• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

2. KIẾN NGHỊ

2.2. Kiến nghị đối với Kho bạc nhà nước (Trung ương)

Bổ sung hoàn thiện cơ chế kiểm soát cam kết chi đầu tư XDCB

Hoàn thiện các loại báo cáo cam kết chi trên hệ thống TABMIS và bổ sung, sửa đổi mẫu C2-12/NS và C2-13/NS (ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC).

- Để nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát cam kết chi ngân sách, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối chiếu số liệu cam kết chi với các đơn vị sử dụng NSNN, chủ đầu tư cũng như cung cấp số liệu báo cáo cho cấp trên, đề nghị KBNN bổ sung các loại báo cáo cam kết chi chuẩn trên hệ thống TABMIS, đặc biệt phải thể hiện đầy đủ thông tin chi tiết về số cam kết chi, số tiền đã thực hiện cam kết chi, số dư cam kết chi đã rút và số tiền cam kết chi còn lại chưa rút. Hàng quý, năm các đơn vị phải đối chiếu khớp đúng số liệu với Kho bạc chi tiết theo từng mã số cam kết chi để đảm bảo an toàn trong quá trình cấp phát vốn đầu tư đồng thời phản ánh thực chất dòng tiền chi, giúp cho công tác quản lý đầu tư ngân quỹ quốc gia hiệu quả trong điều kiện vận hành TABMIS.

- Bổ sung thêm thông tin Mã số thuế của nhà cung cấp trên mẫu C2-12/NS và C2-13/NS để thuận tiện cho việc kiểm tra thông tin trên hệ thống TABMIS khi điều chỉnh, bổ sung cam kết chi. Bởi hợp đồng và hồ sơ liên quan thể hiện mã số thuế đã lưu chứng từ vào lần thanh toán trước.

Hoàn thiện cơ chế và quy trình kiểm soát đầu tư XDCB qua KBNN Hoàn thiện quy trình, thủ tục thanh toán:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ nhất, đối với vốn trong nước:

Một là, Để tạo sự thuận lợi cho chủ đầu tư và nhà thầu, tinh giản hồ sơ thủ tục phù hợp với tinh thần cải cách hành chính, đảm bảo tính pháp lý. Kiến nghị KBNN đề xuất với Bộ Tài chính điều chỉnh, bổ sung, hành tự trên phụ lục 03a (Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành) và Phụ lục 05 (Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư) như sau:

- Đối với quy định khi hành tự trên phụ lục 03a (Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành)

+ Trên Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành (phụ lục 03a), đây là giá trị khối lượng hoàn thành theo đợt nghiệm thu của chủ đầu tư và nhà thầu. Đề nghị phụ lục này chỉ lập cho 01 lần và được dùng cho nhiều lần thanh toán nếu không đủ vốn thanh toán, như vậy cụm từ “kỳ này” ở phụ lục 03a có ý nghĩa như nhau và được hiểu là khối lượng hoàn thành đợt nghiệm thu này (cột 6).

Khi đó phần chú thích ở phía dưới bên trái phụ lục có nội dung:

I. Chú thích:

1. Giá trị hợp đồng: 2. Giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước. 3. Số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước:4.

Luỹ kế giá trị khối lượng thực hiện đến cuối kỳ này:5. Thanh toán để thu hồi tạm ứng:6. Giá trị đề nghị thanh toán kỳnày:7. Lũy kế giá trị thanh toán:

Đồng thời thêm phần Theo dõi thanh toán phía dưới bên phải phụ lục.

II. Theo dõi thanh toán:

+ Ngày...tháng... năm TT lần 1:

+ Ngày...tháng... năm TT lần 2:

Như vậy, căn cứ Bảng xác định khối lượng hoàn thành theo số ...phụ lục 03a ngày.. tháng.. năm..được chủ đầu tư cùng nhà thầu thống nhất ký và đóng dấu, trên cơ sở khối lượng hoàn thành được chấp nhận, nếu vốn bố trí thanh toán không đủ, phải thanh toán nhiều lần và mỗi lần thanh toán sẽ không lập lại phụ lục 03a. Như vậy sẽ tinh giản được thủ tục, giảm được rất nhiều khâu từ tính toán đến các bước công việc, dễ dàng theo dõi, kiểm tra, kiểm soát cho chủ đầu tư, nhà thầu và cán bộ chuyên viên Kho bạc trong kiểm soát, thanh toán.

+ Đối với Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư(phụ lục 05):

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với tiêu đề hiện hành của phụ lục 05 là GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ, đó là trường hợp vốn bố trí cho công trình là vốn đầu tư, nhưng khi bố trí vốn sửa chữa lớn là vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, hồ sơ thủ tục thanh toán như vốn đầu tư thì tiêu đề trên không phản ánh đúng nguồn vốn, vì vậy tiêu đề trên kiến nghị sửa đổi thành GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN VỐN NGÂN SÁCH.

