• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI

2.2. Tình hình thực hiện chi NSNN trên địa bàn

2.2.2. Kết quả thực hiện chi NSNN giai đoạn 2015 - 2017

Trong giai đoạn 2015 - 2017, chi ngân sách trên địa bàn huyện Hướng Hóa tương đối ổn định. Do nguồn thu nội địa thấp nên, số thu bổ sung cân đối từ ngân

Trường Đại học Kinh tế Huế

sách tỉnh tương đối lớn (từ 75 - 80% tổng chi ngân sách). Cùng với việc tập trung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển, huyện cũng đã đảm bảo các khoản chi sự nghiệp, chi AN-QP và bổ sung cân đối cho ngân sách xã, thị trấn. Tình hình thực hiện chi ngân sách củahuyệnthể hiện qua các số liệu trong các bảng 2.1 và 2.2.

Bảng 2.1. Tổng hợp thực hiện chi ngân sáchhuyệnqua các năm 2015 - 2017 Nội dung

Thực hiện trong năm (triệu đồng)

So sánh (%)

2015 2016 2017 2016/

2015

2017/

2016 TỔNG CHI 624.969 616.269 751.040 98,61 121,87 I. Chi cân đối ngân sách 469.980 437.785 549.016 93,15 125,41 1.1. Chi ĐT phát triển 38.940 35.216 66.640 90,44 189,23 1.2.Chi thường xuyên 431.040 402.569 482.376 93,39 119,82 II.Chi Bổ sung NS cấp dưới 118.226 100.882 102.732 85,33 101,83 III.Chi nộp ngân sách cấp trên 1.507 1.414 1.933 93,83 136,70 IV.Chi chuyển nguồn 31.697 73.409 94.323 231,60 128,49 V. Chi từ nguồn thu để lại đơn vị

quản lý qua NS 3.559 2.779 3.036 78,08 109,25

(Nguồn: Báo cáo chi ngân sách huyện 2015 - 2017)

Bảng 2.1 cho thấy chi NSNN biến động không đều qua các năm. Năm 2016 số chi NSNN giảm so với năm 2015, trong khi đó số chi ngân sách cao nhất trong giai đoạn này là năm 2017, tăng 21,8% so với năm 2016. Tổng số chi năm 2016 giảm so với năm 2015 nhưng lại tăng mạnh trong năm 2017, chủ yếu do sự thay đổi các chế độ chính sách (năm 2016 sốxã thuộc diện xã có điều kiện kinh tếxã hội đặc biệt khó khăn giảm trong năm 2016, trong khi đó tăng lên trong năm 2017). Chi đầu tư phát triển tăng mạnh trong năm 2017, tăng 89,23% so với năm 2016.

Hoạt động chi chuyển nguồn qua các năm đều tăng lên, điều này cho thấy vẫn còn tồn tại một số điểm bất cập trong quá trình thực hiện chi NSNN trên địa bàn huyện, đặc biệt là hoạt động chi các khoản chi có mụctiêu trong năm, làm cho việc triển khai thực hiện chi trong năm chưa kịp thời.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.2. Cơcấuchi ngân sách huyện Hướng Hóa

Nội dung Năm 2015

(%)

Năm 2016 (%)

Năm 2017 (%)

Tốc độ tăng bình quân (%)

Tổng cộng 100 100 100

I. Chi cân đối ngân sách 75,20 71,04 73,10 -1,41

1.1. Chi ĐT phát triển 6,23 5,71 8,87 19,33

1.2.Chi thường xuyên 68,97 65,32 64,23 -3,50

II. Chi bổ sung NS cấp dưới 18,92 16,37 13,68 -14,97

III.Chi nộp NS cấp trên 0,24 0,23 0,26 3,31

IV.Chi chuyển nguồn 5,07 11,91 12,56 57,36

V. Chi từ nguồn thu để lại

quản lý qua NS 0,57 0,45 0,40 -15,75

(Nguồn: Phòng TC-KH huyện Hướng Hóa) TừBảng 2.2 ta thấy, trong cơ cấu chi NSNN trên địa bàn huyện từ năm 2015 - 2017, chi cân đối Ngân sách luôn chiếm tỷtrọng lớn nhất, trong đó chủ yếu là chi thường xuyên. Tuy nhiên, tỷtrọng chi thường xuyên có xu hướng giảm nhẹqua các năm, thay vào đó, chi đầu tư phát triển dần chiếm tỷtrọng lớn hơn.

Chi thường xuyên năm 2015 chiếm 68,97% tổng chi, giảm xuống còn 64,23% trong năm 2017. Tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn là -3,50%/năm.

Mặc dù vậy, từ bảng 2.1 ta thấy, số chi thường xuyên vẫn tăng qua các năm, điều này chứng tỏ đây không phải là dấu hiệu đáng lo ngại.

Năm 2017, tỷ trọng chi đầu tư phát triển của huyện chiếm 8,87% tổng chi của huyện, tốc độ tăng bình quân giaiđoạn 2015 - 2017 là 19,33%. Tỷtrọng chi đầu tư phát triển ngày càng tăng chứng tỏhuyệnđang ngày càng chú trọng vào công tác đầu tư cơ sởhạtầng, phát triển lâu dài của huyện nhà.

Chi chuyển nguồn năm 2017 vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (12,56%), tốc độ tăng bình quân lên đến 57,36%. Điều này chứng tỏviệc thực hiện các nhiệm vụ chi trong năm chưa thực sự đạt hiệu quả và kịp thời. Do đó, đặt ra yêu cầu trong thời gian tới, huyện cần chú trọng hơn nữa trong việc chỉ đạo, quán triệt thực hiện các nhiệm vụ chi trong năm.

Tỷ trọng chi bổ sung ngân sách cấp dưới có xu hướng giảm xuống, đây là dấu hiệu cho thấy khả năng tự cân đối của cấp xã, thị trấn đang ngày một tốt lên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.3. Thực hiện chi đầu tư XDCB ngân sách huyện

(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách huyện 2015 - 2017) Nhìn chung, chi đầu tư phát triển tăng qua các năm. Tốc độ tăng trung bình quân là 30,82%. Điều này chứng tỏ UBND huyện đã ngày càng chú trọng vào việc huy động nguồn vốn và đầu tư các công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho phát triển sản xuất và đời sống dân sinh tạo hiệu quả cho kinh tế phát triển, an sinh xã hội ổn định, lâu dài.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn thu sử dụng đất tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là năm 2016, có được kết quả này là nhờ vào những nỗ lực tăng thu của huyện và việc sử dụng có hiệu quả các nguồn thu để bố trí xây dựng các công trình trọng điểm trong năm.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, Giảm nghèo tăng mạnh trong năm 2017. Điều này là hợp lý do từ năm 2017, nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững đãđược điều chuyển cho huyện quản lý (năm 2015, 2016 do Tỉnh quản lý).

STT Nội dung

Năm(triệu đồng) So sánh(%) Tốc độ tăng bình quân(%) 2015 2016 2017 2016/

2015

2017/

2016

TỔNG CHI 38.940 35.216 66.640 90,44 189,23 30,82 1 Chi XDCB tập trung 14.979 2.832 8.252 18,91 291,38 - 25,78 2 Chi XDCB từnguồn

vốn đấu giá lô quầy 1.974 533 0 27,00 - - 100,00

3 Chi từnguồn thu sử

dụng đất 7.362 22.074 14.131 299,84 64,02 38,54

4

Chương trình MTQG xây dựng NTM, Giảm nghèo

2.294 3.859 29.186 168,22 756,31 256,69

5

Nguồn khác (Quyết định số 755/QĐ-TTg, đóng góp nhân dân, vốnvay…)

12.332 5.920 15.071 48,01 254,58 10,55

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.4. Thực hiện chi thường xuyên của ngân sách huyện

STT Chỉ tiêu

Năm(triệu đồng) So sánh (%) Tốc độ tăng bình quân (%)

2015 2016 2017 2016/

2015

2017/

2016

TỔNG CHI 431.040 402.569 482.376 93,4 119,8 5,8 1 Chi quốc phòng 10.881 12.940 14.010 118,9 108,3 13,5

2 Chi an ninh 6.367 6.539 7.780 102,7 119,0 10,5

3

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề

231.822 230.942 281.726 99,6 122,0 10,2

4 Chi SN y tế 20.284 30 0 0,1 - -100,0

5 Chi SN dân số 453 597 840 131,8 140,8 36,2

6 Chi SN VHTT 2.277 1.672 3.122 73,5 186,7 17,1

7

Chi SN phát thanh, truyền hình, thông tấn

2.259 2.342 2.231 103,7 95,3 -0,6

8 Chi SN thể dục thể

thao 711 814 1.107 114,4 136,0 24,7

9 ChiSN đảm bảo xã

hội 28.334 20.839 22.678 73,5 108,8 -10,5

10 Chi SN kinh tế 17.105 15.669 22.568 91,6 144,0 14,9 11 Chi SN môi trường 3.433 3.992 3.797 116,3 95,1 5,2 12

Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể

106.155 105.409 117.687 99,3 111,6 5,3

13 Chi khác ngân sách 958 783 4.830 81,8 616,7 124,6

(Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách huyện 2015 -2017) -Về chi thường xuyên:Qua số liệu củaBảng 2.2và Bảng 2.4 cho thấy số chi thường xuyên nhìn chung tăng lên trong cả giai đoạn, năm 2015 số chi thường xuyên là 431.040 triệu đồng chiếm 69% tổng chi ngân sách, đến năm 2017 số chi thường xuyên là 482.376 triệu đồng chiếm 64,2% tổng chi ngân sách, số tuyệt đối tăng hơn 51 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2015 - 2017, quy mô chi thường xuyên của ngân sách huyện Hướng Hóa tăng lên, trong đó đã ưu tiên chi cho các nhiệm vụ quản lý nhà nước, sựnghiệp giáo dục và đảm bảo xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong chi thường xuyên, nhiệm vụ chi hoạt động sự nghiệp chiếm tỷ lệ lớn.

