• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ

2.1. TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC VÀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC TỈNH

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ củaKho bạc Nhà nước ở tỉnhQuảng trị

Kho bạc nhà nướccấp tỉnh nói chung và KBNN Quảng Trịnói riêng là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nướcQuảng trị có tư cách phápnhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các NHTM trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật:

- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra cácKBNN cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Kho bạc nhà nước cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn củaKBNN.

- Tập trung các khoản thu ngân sách trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.

- Thực hiện chi NSNN, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

-Tổ chức huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn củaKBNN.

- Quản lý, điều hoà tồn ngân quỹ Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của KBNN; thực hiện tạm ứng tồn ngân cho ngân sách địa phương theo quy định của Bộ Tài chính.

- Quản lý quỹ ngân sách tỉnh, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác được giao quản lý, quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền, quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tạiKBNN cấp tỉnh.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và KBNN cấp huyện trực thuộc.

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán liên kho bạc tại địa bàn tỉnh.

- Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính do KBNN tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về thu, chiNSNN và các quỹ tài chính do KBNN tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định.

- Quyết toán các hoạt động phát sinh tạiKBNN tỉnh và trên toàn địa bàn.

- Tổ chức quản lý vàứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh và các KBNN cấp huyện trực thuộc.

- Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động KBNNtrên địa bàn, thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước củaKBNN.

- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của KBNN Quảng trị theo quy định của pháp luật.

- Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNNtrên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Kho bạc nhà nướcQuảng Trị

Từ ngày 1/1/2000 hệ thống KBNN thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đầu tư thuộc NSNN theo Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về việc tổ chức lại hệ thống và Quyết định số 145/1999/QĐ-BTC ngày 26/11/1999 của Bộ Tài chính về nhiệm vụ và tổ chức bộ máy thanh toán vốn đầu tư thuộc hệ thống KBNN. Theo Quyết định số 1399/QĐ-BTC ngày 15/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài

Trường Đại học Kinh tế Huế

chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì KBNN tỉnh Quảng Trị có mô hình tổ chức bộ máy như sau:

Nguồn: Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Trị)

Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy củahệ thống Kho bạc Nhà nước Quảng Trị - KBNN Quảng Trị được tổ chức thành hệ thống dọc từ Thành phố Đông Hà (trung tâm tỉnh) đến 8 huyện, thị xã theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất.

- Cơ quan Văn phòng KBNN ở tỉnh được tổ chức gồm Ban Lãnh đạo và 7 phòng chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc của đơn vị:

+ Các phòng chức năng gồm: Phòng Kế toán nhà nước; Phòng Kiểm soát chi NSNN; Phòng Thanh tra - Kiểm tra; Phòng Tin học; Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Tài vụ; Văn phòng.

- KBNN Quảng Trị gồm có Giám đốc, 02 Phó giám đốc và 7 phòng chức năng.

+ Giám đốc, Phó Giám đốc KBNN tỉnh do Bộ Trưởng Bộ tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật. Giám đốc là người đứng đầu

KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG TRỊ

Văn Phòng Phòng

Tài vụ Phòng

Tổ chức

cán bộ Phòng

Kế toán

nhà nước

Phòng Thanh tra -Kiểm

tra

KBNN Gio Linh

KBNN TX Quảng

Trị

KBNN Triệu Phong KBNN

Hướng Hóa

KBNN Vĩnh Linh

KBNN Hải Lăng

KBNN Cam

Lộ

KBNN Đa krông Phòng

Tin học Phòng

Kiểm soát chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

KBNN Tỉnh, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc KBNN; Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của KBNN. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

+ Phòng có Trưởng phòng và một số Phó Trưởng phòng. Văn phòng có Chánh Văn phòng và một số Phó Chánh Văn phòng.

Trưởng phòng, Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN tỉnh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tài sản, hồ sơ, tài liệu, công chức và lao động hợp đồng của đơn vị.

Phó Trưởng phòng, Phó Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng, Chánh Văn phòng về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

+ Phòng và Văn phòng thuộc KBNN cấp tỉnh làm việc theo chế độ chuyên viên 2.1.4 Tình hình thu chi Ngân sách nhà nước trên đại bàn tỉnh Quảng Trị

Bảng 2.1: Tình hình thu, chi NSNNởtỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2015 –2017 ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 2015 2016 2017

So sánh (%)

2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

I Tổng thu NSNN 2.502.309 2.510.793 2.513.691 8.484 100,3 2.898 100,1

- Thu NSTW 535.818 341.331 821.659 -194.487 63,7 480.328 110,8

-Thu NSĐP 1.966.491 2.169.462 1.692.031 202.971 110,3 -477.431 77,,93 Trong đó

+ NS tỉnh 1.116.675 1.384.708 1.018.283 268.033 124 -366.425 73,5

+ NS huyện 781.601 731.177 616.700 -50.424 93,5 -114.477 84,3

+ NS xã 68.214 53.576 57.047 -14.638 78,5 3.471 106,5

II Tổng chi NSNN 7.665.037 8.135.655 10.338.260 470.588 106,1 2.202.605 127 -Chi Thường xuyên 2.233.970 2.011.558 2.358.433 -222.412 90 346.875 117,2

-Chi ĐTPT 1.319.354 1.296.410 1.439.044 -22.944 98,2 142.634 111

- Chi chuyển giao 4.111.713 3.690.620 5.373.276 -421.093 89,8 1.682.656 145,5 - Chi chuyển nguồn 0 1.137.067 1.167.507 1.137.0667 113 30.440 103

(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thu chi NSNN giai đoạn 2015 - 2017 của KBNN Quảng Trị)

Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy rằng: Tình hình thu, chi NSNN tỉnh Quảng Trị tăng đều qua các năm. Cụ thể, ở phần thu NSNN Thu từ tổng thu NSNN năm 2016 tăng : 8.484 triệu đồng, tỷ lệ tăng so với 2015 là 100,3%. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 2.898 triệu đồng, tỷ lệ tăng 100,1%. Nội dung chi NSNN có biến động nhiều hơn, năm 2016 tăng 470.588 triệu đồng so với năm 2015, với tỷ lệ tăng là 106,1%. Năm 2017 tăng 2.202.605 triệu đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng 127%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