• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI HẠN

2.4.1 Những kết quả đạt được

Hiện nay quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư đang được áp dụng theo Quyết định số 5657/QĐ-KBNN, ngày 28 tháng 12 năm 2016về ban hành quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống KBNN. Có thể nói rằng việc quy định quy trình mới này đã phát huy được những ưu điểm đó là trách nhiệm và quyền hạn của KBNN được quy định khá rõ ràng ngay trong phần đầu của quy trình. Do vậy tính chủ động và ý kiến của KBNN được tôn trọng và có trọng lượng; trách nhiệm và vai trò của KBNN cũng được nâng cao hơn so với các quy trình 297/QĐ-KBNN; 1539/QĐ-KBNN và 686/QĐ-KBN, 282/QĐ-1539/QĐ-KBNN Quy trình này có những ưu điểm khi kiểm soát tại địa phương. Quy trình này thực hiện thống nhất đầu mối kiểm soát chi qua hệ thống Kho bạc nhà nước:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một là: Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật, nâng cao chất lượng phục vụ; hiệu lực; hiệu quả quản lý Nhà nước của cơ quan KBNN; quy trình giao dịch về nghiệp vụ được công khai rõ ràng, minh bạch, giúp cho việc giao dịch với các chủ đầu tư được thuận tiện, hiệu quả.

Hai là: Góp phần làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của KBNN tỉnh Quảng Trị trong giải quyết công việc liên quan đến giao dịch khách hàng; giảm thiểu các thủ tục không đáng có, gây phiền hà cho khách hàng khi có yêu cầu giải quyết các công việc tại KBNNtỉnhQuảng Trị.

Ba là : Góp phần chống các tệ nạn quan liêu, cửa quyền của cán bộ công chức, nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ công chức; Sự phối hợp giải quyết công việc giữa các cán bộ công chức, giữa các bộ phận nghiệp vụ để giải quyết công việc trôi chảy, nhanh gọn, thuận tiện, theo đúng quy trình, phần hành công việc được giao của từngbộ phậnnghiệp vụ.

Bốn là : Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong đơn vị; quy trìnhđã cắt giảm nhiều hồ sơ, thủ tục không cần thiết, không còn phù hợp; kịp thời bổ sung những tài liệu đúng và sát với chức năng, nhiệm vụ của ngành; quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ và trách nhiệm của các bộ phận; mạnh dạn loại bỏ một số công việc trước đây thực hiện chồng chéo với các cơ quan, ban, ngành khác đã được quy định rất rõ trong Luật xây dựng và các nghị định của chính phủ về quản lý dự án đầu tư XDCB.

Một số điểm mới được quy định cụ thể hơn trong quy trìnhnhư sau:

Nhận và giao hồ sơ: Quy trình một cửa trong kiểm soát chi NSNN nói chung và trong kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB nói riêng được áp dụng theo Quyết định số 4377/QĐ-KBNN ngày 15/09/2017 của Tổng giám đốc KBNN ban hành quy trình nghiệp vụ thống nhất một đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước.

Giao dịch một cửa trong kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB là việc KBNN tỉnh Quảng Trị giải quyết các khoản chi đầu tư cho các đơn vị sử dụng NSNN (gọi chung là khách hàng). Tại phòng Kiểm soát chi của KBNN Quảng trị, cán bộ tiếp nhận một cửa là người trực tiếp thanh toán, kiểm soát chứng từ và trình lãnhđạo phê duyệt, đảm bảo khách hàng chỉ liên hệ với một bộ phận chuyên trách từ khâu hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả cuối cùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ2.1. Quy trình luân chuyển kiểm soát chi đầu tư XDCB[18]

(1): Nhà thầu đề nghị chủ đầu tư thanh toán.

(2): Chủ đầu tư gửi hồ sơ tài liệu cho Bộ phận Kiểm soát chi.

(3): Sau khi kiểm soát chi,cán bộ phòng kiểm soát chi (Chuyên viên) hạchtoán vào chương trình ĐTKB-LAN, chương trình THBC. Trình lãnh đạo Phòng/Bộ phận Kiểm soát chiký, trình LãnhđạoKho bạcphụ tráchký chứng từ giấy.

(4): Bộ phận thanh toán vốn đầu tư hạch toán trên chương trình TABMIS, chuyển chứng từ cho Phòng/Bộ phận kếtoán (Giấy rút vốn)

(5): Kế toán viên kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ giấy và chứng từ trên hệ thống, ký chứng từ giấy, phê duyệt bút toán trên hệ thống, áp thanh toán,trình kế toán trưởng kiểm tra ký máy, ký chứng từ giấy sau đó trình Lãnh đạoKho bạcphụ trách kế toán ký duyệttrên hệ thống.

(6): Kế toán làm thủ tục thanh toán cho nhà thầu.

(7): Kế toán trả tài liệu cho Bộ phận thanh toán thanh toán vốn đầu tư.

(8): Bộ phận thanh toán vốn đầu tư trả tài liệu cho chủ đầu tư.

Nội dung liên quan đến quytrình giao dịch một cửa được niêm yết công khai tại trụ sở làm việc, quy trình theo như sơ đồ.

Tổng thời gian thực hiện kiểm soát chi và chuyển tiền trong nội bộ hệ thống KBNN chậm nhất là 03 ngày làm việc. Đối với hồ sơ, chứng từ do Chủ đầu tư gửi đến sau thời điểm 15 giờ, hoặc chứng từ do phòng, bộ phân kiểm soát chi gửi cho phòng, bộ phận kế toán nhà nước sau thời điểm 15 giờ thì được tính sang ngày hôm sau.

Phòng hoặc bộ phận Kiểm soát chi thực hiện theo dõi việc giao nhận hồ sơ của các

Trường Đại học Kinh tế Huế

đơn vị sử dụng ngân sách, Chủ đầu tư và trả hồ sơ kiểm soát chi theo đúng thời gian quy định.

Bên cạnh đó, hệ thống KBNN đang tập trung triển khai chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21-8-2007 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó sẽ xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát chi NSNN qua KBNN phù hợp thông lệ quốc tế để vận hành hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Công tác kiểm soát chi NSNN được cải cách theo hướng thống nhất quy trình và tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản, KBNN và các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN. Đồng thời, xây dựng hệ thống kiểm soát KBNN hiện đại, bảo đảm thanh toán mọi khoản thu, chi của NSNN và các đơn vị giao dịch an toàn, nhanh chóng, chính xác; giảm dần các giao dịch bằng tiền mặt tại KBNN. Khi đó kiểm soát chi trong đó có chi đầu tư XDCB sẽ đóng góp tích cực hơn nữa trong công tác quản lý chi tiêu công của Chính phủ, minh bạch hoá việc sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm mức bội chi NSNN và tỷ lệ lạm phát theo mục tiêu đề ra của nền kinh tế.