• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

2.4. Đánh giá của đối tượng khảo sát về quản lý chi Ngân sách tại phòng Tài chính -

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế

- Các chủ đầu tư là UBND các xã, thị trấn còn coi nhẹ việc Quyết toàn công trình hoàn thành, một số công trình đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng nhưng hồ sơ quyết toán vẫn chưa hoàn thành.

- Công tác xét duyệt quyết toán chi NSNN cũng mới chỉ căn cứ đến các tiêu chuẩn, định mức chế độ có sẵn để xác định số liệu phát sinh trong năm mà chưa phân tích đến hiệu quả của số kinh phí đã sử dụng nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các định mức chi ngân sách và nâng cao chất lượng quản lý sử dụng ngân sách.

bổ chi thường xuyên không bao quát hết các nhiệm vụchiảnh hưởng đến chất lượng chấp hành dựtoán. Bên cạnh đó, không ít cán bộ lãnh đạo các cơ quan đơn vị còn có tư tưởng vận dụng tùy tiện, thiếu trách nhiệm trong quản lý chi ngân sách.

- Trình độ nghiệp vụ và kiến thức tin học của một số kế toán còn hạn chế vì vậy công tác thu thập, xử lý, kiểm tra chứng từ thanh toán còn nhiều thiếu sót như:

thông tin trên chứng từ thiếu (ngày, tháng; chữ ký; nội dung chi…); hạch toán mục lục ngân sách chưa chính xác; việc tiếp cận công nghệ thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các văn bản mới của những cán bộlớn tuổi gặp khó khăn.

Một số kế toán của Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng chỉ ký giấy đề nghị thanh toán vốn, phó thác cho việc lập hồ sơ chứng từ rút vốn cho kế toán các nhà thầu, do đó chứng từ chi không được cơ quan Tài chính, KBNN chấp nhận thanh toán, ảnh hưởng đến việc thanh toán các khoản chi hoặc giải ngân vốn XDCB.

2.5.3.3. Văn bản hướng dẫn, quy định quản lý chi NSNN chưa đồng bộ, không phù hợp

- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước liên quan đến quản lý chi ngân sách (gồm chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản) liên tục bổ sung sửa đổi, thiếu sự hệ thống hóa vì vậy gây khó khăn cho việc cập nhật và nghiên cứu áp dụng. Nhiều quy định còn chồng chéo, thiếu động bộ nên khó thực hiện trong thực tế quản lý.

- Trong suốt cả 6 năm thời kỳ ổn định ngân sách (từ 2011 - 2016), định mức chi thường xuyên không được HĐND tỉnh bổ sung, sửa đổi. Ngoài ra một số quy định về mức chi tiếp khách, hội nghị không phù hợp và lạc hậu so với thực tế vì thế phải linh động vượt định mức hoặc chuyển sang nội dung khác mới đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó một số nội dung chi không có định mức cụ thể mà chỉ mang tính tỷ lệ % trên tổng chi nên không hợp lý và thiếu sát thực(Chi GD-ĐT: chi thường xuyên là20%, chi lương và phụ cấp là 80%)

- Huyện đã thực hiện áp dụng cơ chế tự chủ về biên chế và tài chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP, Nghị định 117/2013/NĐ-CP và Nghị định 16/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên việc khoán chi HCSN mới chỉ áp dụng trên số biên chế

Trường Đại học Kinh tế Huế

của các đơn vị, chưa tính cho khối lượng và hiệu quả công việc. Mặt khác, việc tự chủ về biên chế và tài chính của các đơn vị chỉ mới tập trung vào mục đích tăng thu nhập, chưa gắn với việc sắp xếp bộ máy, cải tiến các các biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả công tác; do đó việc khoán chi HCSN không hiệu quả.

- Việc phân cấp quy định nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, các đơn vị ngành dọc chưa rõ ràng, cụ thể nên đã tác động đến quá trình quản lý chi ngân sách.

2.5.3.4. Nguồn kinh phí hạn hẹp và cơ sở vật chất thiếu thốn

- Nguồn thu nội địa trên địa bàn nhỏ và không ổn định, dân số và số đơn vị hành chính của huyện ít nên phụthuộc chủ yếu vào cân đối của ngân sách cấp trên.

Đây là một ảnh hưởng không nhỏ đối với việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu xây dựng, sửa chữa, chỉnh trang đô thị trên địa bàn. Do nguồn vốn được phân cấp quản lý nhỏnên việc phân bổvốn còn phân tán, dàn trải, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

- Nhu cầu kinh phí đểtổchức các hoạt động VHTT-TDTT là cấp thiết nhưng việc huy động nguồn kinh phí khó khăn, nên kết quả hoạt động vẫn còn hạn chế.

- Trong điều kiện cắt giảm chi thường xuyên, ổn định vĩ mô nền kinh tế, Chính phủ đã hạn chếviệc mua sắm các loại tài sản, thiết bị. So với yêu cầu về ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng cao thì trang thiết bị của các cơ quan đơn vị vẫn còn rất thiếu thốn và lạc hậu.

2.5.3.5. Một sốnội dung khác

- Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chi NSNN chưa được tiến hành thường xuyên, còn nể nang, ngại va chạm nên chưa thực hiện xử lý nghiêm minh các trường hợp khi thấy dấu hiệu vi phạm nhằm làm gương cho người khác, làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi ngân sách. Thực tế cho thấy hiện nay cán bộ có chức quyền vi phạm quản lý NSNN có dấu hiệu gia tăng nhưng số người phát hiện để xử lý rất khiêm tốn.

-Hầu hết các đơn vị dự toán, các ban quản lý dự án chưa nhận thức được tầm quan trọng của công khai tài chính trong đơn vị, quy chế dân chủ cơ sở trong giám sát quản lý tài chính chưa được thực hiện đầy đủ vì vậy việc công khai dự toán,

Trường Đại học Kinh tế Huế

quyết toán, mua sắm tài sản, kế hoạch đầu thầu, kết quả chỉ định thầu… còn mang tính hình thức, chiếu lệ; chế độ báo cáo và biểu mẫu không đảm bảo thời gian quy định. Bên cạnh đó việc chỉ đạo, đôn đốc của thủ trưởng đơn vị có lúc chưa kịp thời, việc phối hợp giữa đơn vị sử dụng ngân sách với cơ quan Tài chính, KBNN chưa chặt chẽ. Do sự thiếu quan tâm, chú trọng này nên ảnh hưởng đến hiệu quả giám sát của cán bộ, công chức, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các tầng lớp nhân dân đối với việc quản lý và sử dụng NSNN ở các đơn vị và các cấp ngân sách.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI