• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

2.4. Đánh giá của đối tượng khảo sát về quản lý chi Ngân sách tại phòng Tài chính -

2.5.2. Tồn tại, hạn chế

2.5.2.2. Đối với công tác chấp hành dự toán

- Đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên, do việc phân bổ chưa sát hợp với nhu cầu chi nên dẫn đến việc phải điều chỉnh, bổ sung ngân sách hàng năm. Việc quản lý chi ngân sách chủ yếu dựa vào chế độ, định mức có sẵn nên khó xác định, đánh giá hiệu quả chi ngân sách để làm cơ sở cho việc điều hành ngân sách. Công tác quản lý một số nhiệm vụ chi sự nghiệp chưa cao, điển hình là khoản chi cho sự nghiệp môi trường. Đối với nhiệm vụ chi này, huyện vẫn thực hiện phương thức cấp phát kinh phí theo dự toán đã phân bổ đầu năm, vì vậy chưa khuyến khích được việc sử dụng kinh phí tiết kiệm, giảm chi phí.

- Tình trạng lãng phí chi thường xuyên còn lớn và tương đối phổ biến thể hiện ở việc tổ chức hội nghị, lễ hội, kỷ niệm, tiếp kháchcòn phô trương, hình thức;

không đúng tiêu chuẩn định mức quy định. Một số đơn vị chưa chấp hành tốt quy trình đấu thầu trong mua sắm, sửa chữa tài sản. Tình trạng chia nhỏ gói thầu để thực hiện chỉ định thầu còn khá phổ biến. Tình trạng các đơn vị ngành dọc xin hỗ trợ kinh phí vẫn còn nhiều. Theo kết quả kiểm tra, hàng năm số hỗ trợ cho các đơn vị cấp tỉnh chiếm phần lớn số chi khác của ngân sách huyện.

- Việc sử dụng các nguồn vốn thiếu sự chủ động, còn bị phụ thuộc vào nhà tài trợ và các chương trình mục tiêu. Tiến độ triển khai dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành kế hoạch vốn trong năm, vẫn còn tình trạng các công trình không đảm bảo hồ sơ thanh toán phải chuyển nguồn, chuyển nợ sang năm sau hoặc không giải ngân kịp thời phải điều chỉnh cho công trình khác. Bên cạnh đó việc công khai dự toán, quyết toán, kết quả đấu thầu… chưa được các ban quản lý dự án và các chủ đầu tư chú trọng, chế độ báo cáo và biểu mẫu công khai theo quy định chưa chấp hành nghiêm túc.

- Đối với nguồn dự phòng, theo quy định chỉ được dùng để chi cho các nhiệm vụ cấp bách như phòng chống thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn… Tuy nhiên do nhu cầu chi thường xuyên chưa cân đối đủ nên đôi lúc huyện vẫn phải dùng nguồn này để bổ sung cho các nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan đơn vị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.5.2.3. Về công tác kiểm soát chi NSNN tại huyện

- Công tác kiểm soát chi ngân sách thiếu thống nhất trong việc kiểm soát các khâu có liên quan với nhau. Các quy định về hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn đầu tư chưa được thông tin kịp thời, việc công khai các quy định trên vẫn còn mang tình hình thức, chưa sát thực và đầy đủ. Thời gian thực hiện thanh toán vốn XDCB còn chậm. Chế độ báo cáo về kết quả thanh toán vốn đầu tư hàng quý, năm của KBNN cho cơ quan tài chính chưa đảm bảo thời gian quy định.

- Trong chi thường xuyên, việc thanh toán dựa trên bảng kê chứng từ của đơn vị tạo sơ hở trong việc lập hồ sơ, chứng từ không đúng quy định để rút tiền từ KBNN.

2.5.2.4. Về công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán

-Chất lượng thẩm định xét duyệt quyết toán của phòng phòng Tài chính- Kế hoạch đối với các Ban quản lý dự án, các đơn vị dự toán chưa cao. Thời gian thẩm tra, duyệt quyết toán còn chậm, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xuất toán những khoản chi sai chế độ, thiếu điều kiện để thanh toán; chủ yếu là rút kinh nghiệm bổ sung hoàn chỉnh. Việc kiểm tra, đôn đốc xử lý các kiến nghị của cơ quan tài chính còn có sự nể nang, ngại va chạm. Một số khoản chi sai phạm đã được phát hiện nhưng các đối tượng không thực hiện qua nhiều năm chưa có biện pháp để xử lý triệt để.

-Báo cáo quyết toán của các các cơ quan, đơn vị thường chưa đảm bảo về thời gian, vì vậy việc tổng hợp báo cáo ngân sách huyện chưa đảm bảo yêu cầu về thời gian.Việc thuyết minh, phân tích nguyên nhân tăng giảm các khoản chi ngân sách so với dự toán đầu năm cũng chưa được đầy đủ.

-Đối với chi đầu tư XDCB, việc nghiệm thu quyết toán công trình có lúc còn sơ sài, chưa đảm bảo thủ tục theo quy định. Chất lượng công trình chưa được quản lý chặt chẽ, nhanh xuống cấp; chất lượng giám sát công trình chưa cao, đã có hiện tượng thông đồng giữa giám sát và bên thi công. Sau khi tiến hành quyết toán công trình hoàn thành, việc kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện theo dõi tài sản chưa được kịp thời, đầy đủ và thường xuyên, dẫn đến việc buông lỏng quản lý đối với các tài sản hình thành trong quá trìnhđầu tư.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Các chủ đầu tư là UBND các xã, thị trấn còn coi nhẹ việc Quyết toàn công trình hoàn thành, một số công trình đã nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng nhưng hồ sơ quyết toán vẫn chưa hoàn thành.

- Công tác xét duyệt quyết toán chi NSNN cũng mới chỉ căn cứ đến các tiêu chuẩn, định mức chế độ có sẵn để xác định số liệu phát sinh trong năm mà chưa phân tích đến hiệu quả của số kinh phí đã sử dụng nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng các định mức chi ngân sách và nâng cao chất lượng quản lý sử dụng ngân sách.