• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG

CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG THỰC

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ Ý ĐỊNH TIÊU DÙNG

yếu tố khác ít người tiêu dùng lựa chọn điều này cho thấy mức độ người tiêu dùng biết về thực phẩm hữu cơ theo đúng bản chất của nó chưa cao. Sự thiếu kiến thức vềthực phẩm hữu cơ được cho là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến người tiêu dùng không lựa chọn thực phẩm hữu cơ chiếm 58,4 %. Bên cạnh đó, giá thực phẩm hữu cơ quá cao cũng là yếu tố quan trọng gây cản trở trong ý định lựa chọn thực phẩm hữu cơ với 32 người chiếm 41,5 %. Thực phẩm hữu cơ tốt cho sức khỏe và con trẻ tiêu chí được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu sựlựa chọn thực phẩm hữu cơ với 65/ 73 người được điều tra chiếm 89 %. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các cửa hàng thực phẩm hữu cơ với đa dạng các sản phẩm, hơn hết là được sựchứng nhận của BộNông Lâm Thủy Sản Thừa Thiên Huế. Chính vềthế, các cửa hàng thu hút nhiều người tiêu dùng với 47/

73 người được hỏi thường lựa chọn cửa hàng thực phẩm hữu cơ đểmua sắm. Với mức giá cao nhất mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trảcho thực phẩm hữu cơ từ 10- 50 %.

Bên cạnh đó,hai loại thực phẩm như sữa và trái câyđược nhiều người tiêu dùng cho là sẵn sàng trả giá cao hơn các loại thực phẩm khác. Bởi đa phần những người này có trẻ em trong gia đình hay bởi tính chất các loại trái cây thường được sử dụng trực tiếp.

Kết quảkhảo sát con cho thấy, phần lớn ngưới tiêu dùng mua thực phẩm hữu cơ từ 2-4 lần/ tuần chiếm 31,5 %. Và đối tượng mua thực phẩm hữu cơ chủ yếu là nữ và nữ giới cũng được cho là có ýđịnh mua thực phẩm hữu cơ cao hơn nam giới. Nhóm tuổi từ35- 44 tuổi là độ tuổi mua sắm chủ yếu với 53/ 150 người được hỏi chiếm 35,3 %.

Mức thu nhập của người tiêu dùng khá cao với 48 % người được hỏi có thu nhập từ8 triệu đến 10 triệu. Với mức thu nhập của người tiêu dùng càng cao thì ýđịnh tiêu dùng thực phẩm hữu cơ càng cao. Vềtình trạng hôn nhân thì đa phần người được hỏi cho là đã kết hôn chiếm 74 %, điều này cho thấy những người đã lập gia đình có sựquan tâm đến việc mua sắm hơn những người độc thân. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy rằng ý định mua thực phẩm hữu cơ chịuảnh hưởng bởi 5 nhân tố là thái độ, nhận thức vềsức khỏe, nhận thức giá cả, hài lòng với nguồn thực phẩm hiện tại và niềm tin.

Trong đó, nhận thức vềsức khỏe được cho là yếu tốquan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó, giá thực phẩm hữu cơ quá cao là rào cản lớnảnh hưởng đến ý định tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng.

3.2. Một số giải pháp nhằm năng cao nhận thức và thúc đẩy ý định mua thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

Xuất phát từ định hướng phát triển của siêu thị Co.opmart và từviệc xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mua thực phẩm hữu cơ. Bên cạnh đó, từ cuộc nghiên cứu đã ghi nhận nhiều các ý kiến của người tiêu dùng. Từ đó, đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự thu hút khách hàng đến với siêu thị. Các giải pháp được đưa ra theo các nhóm nhằm thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng tại siêu thị.

