thường xuyên: Thống nhất cơ chế và tập trung đầu mối kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN đểthanh toán và chi trả. Các đơn vị thụ hưởng phải chấp hành các điều kiện về cấp phát, thanh toán các khoản chi tại KBNN bao gồm: tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi và các chứng từ liên quan làm căn cứ kiểm soát qua KBNN. Hạn chếviệc tạo ra các khoản chi đặc thù làm phá vỡ các nguyên tắc chung trong quản lý. Tiếp tục thực hiện cơ chếtựchủvềbiên chếvà tài chínhtrong các đơn vị dự toán. Hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽviệc xây dựng và chấp hành quy chếchi tiêu nội bộcủa các đơn vị.

3.2.1.5. Đối với công tác quyết toán chi NSNN

- Tăng cường kỷluật tài chính trong công tác lập báo cáo định kỳ và quyết toán NSNN. Các đơn vịsửdụng ngân sách, chủ đầu tư, cơ quan tài chính cấp dưới chậm nộp báo cáo tài chính và các báo cáo khác theo thời gian quy định thì cơ quan tài chính có quyền áp dụng một trong hai biện pháp: thông báo cho KBNN nơi giao dịch tạm ngừng cấp phát thanh toán; áp dụng hình thức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán theo quy định tại Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 06/9/2013 của Chính phủ.

- Việc quyết toán phải phân định rõ các nguồn kinh phí đã sử dụng, hạn chế việc chi chuyển nguồn ngânsách sang năm sau. Kiên quyết xuất toán các khoản chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức hiện hành. Thực hiện quyết toán theo sốthực chi được chấp nhận.

- Thực hiện thuyết minh chi tiết quyết toán chi NSNN, nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán đã phân bổ làm cơ sởcho việc đánh giá, xây dựng dựtoán năm sau.

3.2.2. Giải pháp nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý chi