• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ

2.4. Đánh giá của đối tượng khảo sát về công tác quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN 51

2.5.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Qua công tác phê duyệt, quyết toán dự án hoàn thành, phòng Tài chính - Kế hoạch đã tham mưu với UBND thành phố phê duyệt quyết toán các dự án XDCB hoàn thành, tiết kiệm cho NSNN hơn 320 triệu đồng.

- Công tác quản lý của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và giám sát cộng đồng:

nhìn chung, chủ đầu tư, các ban quản lý dự án đã cố gắng khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc quản lý dự án, chủ động phối hợp với các bên có liên quan kịp thời tháo gỡ những khó khăn, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công xây lắp trong thực hiện hợp đồng, kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót trong thiết kế, dự toán và thi công xây lắp đảm bảo đúng thủ tục và trình tự ĐTXDCB.

Công tác giám sát cộng đồng cũng được đẩy mạnh, nhất là các dự án có vốn góp của nhân dân theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm như: đường giao thông, trạm xá, trường học… và đã thể hiện được tầm quan trọng của công tác này trong quản lý các dự án ĐTXDCB, hạn chế các tiêu cực liên quan đến tham nhũng, lãng phí, chất lượng công trình và nâng cao hiệu quả đầu tư.

* Giai đoạn vận hành kết quả ĐTXDCB từ NSNN

- Về nghiệm thu bảo hành và bảo trì công trình xây dựng: thực hiện nghiệm thu theo giai đoạn, nghiệm thu các hạn mục và nghiệm thu tổng thể sau khi dự án đầu tư kết thúc. Bên cạnh đó, vấn đề bảo hành, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng công trình hoàn thành và đi cùng với nó là việc đào tạo cho đối tượng thụ hưởng cách thức sử dụng, vận hành và quản lý công trình hoàn thành được bàn giao sử dụng đã từng bước được quan tâm thỏa đáng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Việc quyết toán vốn ĐTXDCB từ NSNN được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về nội dung và thời gian.

2.5.2. Hạn chế, tồn tạivà nguyên nhân

Công tác quy hoạch, chủ trương đầu tư còn bị xem nhẹ, nên có nhiều công trìnhĐTXDCB xây xong nhưng không được sử dụng hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư từ NSNN. Kế hoạch hóa vốn đầu tư vẫn còn xảy ra tình trạng bố trí dàn trải, chưa đạt yêu cầu trọng tâm, trọng điểm trong quản lý hoạt động đầu tư, chưa phù hợp về mặt thời gian đã ảnh hưởng tới hiệu quả chung vốn đầu tư bằng NSNN, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án.

- Khảo sát và lập dự án đầu tư:

Trong thời gian qua, mặt dù công tác này đã chú trọng và chất lượng từng bước được cải thiện nhưng thực tế vẫn còn nhiều dự án do khảo sát không kỹ lưỡng đã phải thay đổi. Và nhiều công trình khác do phát sinh sửa chữa đã dẫn đến phải điều chỉnh tăng dự toán.

- Công tác thiết kế công trình:

Trên thực tế nhiều công trình do chạy theo quy mô đầu tư, thiết kế chỉ định sử dụng vật tư đắt tiền, yêu cầu sử dụng hệ số an toàn quá mức cần thiết… hoặc thiết kế không phù hợp về mặt mỹ quan do đó sau khi hoàn thành phải tiếp tục chỉnh sửa, thậm chí phải đập bỏ làm lại đã gây ra lãng phí không cần thiết NSNN.

Bên cạnh đó, công tác thiết kế chưa bám sát mục tiêu, yêu cầu của dự án đã dẫn đến tình trạng khá phổ biến là tổng dự toán lớn hơn tổng mức đầu tư nên một số trường hợp phải điều chỉnh tổng mức đầu tư đãđược phê duyệt.

- Công tác lập, thẩm định dự toán, thiết kế kỹ thuật:

Chất lượng chưa cao còn nhiều sai sót về khối lượng, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản, chưa phát hiện được hết các lỗi về giải pháp kiến trúc kết cấu và dự toán. Do chất lượng công tác thẩm định bị buông lỏng nên trên thực tế dẫn đến tình trạng các quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi triển khai thực hiện phải liên tục điều chỉnh, bổ sung tổng dự toán nhiều lần nhằm hợp thức hóa các chi phí phát sinh.

- Công tác giải phóng mặt bằng:

Chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thực hiện quyết liệt và chưa chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện việc di dời, giải phóng mặt

Trường Đại học Kinh tế Huế

bằng một cách có hiệu quả. Đặc biệt là công tác tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và chính sách bồi thường, đền bù hỗ trợ đã khiến cho nhiều dự án không triển khai được hoặc triển khai chậm (dự án đường khu vực Đức Ninh Đông) không đảm bảo hiệu quả đầu tư. Những vướng mắc này chủ yếu là do cơ chế chính sách của nhà nước chưa đồng bộ, thống nhất, minh bạch, rõ ràng và phương thức triển khai thực hiện chưa phù hợp.

- Công tác thực hiện xây lắp:

Còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém nhất là khâu chuẩn bị và tổ chức thi công, kiểm tra giám sát đầu tư xây dựng công trình. Đội ngũ công nhân thi công và cán bộ kỹ thuật chất lượng chưa cao, nhà thầu thực hiện khoán trắng cho các tổ, đội thi công, phó mặc công tác giám sát cho chủ đầu tư, trong khi đó cán bộ giám sát của chủ đầu tư một lúc phải kiêm nhiệm nhiều công trình dự án nên chất lượng giám sát không cao. Công tác quản lý công trình, công trình thường bị buông lỏng gây tình trạng không nghiêm túc ghi chép nhật ký thi công, không cập nhật thường xuyên, mất mát nguyên vật liệu, tài sản,…

- Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư:

Chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để chủ trương thanh toán trực tiếp cho đối tượng được thụ hưởng, nhiều dự án vẫn thực hiện thanh toán qua khâu trung gian, điển hình là công tácđền bù giải phóng mặt bằng: Ban quản lý dự án thực hiện rút tiền trực tiếp từ NSNN để chi trả cho các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ di dời khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư, tuy nhiên sau đó việc chi trả như thế nào lại do Ban quản lý dự án quyết định đã nảy sinh nhiều phức tạp, thậm chí khiếu kiện kéo dàiảnh hưởng đến tiến độ dự án.Nhiều công trình, hạng mục công trìnhđã có khối lượng thực hiện nhưng chủ đầu tư, đơn vị thi công chưa hoàn thành các thủ tục thanh quyết toán dẫn đến tình trạng vốn chờ công trình, việc thanh quyết toán vốn đầu tư dồn vào cuối năm tạo ra sức ép lớn đối với NSNN.

- Công tác thanh tra, kiểm tra:

Chưa được chú trọng đúng mức, các sai phạm gây ra thất thoát lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, phát hiện được xử lý cũng chưa nghiêm đã góp phần quan trọng làm giảm hiệu quả đầu tư.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Chất lượng công tác giám định đầu tư và nghiệm thu công trình:

Mặc dù quy trình nghiệm thu công trình đãđược Bộ Xây dựng ban hành, tuy nhiên trên thực tế thời gian qua công tác thực hiện giám định đầu tư và nghiệm thu công trình chưa thực sự nghiêm túc, có lúc còn qua loađại khái nên đã dẫn đến tình trạng một số công trình vừa quyết toán xong đã xuất hiện hiện tượng lún, nứt, thấm dột, xuống cấp. Hệ thống quản lý chất lượng công trình hiệu quả hoạt động còn thấp, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu và năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cũng như đạo đức nghề nghiệp. Nhiều công trình chỉ khi qua công tác kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn mới phát hiện ra việc khối lượng nghiệm thu không khớp với khối lượng thực tế thi công tại hiện trường. Bên cạnh đó, nhiều công trình đã hoàn thành nhưng chưa được nghiệm thu một cách đầy đủ, nghiêm túc và kịp thời, dẫn đến việc chậm thanh quyết toán vốn, khối lượng xây dựng dở dang khá lớn, gây đọng vốn, lãng phí NSNN và làm giảm hiệu quả đầu tư.

- Công tác bảo hành, bảo trì và bảo dưỡng công trình:

Đôi lúc bị xem nhẹ, không bố trí đủ kinh phí thực hiện duy tu bảo dưỡng nên công tác này mang tính chất chắp vá, không đồng bộ (có kinh phí thì làm, không có kinh phí thì không làm), đây là một trong những nguyên nhân khiến cho công trình đầu tư xây dựng cơ bản nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng giảm hiệu quả đầu tư…

đặc biệt là đối với các công trình xây dựng đường giao thông, thủy lợi,…

- Việc đào tạo, chuyển giao công nghệ và quản lý công trình:

Việc đào tạo, chuyển giao công nghệ và quản lý công trình cho cácđối tượng thụ hưởng và đối tượng liên quan khác chưa thực sự được chú trọng, nếu có thì cũng chỉ mang tính chất hình thức, qua loa; do vậy dẫn đến tình trạng đối tượng thụ hưởng không biết cách thức sử dụng và vận hành công trìnhđầu tư đúng cách hoặc sử dụng theo suy nghĩ chủ quan nên không phát huy hiệu quả đầu tư, có thể làm cho công trình bị xuống cấp nhanh chóng thậm chí bị hư hỏng hoàn toàn gây lãng phí vốn NSNN, không đạt được hiệu quả đầu tư.

* Hạn chế từ công tác quản lý chi

- Bộ máy quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các cán bộ của phòng Tài chính - Kế hoạch đều được đào tạo, bố trí đúng chuyên ngành, kỹ năng, tuy nhiên việc phụ trách thẩm tra, quyết toán công trình chưa thực sự đảm bảo tiến độ thẩm tra, dẫn đến kéo dài thời gian thẩm tra. Nhiều cán bộ còn trẻ, kinh nghiệm quản lý chi hạn chế.

- Về kế hoạch vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Kế hoạch VĐT XDCB vẫn còn phải điều chỉnh trong năm gây khó khăn cho việc theo dõi, quản lý, cấp phát thanh toán vốn, làm giảm tính pháp lý của kế hoạch dẫn đến sự không nghiêm túc của các chủ đầu tư trong việc thực hiện kế hoạch.

Nhiều dự án chưa đủ điều kiện ghi kế hoạch vốn theo quy chế quản lý đầu tư XDCB vẫn được ghi vào kế hoạch, nhiều dự án kế hoạch vốn hàng năm bố trí không phù hợp với tiến độ thực hiện dự án.

- Cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

Việc cấp phát và thanh toán vốn ĐTXDCB còn chậm, ứ đọng vào cuối năm.

Cấp phát, thanh toán VĐT XDCB vẫn chưa được kịp thời và dứt điểm trong năm kế hoạch (thường phải kéo dài thời hạn thanh toán sang quý I của năm sau).

Thực tế trong những năm qua, phòng Tài chính - Kế hoạch chủ yếu chỉ mới kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lý của hồ sơ, thấy đủ điều kiện là giải quyết cho thanh toán. Chưa chỉ ra được những thiếu sót trong khâu lập dự toán, việc áp dụng định mức, đơn giá, cũng như phát hiện lỗi số học.

- Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

Công tác quyết toán VĐT XDCB hoàn thành ở phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Đồng Hới cũng có những hạn chế cơ bản sau:

+ Quyết toán VĐT thường rất chậm so với quy định. Hầu hết các dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng có thời gian quyết toán chậm nhiều tháng, thậm chí nhiều công trình, dự án chậm nhiều năm nhưng vẫn chưa được chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán hoàn thành gửi phòng Tài chính - Kế toán.

+Chưa có chế tài để buộc các nhà thầu, chủ đầu tư phải quyết toán đúng giá trị khối lượng. Nhà thầu cố tình đưa tăng giá trị quyết toán. Việc phát hiện ra sai phạm là hết sức khó khăn, nhưng hiện nay chưa có cơ chế xử phạt cụ thể, đồng thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

khuyển khích lợi ích thoả đáng cho những người phát hiện, nên VĐT XDCB vẫn còn thất thoát, lãng phí.

+ Hiện tại, phòng Tài chính - Kế toán không đủ cán bộ để làm công việc quyết toán VĐT XDCB. Ở thành phố Đồng Hới, hàng năm số lượng công trình cũng như giá trị quyết toán ngày một lớn, tuy nhiên, số cán bộ làm công việc quyết toán lại ít. Do đó, khó có thể đảm đương được khối lượng công việc này, dẫn đến chậm tiến độ hoặc bỏ sót khối lượng thực hiện thực tế, trở thành hình phong, hợp thức hoá cho việc quyết toán sai của chủ đầu tư và nhà thầu.

- Công tác kiểm tra, giám sát

Hiện tại, phòng Tài chính - Kế hoạch chưa có cơ chế giám sát tình hình chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN đối với tất cả các chương trình, dự án một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống. Vẫn còn tình trạng phòng Tài chính - Kế toán và các cơ quan chuyên môn khác kiểm tra, giám sát chồng chéo, trùng lắp trong chức năng quyền hạn và trách nhiệm, thiếu sự phối hợp. Các quy trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ, kịp thời.

Trách nhiệm và quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập.

2.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

* Nguyên nhân khách quan - Công tác thực hiện đầu tư:

Một là, do xuất phát điểm về kinh tế thấp, nguồn thu trên địa bàn còn ít, chi ngân sách trên địa bàn chủ yếu dựa vào trợ cấp của trung ương, nên tích luỹ cho đầu tư cònở mức hạn chế, không đủ sức tập trung vốn với một khối lượng lớn để đầu tư cho các dự án trọng điểm.

Hai là, là địa phương nằm trên địa bàn miền trung có khí hậu khắc nghiệt, những năm trước đây thường xuyên có lụt bão, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Hệ thống thiết bị trang bị chưa hiện đại. Mặt khác, trong quá trình đổi mới, bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế thành phố cũng chịu những tác động tiêu cực từ mọi phía. Do đó, để ổn định và phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóathành phố, từ xuất phát nền kinh tế thấp kém

Trường Đại học Kinh tế Huế

và lạc hậu phải chuyển đổi cơ chế quản lý như nước ta hiện nay tất yếu sẽ có có quá nhiều việc phải làm và dẫn đến những bất cập, không đồng bộ.

- Công tác quản lý chi:

Các văn bản quy phạm pháp luật thay đổi quá nhiều, còn thiếu chặt chẽ, thiếu đầy đủ, đặc biệt là các hướng dẫn cho những trường hợp cụ thể, tính không đồng bộ giữa văn bản Nhà nước và các Bộ đã tạo ra nhiều khe hở, tạo cơ chế “xin cho”, trách nhiệm không rõ ràng thuộc về đơn vị, cá nhân nào, tạo “quyền lợi lớn” nhưng

“trách nhiệm lại nhỏ”.

Yếu tố biến động giá nguyên vật liệu trên thi trường; Biến động tỷ giá ngoại tệ; Chế độ tiền lương thay đổi.

Công tác đền bù giải phóng mặt bằng xuất phát từ việc thay đổi chính sách đền bù giải phóng mặt bằng.

Các nguyên nhân trên đã gây nên những thất thoát, lãng phí trong quá trình đầu tư xây dựng nói chung và trong quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN tại phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Đồng Hới nói riêng.

* Nguyên nhân chủ quan - Công tác thực hiện đầu tư:

Một là, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cơ sở vật chất thiếu thốn nên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư so với GDP còn hạn hẹp. Khối lượng vốn đầu tư huy động được rất hạn chế không đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp. Đầu tư cho phát triển vẫn còn tình trạng dàn trải, chưa hợp lý. Chưa xác định chính xác và tập trung đầu tư cho nhưng ngành mũi nhọn.

Lĩnh vực tài chính ngân hàng còn nhiều mặt chậm đổi mới, sản xuất chưa kịp gắn kết với nhu cầu của thị trường, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm.

Hai là, quy chế quản lý đầu tư và xây dựng chưa rõ ràng, không ổn định.

Thông qua hàng loạt các văn bản pháp quy từ Luật, quy chế quản lý đến các văn bản dưới Luật khá đầy đủ nhưng chưa đồng bộ và còn có những sơ hở đã bị lợi dụng trong quá trình thực thi các văn bản nói trên. Mặt khác, tuy đã có những quy

Trường Đại học Kinh tế Huế