• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

2.3. Tình hình thực hiện quản lý chi NSNN tại huyện Hướng Hóa

2.3.5. Tình hình quyết toán chi NSNN huyện

Quyết toán chi NSNN là công việc cuối cùng trong một chu trình quản lý chi NSNN. Đây là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu chi ngân sách đã được phản ánh sau mỗi kỳ chấp hành dự toán chi NSNN. Các đơn vị thụ hưởng dự toán NSNN phải thực hiện nhiệm vụ kế toán, quyết toán chi NSNN của đơn vị mình; phòng TC-KH huyện phải tổng hợp, quyết toán chi ngân sách huyện. Quyết toán chi NSNN là việc làm thường xuyên hàng năm của đơn vị dự toán ngân sách (cơ quan thụ hưởng NSNN); của cơ quan kiểm soát chi NSNN (KBNN); của cơ quan phân bổ dự toán NSNN (cơ quan Tài chính).

Những năm qua, công tác quyết toán NSNN huyện Hướng Hóa đã cơ bản thực hiện đúng quy trình, đảm bảo tính chính xác của số liệu quyết toán và kịp thời gian theo yêu cầu của Sở Tài chính. Tuy vậy, vẫn còn những tồn tại thường xảy ra đó là:

Số liệu dự toán và số liệu quyết toán thường có sự chênh lệch do quá trình lập dự toán không sát thực tế; thời gian lập và gửi báo cáo quyết toán một số đơn vị, xã, thị trấn còn chậm; một số biểu mẫu báo cáo quyết toán chưa đúng theo quy định tại Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm.

2.3.5.1. Quyết toán chi đầu tư phát triển

Quyết toán vốn đầu tư kịp thời, chính xác sẽ phát huy hiệu quả vốn đầu tư cho công trình, dự án, hạn chế thấp nhất mức thâm hụt ngân sách đảm bảo tăng trưởng KT-XH trên địa bàn huyện. Các năm qua công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB được UBND huyện Hướng Hóa, các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo; các công trình quyết toán đều có đầy đủ thủ tục pháp lý; từ chủ trương đầu tư đến lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự toán thiết kế, thực hiện công tác đầu tư vàquyết toán vốn đầu tư. Công tác thanh quyết toán chi đầu tư XDCB được đánh giá là khá tốt trong các khâu của chu trình ngân sách. Tuy nhiên, khâu lập kế hoạch vẫn chưa được tốt, vì kế

Trường Đại học Kinh tế Huế

hoạch luôn có sự điều chỉnh, bổ sung vào những tháng cuối năm, một số nguồn thu được ghi kế hoạch cho đầu tư, như nguồn khai thác quỹ đất nhưng nguồn thu không đạt nên tỷ lệ giải ngân thấp, tạo áp lực cho cơ quan KBNN và cơ quan Tài chính vào những tháng cuối năm.

Bảng 2.9. Quyết toán chi đầu tư phát triển huyện Hướng Hóa

Năm Dựtoán

(triệu đồng)

Quyết toán (triệu đồng)

So sánh QT/DT

(%)

Năm 2015 16.455 38.940 236,65

Năm 2016 18.018 35.216 195,45

Năm 2017 29.278 66.640 227,61

TỔNG CỘNG 63.751 140.796 220,85

Tổng vốn đầu tư phát triển huyện quyết toán cả giai đoạn 2015- 2017 là 140.796 triệu đồng so với dự toán đầu tư phát triển được duyệt là 63.751 triệu đồng, đạt 220,85%. Đây là nguồn vốn đầu tư của ngân sách cấp huyện, nguồn vốn cấp bổ sung có mục tiêu của tỉnh cấp theo kế hoạch vốn hàng năm, nguồn vốn các chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững. Giai đoạn này UBND huyện đã chủ động bố trí từ nguồn kết dư ngân sách để trả nợ các công trình hoàn thành, hạn chế phê duyệt công trình mới nên quá trình giải ngân vốn đầu tư phát triển diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.

TừBảng 2.8, có thể thấy số quyết toán lớn hơn nhiều so với dựtoán. Năm 2015, thực hiện chi đầu tư cơ bản đạt 236,65% so với số dự toán. Năm 2017, tỷ lệ này là 227,61%. Điều này chứng tỏ công tác lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản của huyện chưa được thực hiện hiệu quả, số thực hiện vượt quá xa so với số dự toán.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do khi lập dự toán chưa tổng hợp hết các nguồn vốn Đầu tư XDCB trên địa bàn (Nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia huyện lập dự toán riêng).Đây là một lỗ hỏng đáng lưuý trong công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của huyện, đặt ra yêu cầu phải đưa ra các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi ngân sách huyện nói chung và công tác lập dự toán chi XDCB nói riêng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.5.2. Quyết toán chi thườngxuyên:

Trong những năm gần đây theo chủ trương cải cách kinh tế của Đảng và Nhà nước là Đổi mới chính sách tiền lương, tăng chi cho giáo dục đào tạo, tăng chi an ninh quốc phòng, an sinh xã hội đã làm cho quy mô chi thường xuyên NSNN huyện Hướng Hóa tăng lên đáng kể.