Đây là những nhiệm vụ chi phục vụ phát triển KT- XH của địa phương. Trong thời gian qua, chi cho các hoạt động sự nghiệp được huyện quan tâm chú trọng, tăng lên cả về về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng.

Chi sự nghiệp kinh tế tăng trong giai đoạn này. Năm 2015 số chi là 17.105 triệu đồng, đến năm 2017 là 22.568 triệu đồng, chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ như: đảm bảo điện chiếu sáng công cộng; sửa chữa trụsở, đường giao thông nội thị, kênh mương nội đồng; hỗ trợ các mô hình sản xuất, chăn nuôi và hỗtrợdoanh nghiệp đào tạo nâng cao tay nghề… Việc tăng cường chi cho sự nghiệp kinh tế đã góp phần cải thiện bộmặt đô thị, nhân rộng nhiều mô hình kinh tế, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn.

Chi sự nghiệp môi trường qua các năm được giữ ổn định. Trong giai đoạn 2015 - 2017, chi sựnghiệp môi trường chủ yếu tập trung cho hoạt động thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn, duy trì và sửa chữa hệ thống thoát nước, hệ thống cây xanh đô thịvà một sốnhiệm vụquản lý sựnghiệp môi trường khác được phân cấp.

Chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghềchiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi thường xuyên của ngân sách huyện, số chi năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng chi bình quân là 10,2%. Năm 2015 số thực hiện là 231.822 triệu đồng, chiếm 53,78% trong tổng chi thường xuyên, đến năm 2017 số thực hiện là 281.726 triệu đồng chiếm 58,40%. Chi sự nghiệp giáo dục tập trung cho các cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Chi đào tạo và dạy nghềtập trung cho việc bồi dưỡng, đào tạo lại CBCC theo yêu cầu nhiệm vụ; đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn và lao động phi nông nghiệp.

Chi sự nghiệp y tế, VHTT-TDTT, phát thanh truyền hìnhchủyếu phục vụcác nhiệm vụ văn hóa, thông tin tuyên truyền, hoạt động TDTT của huyện, tổchức các phòng trào văn nghệ quần chúng, các cuộc thi thể thao trong và ngoài địa bàn; các hoạt động vềdân số, kế hoạch hóa gia đình; chế độBHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng BTXH. Từ năm 2016, các chế độliên quan BHYT không thuộc thẩm quyền quản lý của huyện nữa nên sốchi sựnghiệp giảm đáng kể trong năm 2016 và năm 2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chi đảm bảo xã hộicũng là một trong những khoản chi chiếm tỷlệ đáng kể trong chi thường xuyên. Khoản chi này tập trung cho việc chi trảcác trợcấp thường xuyên cho đối tượng BTXH như người cô đơn, người tàn tật, nhiễm chất độc hóa học, người già trên 80 tuổi và các đối tượng BTXH theo quy định. Cũng từ nguồn kinh phí này huyện cũng đã kịp thời chi trảcho các hoạt động cứu trợxã hội đột xuất khi có thiên tai, hỏa hoạn; thăm hỏi động viên, trợ cấp đột xuất cho các đối tượng chính sách và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhân các dịp lễ, tết đồng thời chăm sóc, bảo dưỡng nghĩa trang liệt sỹhuyện phục vụcán bộ nhân dân trong và ngoài địa bàn đến viếng, dâng hương đặt vòng hoa tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Chi cho quản lý hành chính: tăng đều qua các năm với tỷlệ tăng bình quân hàng năm là 5,3%. Đây là khoản chi có tỷ trọng cao thứhai trong tổng chi thường xuyên. Số chi quản lý hành chính năm 2015 là 106.155 triệu đồng, đến năm 2016 giảm nhẹxuống còn 105.409 triệu đồng, năm 2017 lại tăng lên 117.687 triệu đồng.

Nguyên nhân của việc tăng giảm là do nhà nước thay đổi về chế độ tiền lương và chi tiêu hành chính, đồng thời thực hiện việc tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên đểthực hiện chế độCCTL.

Đối với nhiệm vụ chi AN-QP: Chi cho quốc phòng - an ninh tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 10%. Ngoài việc đảm bảo theo định mức chi được phân bổ, huyện cũng đã trích ngân sách để hỗ trợ tổ chức thành công các đợt diễn tập khu vực phòng thủ. Bên cạnh đó trong thời gian qua, ngân sách huyện, các xã thị trấn cũng tập trung đảm bảo cho việc thực hiện các chế độ huấn luyện của lực lượng dựbị động viên, dân quân tự vệ, chế độ của Công an xã theo Luật Dân quân tự vệ và Pháp lệnh công an xã.

2.3. Tình hình thực hiện quản lý chi NSNNtại huyện Hướng Hóa