• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ

1.3. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN

Khi xem xét, nhận định về công tác quản lý chi ĐTXDCB từ NSNN tại địa phương tốt hay chưa tốt, thường dựa vào những con số thể hiện kết quả chi

Trường Đại học Kinh tế Huế

ĐTXDCB từ NSNN. Bao nhiêu vốn đầu tư đã được thực hiện, triển khai bao nhiêu dự án có hiệu quả, khối lượng tài sản cố định huy động được bao nhiêu, năng lực sản xuất kinh doanh có được cải thiện không... những câu hỏi được đặt ra xoay quanh những gì chiĐTXDCB từ NSNN đã làm được. Có 03 vấn đề chính cần quan tâm đó là: khối lượng vốn đầu tư thực hiện, ở TSCĐ được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ tăng thêm bằng vốn NSNN.

1.3.1.1. Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng chi phí để tiến hành các hoạt động ĐTXDCB bao gồm: các chi phí của công tác xây lắp, xây dựng; chi phí cho mua sắm trang thiết bị và các chi phí khác theo quy định được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong đó:

- Chi phí xây lắp, xây dựngbao gồm: chi phí phá dỡ vật kiến trúc, chi phí san lấp mặt bằng, chi phí xây dựng công trình tạm, các công trình phụ trợ phục vụ công tác thi công, chi phí xây dựng các hạng mục công trình, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí di chuyển lớn thiết bị và lực lượng thi công xây lắp.

- Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, trang bị khác phục vụ sản xuất, làm việc; chi phí vận chuyển từ cảng, nơi mua đến nơi phục vụ công trình, chi phí lưu kho, bãi, chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại hiện trường…

- Chi phí khác: tùy theo đặc điểm của dự án mà chi phí khác bao gồm các khoản mục khác nhau và được chia theo từng giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc hoạt động đầu tư).

Đối với những công cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài, vốn đầu tư thực hiện là số vốn đầu tư đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi công cuộc đầu tư đã hoàn thành. Với những công cuộc đầu tư sử dụng vốn NSNN thì tổng số vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của quá trình đầu tư phải đạt các tiêu chuẩn.

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện = vốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp, xây dựng + vốn đầu tư thực hiện đối với công tác mua sắm trang thiết bị + vốn chi trả chi phíkhác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.3.1.2. Tài sản cố định huy động

TSCĐ huy động là sản phẩm của ĐTXDCB khi đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đãđược nghiệm thu và có thể đưa vào hoạt động. Đó là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập. Tuy nhiên, khi đánh giá kết quả đầu tư cần phải làm rõđược thế nào là huy động bộ phận, thế nào là huy động toàn bộ.

Huy động bộ phận là việc huy động từng đối tượng, từng hạng mục xây dựng của công trình vào hoạt động tại các thời điểm khác nhau do thiết kế quy định, thường xảy ra đối với các dự án quy mô lớn, có nhiều đối tượng hạng mục công trình xây dựng có khả năng phát huy tác dụng một cách độc lập.

Huy động toàn bộ là huy động một lúc tất cả các đối tượng, hạng mục xây dựng không có khả năng phát huy tác dụng độc lập hoặc dự án không dự kiến cho phát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và đưa vào sử dụng ngay; hình thức huy động này chỉ áp dụng đối với các dự án quy mô nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư ngắn và chỉ có thể vận hành kết quả đầu tư sau khi tất cả các đối tượng, hạng mục công trìnhđã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm và lắp đặt.

Chỉ tiêu TSCĐ được huy động có thể được tính bằng giá trị (tiền) và hiện vật (số lượng ngôi nhà…). Chỉ tiêu giá trị TSCĐ huy động có thể tính theo giá dự toán hoặc giá thực tế tùy vào mục đích sử dụng chúng. Giá trị dự toán được sử dụng làm cơ sở để tính giá trị thực tế của TSCĐ, lập kế hoạch vốn đầu tư và tính toán vốn đầu tư thực hiện; đồng thời đây là cơ sở để thực hiện thanh quyết toán vốn đầu tư giữa chủ đầu tư và các nhà thầu.