Bảng 2.10. Quyết toán chi thường xuyên huyện Hướng Hóa

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

DT (triệu đồng)

QT (triệu đồng)

QT/DT (%)

DT (triệu đồng)

QT (triệu đồng)

QT/DT (%)

DT (triệu đồng)

QT (triệu đồng)

QT/DT (%)

TỔNG CHI

361.110 431.039 119,37 373.915 402.568 107,66 456.840 482.376 105,59

Chi quốc

phòng 8.171 10.881 133,17 9.334 12.940 138,63 11.925 14.010 117,48 Chi an ninh

1.829 6.367 348,11 1.834 6.539 356,54 2.997 7.780 259,59

Chi SN

GD-ĐT&DN 223.015 231.822 103,95 228.750 230.942 100,96 292.776 281.726 96,23 Chi SN y tế

20.284 30

-Chi SN dân số

416 453 108,89 471 597 126,75 563 840 149,20

Chi SN VHTT

1.502 2.277 151,60 1.525 1.672 109,64 2.023 3.122 154,33

Chi SN phát thanh, truyền

hình, thông tấn 1.879 2.259 120,22 2.027 2.342 115,54 2.180 2.231 102,34 Chi SN thể

dục thểthao 707 711 100,57 727 814 111,97 754 1.107 146,82

Chi SN đảm

bảo xã hội 9.500 28.334 298,25 12.724 20.839 163,78 19.684 22.678 115,21 Chi SN kinh tế

10.854 17.105 157,59 9.142 15.669 171,40 8.210 22.568 274,88

Chi SN môi

trường 2.900 3.433 118,38 3.100 3.992 128,77 3.600 3.797 105,47

Chi quản lý hành chính,

Đảng, đoàn thể 100.117 106.155 106,03 104.153 105.409 101,21 112.128 117.687 104,96 Chi khác ngân

sách 220 958 435,45 128 783 611,72 4.830

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thu chi Ngân sách huyện 2015 - 2017)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giai đoạn2015 - 2017 quyết toán chi thường xuyên NSNNở huyện Hướng Hóa là 1.315.983 triệu đồng, vượt 10,41% so với dự toán huyện giao đầu năm. Chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo và dạy nghề đạt 100,96% so với dự toán.Hầu hết ở các nội dung chi thường xuyên khác quyết toán đều vượt so với dự toánhuyện giao đầu năm:

Chian ninh vượt 210,60% so với dự toán;chi SN dân số vượt 30,34% so với dự toán, chi Sự nghiệp văn hóa thông tin vượt 40,02% so với dự toán, chi sự nghiệp đảm bảo xã hội vượt 71,45% so với dự toán, chi sự nghiệp môi trường 96,21% so với dự toán.

Ta thấy, công tác lập dự toán chi thường xuyên của huyện đạt hiệu quả tương đối tốt. Biến động tăng trong năm chủ yếu do việc điều chỉnh các chế độ chính sách, tăng thêm các chế độ mới… Công tác lập dự toán đầu năm cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu chi thường xuyên trong năm của huyện.

Tuy nhiên, vẫn còn tồntạinhiều bất cập trong chi thường xuyên của huyện, nhiều nội dung chi cho các chế độ chính sách tuy nhu cầu của địa phương lớn nhưng ngân sách cấp trên chưa cân đối được đầu năm mà phải bổ sung có mục tiêu trong năm; một số chỉ tiêu chưa nắm bắt được nhucầu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, chưa dựa vào những căn cứ khoa học để lập dự toán chi, do vậy mà kế hoạch không sát với thực tiễn hoạt động của từng cấp ngân sách, từng đơn vị dự toán. Trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong điều hành NSNN, gây khó khăn cho KBNN trong việc kiểm soát và chi trả các khoản chi NSNN, nhất là vào thời điểm cuối năm.

Nhìn chung, công tác quyết toán ngân sách huyện được thực hiện theo đúng quy định. Kết thúc năm tài chính và hết thời hạn chỉnh lý, các đơn vị sử dụng ngân sách đã lập báo cáo quyết toán chi NSNN gửi phòng TC-KH huyện theo quy định.

Phòng TC- KH huyện cũng đã xây dựng kế hoạch thẩm tra, thẩm định quyết toán của các đơn vị trong vòng 2 tháng để tổng hợp số liệu quyết toán ngân sách huyện đúng tiến độ. Chất lượng các báo cáo quyết toán ngân sách được nâng lên rõ rệt, đã phản ánh tương đối chính xác tình hình quản lý và sử dụng ngân sách trong năm tài chính của địa phương, đơn vị; đồng thời thuyết minh giải trình nguyên nhân tăng, giảm kinh phí (nếu có).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với các công trình dự án đầu tư XDCB hoàn thành, đã thành lập Tổ tư vấn để thẩm tra, xét duyệt quyết toán. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư cơ bản theo đúngmẫu quy định, các hồ sơ kèm theo tương đối đầy đủ làm cho công tác thẩm định quyết toán thuận lợi hơn.

Phòng TC-KH huyện đã chủ động trong việc khai thác báo cáo tài chính trên hệ thống TABMIS để lập báo cáo quyết toán ngân sách địa phương, cũng như đối chiếu, kiểm tra việc sử dụng các nguồn kinh phí, các nhiệm vụ chi đã giao, không phụ thuộc vào báo cáo của KBNN và các đơn vị, hoàn thành báo cáo quyết toán ngân sách huyện nộp Sở Tài chính đúng thời gian quy định.

Tuy nhiên, báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống biểu mẫu, một số trường hợp chưa phản ánh đúng nội dung kinh tế phát sinh.

Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán của phòng TC-KH huyện đối với các đơn vị sử dụng dự toán chưa cao, chưa kiên quyết xuất toán hoặc thu hồi đối với các khoản chi không đúng quy định. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngânsách.

Công tác quyết toán các công trình XDCB hoàn thành chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức, thiếu sự rạch ròi khi phân công công việc dẫn đến việc thiếu trách nhiệm làm thất lạc hồ sơ, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của công tác quyết toán. Phòng TC-KH huyện được UBND huyện ủy quyền thành lập Tổ tư vấn thẩm tra quyết toán công trình, tuy nhiên các cán bộ công chức của phòng phải kiêm nhiệm nhiều việc, thiếu công chức có chuyên môn kỹthuật nên còn chậm trễ trong công tác quyếttoán.