• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT

1.4 KINH NGHIỆM VỀ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI VỐN ĐẦU TƯ XÂY

NHÀ NƯỚC

1.4.1. Kinh nghiệmkiểm soát chi vốn đầu tư XDCB củacủamột số Kho bạc nhà nước ở nước ta

1.4.1.1 Kinh nghiệmkiểm soát chicủa Kho bạc nhà nước Đà Nẵng

Kho bạc nhà nước Đà Nẵng là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật, là địa phương được các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN, đặc biệt là trong công tác kiểm soát chi đầu tư công. Thực hiện nguyên tắc kiểm soát và thời gian thực hiện thanh toán đầu tư công cụ thể:

- Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm vốn tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án.

- Số vốn thanh toán (bao gồm vốn tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không được vượtgiá trị hợp đồng, không được vượt dự toán hoặc giá trúng thầu, tổng dự toán (nếu có) của dự án (đối với chi phí nằm trong tổng dự toán). Tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đãđược phê duyệt.

Trường hợp số vốn thanh toán vượt kế hoạch vốn cả năm đã được bố trí (do điều chỉnh kế hoạch; do dự án phân bổ không đúng quy định, Bộ Tài chính có ý kiến dừng thanh toán), chủ đầu tư có tráchnhiệm phối hợp với KBNN để thu hồi số vốn đã thanh toán vượt kế hoạch.

- Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng, nếu quá thời hạn 6 tháng quy định trong hợp đồng phải thực hiện khối lượng mà nhà thầu chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan hay chủ quan hoặc sau khi ứng vốn mà nhà thầu sử dụng sai mục đích, chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với KBNN thu hồi trả đủ cho ngân sách nhà nước.

- Các khoản chi bằng tiền mặt được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lýthu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- KBNN kiểm soát thanh toán trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và cácđiều kiện thanh toán) để thanh toán theo đề nghị của chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình, KBNN không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. KBNN căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng.

- KBNN thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần; kiểm soát trước, thanh toán sau đối với công việc, hợp đồng thanh toán 1 lần và lần thanh toán cuối cùng của công việc, hợp đồng thanh toán nhiều lần.

Vậy, nhìn chung tất cả các KBNN địa phương đều thực hiện kiểm soát đầu tư XDCB thống nhất từ trung ương đến địa phương.

1.4.1.2 Kinh nghiệmkiểm soát chicủaKho bạc nhà nướctỉnh Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh có kinh nghiệm điều hành linh hoạt, hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB. Trong công tác quản lý, kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN của cho thấy: Tỉnh đã sắp xếp phân bổ theo thứ tự ưu tiên cho 4 nội dung cơ bản, gồm: Các công trình trọng điểm chuyển tiếp; trả nợ XDCB đối với các công trình đã hoàn thành theo thứ tự ưu tiên các công trình đã phê duyệt quyết toán, đã hoàn thành đưa vào sử dụng và triển khai các công trình mới. Đồng thời, KBNN Quảng Ninh thường xuyên rà soát các dự án mới; rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại, điều chuyển vốn đầu tư từ NSNN đã bố trí cho các công trình, dự án chưa cấp bách để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp bách.

Bên cạnh đó, việc thu hút đầu tư từ nước ngoài và đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đã cam kết, thu hút đầu tư một cách hợp lý. Một số nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước tiếp tục tìmđến và đầu tư tại Quảng Ninh.Nhờ sự điều chỉnh kịp thời và linh hoạt trong công tác kiểm soát và quản lý chi vốn đầu tư XDCB, tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản hoàn thành được mục tiêu đề ra, đem lại hiệu quả cao trong sử dụng vốn NSNN, tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Kho bạc nhà nước tỉnhQuảng Trị

Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên, chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm trong kiểm soát chi đầu tư qua KBNNtỉnh Quảng Trị như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ nhất: Cơ chế kiểm soát, cam kết chi đã được pháp quy hóa với mức độ Luật. Với mức độ pháp lý hóa rất cao, hiệu lực và trách nhiệm thi hành sẽ nghiêm túc và hiệu quả hơn rất nhiều, không những tại các cơ quan của Nhà nước mà còn đối với bên thứ ba, với thành phần chủ yếu là các Nhà cung cấp có phát sinh đến các giao dịch bên khu vực công.

Thứ hai: Nhiệm vụ của kiểm soát viên tài chính – ngân sách khá rộng, bao gồm tham gia vào làm chủ việc chấp hành luật Ngân sách; góp phần xác định và phòng ngừa các rủi ro tài chính; góp phần phân tích các yếu tố cấu thành các khoản chi và chi phí thực hiện chính sách công. Như vậy vai trò của kiểm soát viên tài chính được nâng lên ngang tầm của các chuyên gia, mạnh về phân tích, dự báo, tham mưu các biên pháp quản lý ngân sách hơn là sa lầy vào việc xét duyệt hồ sơ cam kết cũng như hồ sơ chuẩn chi.

Thứ ba: Kiểm soát viên ngân sách cấp Bộ (ngân sách TW) đặt trực tiếp tại các Bộ chi tiêu; kiểm soát cam kết chi ngân sách địa phương và ngân sách TW tại địa phương đặt tại các cơ quan Kho bạc (vùng hoặc tỉnh). Kiểm soát viên ngân sách TW đều là các chuyên gia cao cấp của Bộ ngân sách, với quy định về chức năng nhiệm vụ tương đối độc lập với Bộ được kiểm soát.

Tóm tắt chương 1

Chương 1 đã đề cập đến 1 số vấn đề, làm sáng tỏ những lý luận chung về XDCB từ Ngân sách nhà nước, đặc điểm, vai trò, nội dung của chi đầu tư XDCB từ Ngân sách nhà nước; đặc điểm, vai trò, nội dung của chi đầu tư XDCB qua Kho bạc nhà nước cũng như là những trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát chi đầu tư XDCB của hợp đồng tạm ứng, hợp đồng thanh toán 1 lần và hợp đồng thanh toán nhiều lần; đặc điểm, nội dung, quy trình và yêu cầu của kiểm soát cam kết chi, tổng kết kinh nghiệm một số nước trên thế giới và rút ra bài học có thể nghiên cứu tại KBNN tỉnh Quảng Trị.

Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại KBNNtỉnh Quảng Trị được trình bày trong các chương tiếp theo.

Trường Đại học Kinh tế Huế