• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách

quả xã hội với các số liệu về tăng thu ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, tăng thu ngoại tệ, thu hút vốn đầu tư khác cho xã hội... Tuy nhiên, khi đầu tư thì nên cân nhắc về hiệu quả xã hội trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế sao cho có sự cân đối hài hòa nhằm đảm bảo định hướng phát triển kinh tế.

1.3.2.3. Hiệu quả về môi trường với mục tiêu phát triển bền vững

Hiệu quả về môi trường với mục tiêu phát triển bền vững của chi ĐTXDCB từ NSNN được thể hiện song song với việc tăng cường, phát triển KT-XH. Có nghĩa là các dự án đầu tư từ NSNN phải đảm bảo không làm ô nhiễm không khí, suy thoái môi trường; môi trường sinh thái phải được duy trì trong tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi trường. Các chương trình, dự án ĐTXDCB từ NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển bền vững. Bởi lẽ Nhà nước thường ưu tiên đầu tư các công trình, dự án về môi trường với vai trò hỗ trợ, dẫn dắt, thúc đẩy toàn xã hội hướng tới môi trường xanh, sạch hơn.

quá trình quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN chú trọng việc xác định chủ trương đầu tư, lựa chọn địa điểm, điều tra, khảo sát để đảm bảo tính khả thi cao cho dự án.

1.4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện KT-XH. Mức chi ĐTXDCB từ NSNN sẽ bị thắt chặt khi nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm và sẽ được quan tâm khi môi trường kinh tế ổn định. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Các điều kiện khác về cơ sở hạ tầng, đời sống của người dân cũng có những tác động đến tốc độ hoàn thành, chi phí, chất lượng của công trình, dự án ĐTXDCB. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về KT-XH có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn địa phương.

1.4.1.3. Luật và các quy định Nhà nước về quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN Luật và các quy định là công cụ để bất kỳ Nhà nước nào để vận hành nền kinh tế và giữ vững trật tự xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Hệ thống pháp luật có vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động đúng nguyên tắc, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả. Do đó, hệ thống luật có ảnh hưởng rất lớn đến quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN. Hệ thống pháp luật liên quan đến chi ĐTXDCB từ NSNN bao gồm: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, các nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình, các thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp thuộc nguồn vốn NSNN, hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành...

Hệ thống luật đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ sẽ giúp công tác quản lý chi rõ ràng, công khai, minh bạch và hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan trong việc quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN rõ ràng, sẽ xác định được nhiệm vụ của từng mắt xích trong chuỗi dây chuyền, mỗi mắt xích dễ dàng thực hiện nhiệm vụ thì không lãng phí công sức,

Trường Đại học Kinh tế Huế

tiền của. Công việc được tiến hành trôi chảy, góp phần nâng cao chất lượng quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN.

1.4.1.4. Khả năng về nguồn lực của ngân sách nhà nước

Quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN sử dụng nguồn vốn cơ bản là NSNN, do đó công tác này phụ thuộc vào nguồn thu của NSNN tại địa phương. Trong thực tế, các địa phương khilập dự toán chi ĐTXDCB từ NSNN không được vượt quá thu ngân sách dành cho đầu tư. Dự toán về chi ĐTXDCB từ NSNN được lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà đề ra kế hoạch thu ngân sách. Đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào NSTW cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN.

1.4.2. Nhân tố chủ quan

1.4.2.1. Năng lực quản lý của người lãnh đạo

Người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN ở từng địa phương nói riêng. Người lãnh đạo là tác nhân chính đưa ra quyết định về các phương án trong quá trình quản lý. Nếu người lãnh đạo có năng lực yếu, xây dựng bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư dàn trải, phân bổ chi ĐTXDCB không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách. Trong công tác chi ĐTXDCB từ NSNN, năng lực quản lý của người lãnh đạo thể hiện ở kết quả: đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra kế hoạch triển khai công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên cơ cấu tổ chức hợp lý, phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các cán bộ... Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh chạy theo thành tích, cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnhlệnh, coi thường pháp luật. Đây cũng có

Trường Đại học Kinh tế Huế

thể coi là một trong những yếu tố gây thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong công tác quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn địa phương.

1.4.2.2. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ

Một trong những nguyên nhân chính giúp người lãnh đạo đưa ra được những quyết định sáng suốt chính là từ đội ngũ cán bộ. Suy cho cùng vấn đề con người là yếu tố quyết định nhất đối với công tác quản lý nhà nước về xây dựng.

Chính năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN ở địa phương là yếu tố quyết định hiệu quả chi ĐTXDCB từ NSNN. Cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin, kiểm soát được toàn bộ nộidung chi, nguyên tắc chi và tuân thủ theo các quy định về quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN đảm bảo theo dự toán đã đề ra. Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức mắc phải bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên; có thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân; thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức như đòi hối lộ, đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… Đây là những nhân tố ảnh hưởng không tốt tới quá trình quản lý chi NSNN đặc biệt là chi cho ĐTXDCB với lượng vốn lớn gây giảm hiệu quả sử dụng vốn NSNN nghiêm trọng.

1.4.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý có tác động rất lớn đến quá trình quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng. Hoạt động quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN, bao gồm quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận; mối quan hệ của các bộ phận với nhau trong quá trình thực hiện từ lập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán. Trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu được phân định rõ. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp, các bộ phận được giao việc một cách chuyên môn hóa sẽ phát huy được trách nhiệm và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của từng bộ phận, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý, dẫn đến chất

Trường Đại học Kinh tế Huế

lượng quản lý về tổng thể được nâng cao.Như vậy, nâng cao được hiệu quả quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn địa phương.

1.4.2.4. Quy trình quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Quy trình quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN thông thường ở các địa phương đều được bố trí thực hiện dựa trên chu trình ngân sách bao gồm: lập dự toán chi, chấp hành dự toán chi, quyết toán chi. Tuy nhiên, quy trình cụ thể ở các địa phương có những điểm khác nhau để phù hợp với việc tổ chức bộ máy chính quyền. Trong thực tế, quy trình này có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng quản lý chi ĐTXDCB. Khi bố trí quy trình quản lý càng khoa học, rõ ràng thì độ chính xác và tốc độ thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN càng cao, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Quy trình càng đơn giản, dễ hiểu tạo thuận lợi và dễ dàng cho chủ đầu tư và các đơn vị liên quan thúc đẩy tiến độ dự án, đảm bảo chất lượng dự án sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý nguồn chi này.

1.4.2.5. Công nghệ, hệ thống thông tin quản lý

Công nghệ đã dần thể hiện vai trò của mình trong mọi ngóc ngách của cuộc sống, kể cả công tác quản lý nhà nước. Nhờ có công nghệ thông tin, các phần mềm tin học đã giảm bớt được khối lượng làm việc cho con người và nâng cao độ chính xác trong việc xử lý các số liệu và thông tin. Khi đề cập đến công tác quản lý chi NSNN nói chung và quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN ở địa phương nói riêng cũng vậy. Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN trên địa bàn địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.5. Thực tiễn và bài học kinh nghiệm hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây