• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI

NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG TRỊ

Kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước không chỉ nhằm ngăn chặn những khoản chi sai chế độ, quy định của Nhà nước, mà còn tham gia vào hoàn thiện cơ chế công tác quản lý đầu tư công ngày càng hiệu quả hơn. Chính vì vậy, chúng tôi đãđưa ra một số giải pháp như sau:

3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo cán bộkiểm soát chi đầu tư

Kiểm soát các khoản chi NSNN có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả của các khoản chi tiêu của Nhà nước. Kiện toàn tổ chức bộ máy và thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ là một trong các điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN. Cần phải thực hiện xây dựng cơ cấu tổ chức kiểm soát phù hợp, tinh giản, hiệu quả kiểm soát cao đồng thời thực hiện đào tạo cán bộ, cụ thể:

Thứnhất, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước:

+ Thực hiện tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ kiểm soát chi NSNN. Yêu cầu những cán bộ này phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng tốt, am hiểu và nắm vững các cơ chế chính sách của Nhà nước. Đồng thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, hàng năm các cơ quan phải rà soát và đánh giá phân loại cán bộ theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý… và căn cứ vào kết quả rà soát để xây dựng, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trìnhđộcủa từng cán bộ.

+ Xây dựng chiến lược cán bộ quản lý chi NSNN bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức về quản lý Nhà nước, kinh tế thị trường, ngoại ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của từng cán bộ. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ này sao cho họ có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ được giao. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý chi ngân sách.

+ Hoàn thiện, củng cố cơ chế đánh giá công chức để bố trí vào các công việc phù hợp, những công chức không có đủ trình độ, khả năng chuyên môn sẽ bố trí chuyển việc khác, đào tạo lại hoặc cho thôi việc. Đồng thời, tuyển dụng đúng vị trí chức danh và đúng chuyên ngành đào tạo, tránh tình trạng bố trí công việc không đúng chuyên môn, nghiệp vụ, hạn chế tình trạng giao cho cán bộ tài chính làm kiêm nhiệm và từng bước hoàn thiện nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý NSNN.

+ Định kỳ luân chuyển cán bộ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên. Có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh, tăng cường trách nhiệm cá nhân, tạo lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.

+ Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nâng cao trìnhđộ ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt các cán bộ tài chính tham gia vào hệ thống TABMIS, xây dựng lực lượng cán bộ tin học theo hướng chuyên nghiệp, được tổ chức tốt và yên tâm công tác lâu dài, coi đó là sự cần thiết và là mục tiêu rất quan trọng trong công tác quản lý chi NSNN.

3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của chủ đầu tư

KBNN tỉnh quảng Trị cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan thông tin truyền thông để tiến hành soạn thảo, phổ biến rộng

Trường Đại học Kinh tế Huế

rãi các tài liệu, thông qua các hội nghị cấp huyện tổ chức, nhằm mục đích tuyên truyền cho chủ đầu tư (BQLDA) biết được đầy đủ và tường tận về chế độ, chính sách của Nhà nước.

Ngoài ra, KBNN thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng thường niên để nắm bắt được những khó khăn vướng mắc của đơn vị trong quá trình sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB, qua đó để kịp thời phản ánh tới các cơ quan cấp trên để có những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ngày càng hoàn thiện, từ đó những khoản chi tiêu NSNN ngày càng tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích hạn chế thấp nhất trình trạng lãng phí, thoát thoát trong đầu tư XDCB.

3.2.3.Tăng cường và hoàn thiện mối quan hệ phối hợp giữa Kho bạc nhà nước và chủ đầu tư

Để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát chi vốn đầu tư như phát sinh khối lượng thực hiện, khối lượng thực hiện đề nghị thanh toán chưa có trong dự toán, hợp đồng… nhằm thanh toán vốn đầu tư kịp thời, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa một dự án vào khai thác sử dụng khai thác đòi hỏi các đơn vị KBNN phải phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, cụ thể như:

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, cán bộ kiểm soát chi phải có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện công trình, có thể kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất trên nguyên tắc: Việc kiểm tra thực tế tại hiện trường của KBNN chủ yếu nhằm tăng cường vai trò kiểm soát của KBNN trong việc làm rõ những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ thanh toán. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan vẫn phải chịu trách nhiệm về các nội dung đề nghị thanh toán sai quy định nếu KBNN không phát hiện được.

Khi kiểm tra, KBNN phải báo trước cho chủ đầu tư về mục đích cũng như nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra, không được lợi dụng việc kiểm tra để gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu cho đơn vị được kiểm tra. Sau khi kiểm tra phải có báo cáo kết quả và các kiến nghị (nếu có).

Định kỳ có thông báo cho các các chủ đầu tư về tình hình giải ngân của dự án đặc biệt là đối với các dự án có tốc độ giải ngân thấp để kịp thời điều chỉnh kế

Trường Đại học Kinh tế Huế

hoạch vốn của dự án cho phù hợp với khả năng thực hiện, tránh tính trạng đến cuối năm mới điều chỉnh gây khó khăn cho việc thực hiện của dự án cũng như lãng phí vốn của nhà nước, thông qua đó các Bộ, ngành địa phương nắm bắt kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các chủ đầu tư cũng như có biện pháp thúc đẩy các chủ đầu tư đẩy nhanh tốc độ thực hiện của dự án.

3.2.4. Hoàn thiện và tăng cườngcông tác kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản từNgân sách nhà nước qua Kho bạcnhà nước

Kiểm tra, giám sát là khâu quan trọng và có vai trò sứ mệnh nặng nề là vừa phải thanh tra cơ chế vừa mới ban hành, vừa phải kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. Để công tác kiểm tra, giám sát có hiệu quả cần tập trung vào các vấn đề:

Thứ nhất, đặt công tác kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong việc chống tham những, lãng phí, thất thoát và tăng cường tiết kiệm, nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Thứ hai, định kỳ kiểm tra, giám sát các chủ thể quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN và công khai các đánh giá nhằm có sự phân loại và có thái độ rõ ràng với chất lượng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư XDCB.

Tăng cường công tác giám sát và đánh giá đầu tư; thực hiện giám sát ngay từ khâu quy hoạch, lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tư, đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Khẩn trương triển khai công tác giám sát cộng đồng đối với đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước. Bổ sung các chế tài nhằm tăng cường khâu giám sát thi công, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình nhằm phát hiện, ngănchặn kịp thời việc thi công không đúng thiết kế, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo chất lượng vật liệu theo quy định, không đảm bảo khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt, lập quyết toán không đúng thực tế thi công để “rút ruột công trình” làm ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3:

Trên cơ sở đánh giá thực trạng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN tỉnhQuảng Trị trong chương 2, chương 3 đã tập trung nghiên cứu, đề xuất một số định hướng và hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư công qua KBNN trên địa bàn trong thời gian tới, bao gồm: Năm quan điểm định hướng và các mục tiêu hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của đất nước nói chung, của ngành Kho bạc nói riêng.

Đồng thời đề tài cũng đãđưa các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện kiểm soát chi đầu tư XDCB tại KBNN tỉnh Quảng Trị. Để các giải pháp nêu trên có tính khả thi, đề tài cũng đã đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, Bộ tài chính, Kho bạc Nhà nước, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý điều hành ngân sách cũng như đối với các đơn vị thụ hưởng ngân sách, góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn, đáp ứng lộ trình cải cách Tài chính công trong giai đoạn hiện nay.

Trường Đại học Kinh tế Huế

KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