• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

2.4. Đánh giá của đối tượng khảo sát về quản lý chi Ngân sách tại phòng Tài chính -

2.5.1. Kết quả đạt được

Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong nội dung quản lý chi, công tác lập dự toán ngân sách được đánh giá là bước quan trọng nhất trong toàn bộquy trình,được ưu tiên nhất (đạt 3,74 điểm), bước tiếp theo là công tác chấp hành dự toán chi Ngân sách nhà nước đạt 3,32 điểm, các bước phân bổ, giao dựtoán chi NSNN, kiểm soát chi NSNN, quyết toán chi NSNN lần lượt là 2,92; 2,56 và 2,18.

Vềcác biện pháp chi, biện pháp được ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện các nội dung quản lý chi NSNN (đạt 4,28 điểm), biện pháp được ưu tiên tiếp theo là tăng cường cơ sở vật chất vàứng dụng công nghệthông tin trong quản lý chi NSNN và nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý chi ngân sách, lần lượt đạt số điểm là 3,78; 3,48 điểm. Điều này hoàn toàn hợp lý với thực tếtại huyện và yêu cầu công việc trong những năm qua.

2.5. Đánh giá chung công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước từ năm 2015 -2017 của huyện Hướng Hóa

lập dự toán, các nguồn kinh phí của ngân sách huyện đã được xác định theo mã nguồn, nhiệm vụ chi cụ thể, từng bước nâng cao tính công khai, minh bạch và sát đúng với nhiệm vụ chi của các đơn vị.

-Công tác phân bổ, giao dự toán chi NSNN cấp huyện

Đối với chi đầu tư phát triển: Việc phân bổ kế hoạch vốn đảm bảo thời gian và các tiêu chí phân bổ theo quy định hiện hành, đáp ứng nhu cầu cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chỉnh trang đô thị; đã ưu tiên vốn bố trí cho trả nợ các công trình hoàn thành và giải phóng mặt bằng để triển khai các công trình cấp bách phục vụ dân sinh… Không giao dự toán cho các dự án hồ sơ chưa đủ thủ tục quy định.

Đối với chi thường xuyên: đã chấp hành đúng các quy định đối với các khoản trích trừ để thực hiện CCTL, đảm bảo việc phân bổ dự toán cho các nhiệm vụ chi theo chỉ định của tỉnh như chi AN-QP, sự nghiệp môi trường, GD -ĐT & dạy nghề.

Việc phân bổ cho các đơn vị dự toán đã được tiến hành theo cơ chế khoán biên chế và kinh phí. Các khoản kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên được phân bổ kịp thời đúng nội dung và mục đích sử dụng. Đáng chú ý, huyện Hướng Hóa đã chấp hành nghiệm túc chế độ kế toán áp dụng cho TABMIS khi thực hiện phân bổ dự toán, tạo điều kiện thuận lợi để KBNN kiểm soát chi, đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý các nhiệm vụ chi ngay từ khâu giao dự toán.

- Công tác chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện

Đối với dự toán chi đầu tư XDCB: Các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, thanh toán, cấp phát vốn cho các công trình XDCB được tuân thủ chặt chẽ, góp phần hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát trong sử dụng vốn đầu tư. Thường xuyên quan tâm nâng cao năng lực quản lý của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, theo dõi sát tiến độ thực hiện dự án, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, giúp các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và giải ngân đúng tiến độ, đồng thời đảm bảo thực hiện dự toán chi trong khả năng cân đối ngân sách của huyện. Chẳng hạn đối với kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, sau khi có số thunộp vào ngân sách, phòng TC-KH mới nhập dự toán vào TABMIS theo đúng mã nguồn quy định để làm căn cứ cho KBNN huyện kiểm soát chi. Việc chi sai nguồn sẽ khôngthanh toán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với dự toán chi thường xuyên: việc tổ chức thực hiện dự toán đã tuân thủ các quy định hiện hành, trách nhiệm của các đơn vị sử dụng ngân sách được nâng lên, nhờ vậy các nguồn kinh phí được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân sách huyện cũng đã đảm bảo các nhu cầu chi đột xuất phát sinh ngoài dự toán như: phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ khắc phục bão lụt, các nhiệm vụ đảm bảo AN-QP, các nhiệm vụ đảm bảo ASXH và hoạt động của HĐND, cơ quan Đảng. Trong các đơn vị được giao quyền tự chủ về biên chế và tài chính, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí đã có những chuyển biến rõ rệt, quy chế chi tiêu nội bộ được thực hiện, đảm bảo công khai và dân chủ. Tính hiệu quả của công tác quản lý chi thường xuyên trên địa bàn còn thể hiện qua việc phòng TC-KH và KBNN kiên quyết từ chối không thanh toán hoặc yêu cầu nộp phục hồi ngân sách, bố trí trả lại nguồn những khoản chi sai mục đích, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính của các cơ quan, đơn vị.

Bằng việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách, Phòng TC-KH và KBNN huyện đã phối hợp thống nhất quản lý việc chấp hành dự toán của các đơn vị, việc sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo đúng với dự toán đã được HĐND, UBND các cấp giao trong năm. Việc áp dụng hệ thống TABMIS tạo điều kiện cho phòng TC-KH cấp huyện thực sự là cơ quan giữ vai trò “nhạc trưởng” trong tham mưu điều hành thu chi NSNN cấp huyện.

Tình trạng sử dụng nguồn kinh phí không đúng mục đích, thâm hụt từ nguồn này sang nguồn khác so với thời gian chưa áp dụng TABMIS đã giảm hẳn. Số liệu các nguồn kinh phí được phân tích theo dõi chặt chẽ, rõ ràng cả trong kết dư ngân sách.

Đây thực sự là một kết quả đáng mừng trong quản lý chi NSNN ở cấp cơ sở.

- Công tác kiểm soát chi ngân sách: KBNN đã thực hiện tốt quy định về điều kiện chi ngân sách như: có trong dự toán được giao, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức hiện hành và được thủ trưởng đơn vị quyết định chi. Các thủ tục hành chính trong quá trình thanh quyết toán đã chấp hành theo quy định, ý thức trách nhiệm và tinh thần thái độ phục vụ được nâng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Phòng TC-KH đã thực hiện việc thẩm định dự toán và sử dụng hệ thống TABMIS để quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí không tự chủ và kinh phí chi không thường xuyên của các đơn vị. Đối với các đơn vị hưởng lệnh chi tiền, việc cấp phát cũng tuân thủ các điều kiện chi ngân sách theo quy định. Đã thường xuyên hướng dẫn kiểm tra tình hình chấp hành quy định đối với việc mua sắm, sửa chữa tài sản, trang cấp, hội nghị, tiếp khách của các cơ quan đơn vị. Qua kiểm tra, hầu hết các đơn vị đều tuân thủ quy định về thẩm định giá, tổ chức đấu thầu trong mua sắm, sửa chữa tài sản theo quy định hiện hành. Đối với các nhiệm vụ phát sinh trong năm, phòng TC-KH huyện đã thẩm định chi tiết theo tiêu chuẩn, định mức của các cơ quan có thẩm quyền ban hành để tham mưu cho UBND huyện trình HĐND quyết định.

- Công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán:Kết thúc năm tài chính, các đơn vị sử dụng ngân sách, UBND các xã, thị trấn, phòng TC-KH và KBNN huyện đã thực hiện lập báo quyết toán chi NSNN theo quy định. Phòng TC-KH huyện cũng đã tập trung nhân lực để thực hiện thẩm tra, thẩm định, xét duyệt quyết toán của các đơn vị và tổng hợp quyết toán ngân sách địa phương kịp thời, đúng quy định. Hàng năm đã tổ chức xét duyệt đối với 100% đơn vị có thụ hưởng ngân sáchhuyện,trong đó đa số đơn vị hoàn thành việc xét duyệt quyết toán đúng thời gian quy định. Đối với các dự án đầu tư XDCB hoàn thành, đã thành lập tổ tư vấn để tiến hành thẩm tra xét duyệt. Chất lượng các báo cáo quyết toán ngân sách được nâng lên rõ rệt, đã phản ánh tương đối chính xác tình hình quản lý và sử dụng ngân sách trong năm tài chính của địa phương, đơn vị. Ngoài ra trong quá trình quyết toán đã kịp thời hướng dẫn, chấn chỉnh các sai phạm trong quản lý ngân sách, thực hiện xử lý thu hồi các khoản chi sai quy định, đảm bảo sử dụng đúng mục đích nguồn CCTL, đảm bảo xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Áp dụng hệ thống TABMIS, phòng TC - KH huyện đã chủ động hơn trong việc khai thác các báo cáo tài chính để lập báo cáo quyết toán ngân sách địa phương cũng như việc đối chiếu, kiểm tra việc sử dụng các nguồn kinh phí, các nhiệm vụ chi đã giao, không phải phụ thuộc vào báo cáo của KBNN và các đơn vị, rút ngắn thời gian chờ đợi, hoàn thành đảm bảo thời gian nộp báo cáo cho Sở Tài chính theo quy định.

Trường Đại học Kinh tế Huế