1.3.1.3. Năng lực sản xuất phục vụ kinh doanh, dịch vụ tăng thêm

Năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất, phục vụ của các TSCĐ đãđược huy động vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. TSCĐ được huy động và năng lực sản xuấtkinh doanh, dịch vụ phục vụ tăng thêm là sản phẩm cuối cùng của đầu tư và được thể hiện bằng tiền hoặc hiện vật trên địa bàn địa phương. Năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục

Trường Đại học Kinh tế Huế

vụ tăng thêm được thể hiện ở các chỉ tiêu như: công suất, mức tiêu dùng nguyên vật liệu trên một đơn vị thời gian trên địa bàn địa phương.

1.3.2. Hiệu quả chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

“Hiệu quả chi ĐTXDCB từ NSNN có thể hiểu cụ thể là biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các lợi ích của ĐTXDCB từ NSNN đem lại và khối lượng vốn ĐTXDCB đã bỏ ra nhằm đạt được những lợi ích đó”. Hiệu quả này là tổng hợp của hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và đảm bảo môi trường nhằm hướng đến phát triển bền vững. Vì thế mà đánh giá hiệu quả chi ĐTXDCB từ NSNN phải bao gồm cả đánh giá định tính và định lượng, cả tầm vĩ mô lẫn vi mô mới có thể bao quát được hết.

1.3.2.1. Hiệu quả về kinh tế

Hiệu quả kinh tế của chi ĐTXDCB từ NSNN là tổng thể lợi ích thoả mãn chủ yếu các nhu cầu vật chất của xã hội đạt được khi thực hiện các mục tiêu kinh tế của quá trình ĐTXDCB. Hiệu quả kinh tế biểu hiện ở việc tăng thu nhập quốc dân, nâng cao mức sống làm thay đổi cơ cấu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó làm tăng thu ngân sách nhà nước, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm chi phí, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, bảo vệ môi trường… Các chỉ tiêu đo lường về mặt kinh tế như ICOR, GDP, GNI...

1.3.2.2. Hiệu quả về xã hội

Hiệu quả về xã hội của chi ĐTXDCB từ NSNN là chênh lệch giữa các lợi ích mà xã hội thu nhận được và chi phí nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra để đầu tư.

Đó chính là tổng thể các yếu tố về lợi ích dành cho cộng đồng do thực hiện công việc ĐTXDCB từ NSNN mang lại, thường là sự đáp ứng của dự án đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung phát triển. Hiệu quả về xã hội có được mang tính chất định tính, chẳng hạn như: phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ chủ trương, chính sách của Nhà nước về cải thiện điều kiện sống và điều kiện lao động, về môi trường, về hưởng thụ văn hoá, phúc lợi công cộng, chăm sóc y tế và quyền bình đẳng, xóa đói giảm nghèo, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh... Cũng có thể đo lường hiệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

quả xã hội với các số liệu về tăng thu ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, tăng thu ngoại tệ, thu hút vốn đầu tư khác cho xã hội... Tuy nhiên, khi đầu tư thì nên cân nhắc về hiệu quả xã hội trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế sao cho có sự cân đối hài hòa nhằm đảm bảo định hướng phát triển kinh tế.

1.3.2.3. Hiệu quả về môi trường với mục tiêu phát triển bền vững

Hiệu quả về môi trường với mục tiêu phát triển bền vững của chi ĐTXDCB từ NSNN được thể hiện song song với việc tăng cường, phát triển KT-XH. Có nghĩa là các dự án đầu tư từ NSNN phải đảm bảo không làm ô nhiễm không khí, suy thoái môi trường; môi trường sinh thái phải được duy trì trong tiêu chuẩn quy định về bảo vệ môi trường. Các chương trình, dự án ĐTXDCB từ NSNN có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển bền vững. Bởi lẽ Nhà nước thường ưu tiên đầu tư các công trình, dự án về môi trường với vai trò hỗ trợ, dẫn dắt, thúc đẩy toàn xã hội hướng tới môi trường xanh, sạch hơn.