Trên cơ sở chấp nhận khối lượng ởMục 5 (Giá trị đề nghị thanh toán lần này) ở phần Chú thích của phụ lục 03a nói trên (tức là giá trị khối lượng hoàn thành đợt nghiệm thu), tại cột: số đề nghị tạm ứng, thanh toán KLHT kỳ này (gồm cả thu hồi tạm ứng) củaGiấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư(phụ lục 05) được hiểu chính là Giá trị đề nghị thanh toán kỳ này tại Mục 6 củaphụ lục 03a(tức là toàn bộ giá trị khối lượng hoàn thành của đợt nghiệm thu được A & B chấp thuận đề nghị thanh toán). Như vậy, khi một đợt nghiệm thu hoàn thành thì chỉ lập một lần phụ lục 03a và một lần phụ lục 05, nếu vốn bố trí không đủ thanh toán cho đợt nghiệm thu mà cần thanh toán nhiều lần thì ở phụ lục 05, phân sau "PHẦN GHI CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC" ở dưới dòng Từ chối, lý do bổ sung thêm các dòng: "Ngày...tháng...năm...TT lần 1:.../Ngày...tháng...năm...TT lần 2:.../... (Mẫu 05).

Cơ chế vận hành thanh toán:

Khi có vốn bố trí thanh toán lần 2, chủ đầu tư chỉ chuyển lên Kho bạc GIẤY RÚT VỐN NGÂN SÁCH, trên chứng từ ghi rõ căn cứ Giấy đề nghị thanh toán vốn ngân sách số... ngày.. tháng.. năm...; Số tiền thanh toán lần 2...Cán bộ kiểm soát chi (không cần kiểm soát hồ sơ, khối lượng hoàn thành), kiểm soát phụ lục 05 (hồ sơ lưu) ghi rõ số tiền thanh toán lần 2 ở phần xác nhận của KBNN, lập chứng từ thanh toán trên chương trình ĐTKB-LAN, trình Phụ lục 05 và Giấy rút vốn ngân sách (thanh toán lần 2) lãnhđạo phòng ký, sauđó hạch toán trên chương trình TABMIS và chuyển xuống phòng kế toán để áp thanh toán và chuyển tiền cho đơn vị hưởng.

Thứ hai, đối với mẫu chứng từ thanh toán:

Đối với mẫu chứng từ thanh toán chi NSNN, kiến nghị sử dụng các tài khoản chi NSNN theo hướng dẫn của Thông tư số77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017.

Một là, các mẫu (C2-02/NS) Giấy rút dự toán ngân sách; (C2-03/NS) Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng trước; (C2-04/NS) Giấy đề nghị thu hồi vốn ứng trước;

(C3-01/NS) Giấy rút vốn đầu tư; (C3-02/NS) Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, ứng

Trường Đại học Kinh tế Huế

trước vốn đầu tư; (C3-03/NS) Giấy đề nghị thu hồi ứng trước vốn đầu tư; (C3-04/NS) Giấy nộp trả vốn đầu tư, có kiến nghị sau:

+ Các ô thông tin: Tạm ứng /Thanh toán  (Thực chi); Ứng trước chưa đủ điều kiện sang tạm ứng /Ứng trước đủ điểu kiện thanh toán sang thực chi...; mã Dự án/mã quan hệ ngân sách... đều được thể hiện ở tài khoản.

Tất cả các thông tin trên đều được thể hiện rõ ở tài khoản và nội dung thanh toán cho đơn vị hưởng, đề nghị huỷbỏ để tránh việc lập lại thông tin trên chứng từ.

Hai là, theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 quy định các biểu mẫu chứng từ thanh toán, trong đó mẫu GIẤY RÚT VỐN ĐẦU TƯ ( C3-01/NS) và GIẤY RÚT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH (C2-02/NS) có nhận xét như:

- Về cấu trúc 02 mẫu gần giống như nhau

- Số hiệu tài khoản đã chứng minh Giấy rút vốn thuộc nguồn vốn đầu tư hay vốn dự toán ngân sách ví dụ: 9552 (thanh toán vốn đầu tư),9523\9527(thanh toán vốn dự toán ngân sách), .... và một khi các ô thông tin không còn thì sự phân biệt nguồn vốn, cấp ngân sách, mã dự án, mã quan hệ ngân sách mà đều được thể hiện rõ trên Tài khoản.

Với những lý do và đặc điểm nêu trên, kiến nghị gộp02 mẫu GIẤY RÚT VỐN ĐẦU TƯ (C3-01/NS) và GIẤY RÚT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH (C2-02/NS). Lập thành một mẫu số C02/NS có tên GIẤY RÚT VỐN NGÂN SÁCH.

Ba là, đối với GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN TẠM ỨNG, VỐN ỨNG TRƯỚC (C3-02/NS) dành cho thu hồi tạm ứng vốn đầu tư và GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN TẠM ỨNG, VỐN ỨNG TRƯỚC (C2-03/NS) dành cho thu hồi tạm ứng vốn dự toán ngân sách. Về cấu trúc cơ bản đều giống nhau, chỉ khác nhau về số Tài khoản, Cũng như mẫu cải tiến Giấy rút vốn, có thể ghép 02 mẫu (C3-02/NS) và mẫu (C2-03/NS) thành một mẫu chung có tên C03/NS.

Theo Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm2016,

- Ở dòng: Chủ đầu tư, phải thêm cụm từ viết tắt BQLDA thành Chủ đầu tư (BQLDA) có nghĩa là chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án, tại sao lại thêm cụm từ BQLDA. Thực vậy, theo biểu đăng ký hay Bảng cấp mã dự án đầu 7 đã quyđịnh: Tên dự án; Cơ quan chủquản; Chủ đầu tư.

Nhưng thực tế, chủ đầu tư đã uỷ quyền một số quyền và nhiệm vụ cho Ban

Trường Đại học Kinh tế Huế

quản lý dự án (BQLDA) và thường BQLDA là chủ thể đăng ký mẫu dấu chữ ký, ký trên chứng từ thanh toán. Tuy nhiên, trên bảng mẫu cấp mã dự án đến các mẫu chứng từ chỉ ghi Chủ đầu tư, tức là tên của chủ đầu tư, không quy định ghi tên của BQLDA sẽ khó cho BQLDA khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán tại KBNN.

- Thêm dòng Nội dung vốn thanh toán tạm ứng:... ( vốn xây dựng/ tư vấn/

QLDA/GPMB/ thiết bị... ). Theo mẫu hiện hành cột “ Số dư tạm ứng/ứng trước”

phản ảnh luỹ kế tất cả số dư tạm ứng của tất cả các nội dung thanh toán, song Cột “số đề nghị thanh toán tạm ứng” không phản ánh rõ thanh toán tạm ứng cho số tiền đã tạm ứng của nội dung gì. Vì vậy thêm dòng Nội dung vốn thanh toán tạm ứng để cán bộ kiểm soát chi hoặc các cơ quan thanh tra, kiểm tra dễ kiểm soát vốn thu hồi tạm ứng thuộc nội dung gì.

Tóm lại, quy cho cùng giá trị trên phụ lục 03a và trên phụ lục 05 chỉ phản ánh giá trị khối lượng nghiệm thu hoàn thành được sự thỏa thuận thống nhất của chủ đầu tư và nhà thầu

Mặt khác, về tình thần cải cách, tinh giản thủ tục hành chính, Chủ đầu tư và nhà thầu chỉ lập một lần phụ lục 03a, phụ lục 05 mà thanh toán cho nhiều lần nếu vốn trí không đủ thanh toán; giảm bớt chứng từvà khối lượng công việc cho nhà thầu và chủ đầu tư. Đặc biệt, sẽ theo dõi được số khối lượng nghiệm thu hoàn thành chưa được bố trí vốn thanh toán phục vụ cho công tác báo cáo, theo dõi chủ động điều hành của các cơ quan quản lý các cấp trong hoạt động đầu tư XDCB.

-Đối với mẫu chứng từ thanh toán, từ 4 mẫu (C3-01/NS; C2-02/NS; C2-03/NS;

C3-02/NS) ta đã rút xuống còn 2 mẫu (C02/NS; C03/NS), các dòng tiêu chí trên chứng từ cũng đãđơn giản, rõ ràng, dễ hiểu tránh được sự lặp đi lặp lại nhiều chi tiết rắc rối, chưa khoa học dễ gây nhầm lẫn cho đơn vị lập chứng từ cũng như cán bộ kiểm soát chứng từ.

Về phía KBNN, như cách làm hiện nay, do thiếu vốn bố trí nên khối lượng nghiệm thu hoàn thành chủ đầu tư phải lập chứng từ thanh toán nhiều lần, cứ mỗi lần thanh toán phải lập chứng từ trên chương trình ĐTKB-LAN, thực hiện đủ các bước theo quy trình quyđịnh như kiểm soát thanh toán một món mới, mất nhiều thời gian và làm tăng khối lượng công việc. Thực hiện theo giải pháp này sẽ giảm nhiều thời gian, khối lượng công việc cho cán bộ KSC, kể cả lãnhđạo (trình ký chứng từ).

Trường Đại học Kinh tế Huế