Thứ nhất, theo kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ nhận thức của người tiêu dùng đối với thực phẩm hữu cơ còn rất hạn chế. Thực tếtại thị trường thành phốHuế có quá ít người biết đến thực phẩm hữu cơ cũng như hiểu rõ thực phẩm hữu cơ là thực phẩm như thếnào. Chính vì thế, siêu thị Co.opmart cần đưa ra nhiều các chương trình truyền thông để nâng cao mức độ nhận biết của người tiêu dùng. Từ đó, người tiêu dùng có nhận thức tốt hơn nên ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng ngày càng cao.

Thứhai, với thị trường thực phẩm hữu cơ mới như thành phốHuế. Việc đầu tiên được xem như rất quan trọng ảnh hưởng đến ý định mua của người tiêu dùng là cần phải tạo dựng được niềm tin cho người tiêu dùng. Thực tế nghiên cứu tại thị trường thành phố Huế cũng nhận thấy rằng hầu hết người được điều tra chưa thực sự hoàn toàn tin thực phẩm hữu cơ được bày bán là thực phẩm hữu cơ thật hay chỉ được gắn nhãn mác thực phẩm hữu cơ thôi. Chính vì thế, để xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng siêu thị Co.opmart cần cho khách hàng thấy những thực phẩm hữu cơ được bày bán là có chứng nhận đạt tiêu chuẩn và có nguồn gốc rõ ràng. Chẳng hạn như việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc QR code trên mỗi sản phẩm được bày bán. Như vậy, người tiêu dùng sẽ tin tưởng và an tâm hơn với những thực phẩm hữu cơ. Với việc dán các tem truy xuất nguồn gốc này người tiêu dùng có thể biết được quy trình sản xuất, cơ sở sản xuất và đơn vị phân phối. Từ đó, người tiêu dùng có ýđịnh mua thực phẩm hữu cơ cao hơn.

Thứba, thực phẩm hữu cơ được sản xuất theo một quy trình nghiêm ngặt vì thế mà chi phí rất tốn kém mà sản lượng lại không bằng thực phẩm thông thường. Chính vì thế, thực phẩm hữu cơ có mức giá cao hơn thực phẩm thông thường rất nhiều. Theo nhiều nghiên cứu trước đây cũng như nghiên cứu được thực hiện tại thành phốHuếgiá là một yếu tố cản trở đến ý định mua thực phẩm hữu cơ. Cho nên, để giảm giá thành

Trường Đại học Kinh tế Huế

thực phẩm hữu cơ từ đó có thể cạnh tranh với các cửa hàng bán thực phẩm hữu cơ trên thị trường thành phốHuếsiêu thị nên có kếhoạch dài hạn trong việc đầu tư các nông trại trồng thực phẩm hữu cơ tại thừa thiên huế. Như vậy, mức giá thực phẩm hữu cơ có thểmềm hơn như vậy sẽdễ kích thích người tiêu dùng mua thực phẩm hữu cơ hơn.

Thứ tư, từ thực tế điều tra nhận thấy rằng sự đa dạng về chủng loại sản phẩm cũng ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Hiện tại, tại siêu thị Co.opmart chỉ mới kinh doanh gạo hữu cơ nên sẽ thiếu sức hấp dẫn khách hàng trong việc ghé siêu thị mua thực phẩm hữu cơ. Chính vì thế, siêu thị cần đa dạng các sản phẩm hữu cơ hơn như vậy vừa có thểthu hút khách hàng nhiều hơn cũng như cạnh tranh với các cửa hàng thực phẩm hữu cơ trên thị trường.

Thứ năm,kết quả điều tra còn nhận thấy rằng mức độ khách hàng nhận biết loại thực phẩm hữu cơ mà siêu thị đang bày bán không được cao. Chính vì thế, siêu thị cần tăng cường hoạt động truyền thông nhằm tăng cường mức độ nhận biết của khách hàng. Hai kênh thông tin được nhiều khách hàng lựa chọn là tiếp cận thông tin tốt nhất đó là truyền hình và internet. Vì thế, siêu thị có thểtận dụng hai kênh thông tin này để truyền thông đến người tiêu dùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế