• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ

1.51. Kinh nghiệm quản lý chi ĐTXDCB của một số địa phương trong nước

1.5. Thực tiễn và bài học kinh nghiệm hoàn thiện quản lý chi đầu tư xây

1.5.1.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Bình Thạnh nằm ở hướng đông của thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố 1, phía Tây giáp các thành phố 3, thành phố Phú Nhuận, thành phố Gò Vấp, phía Đông giáp sông Sài Gòn (bên kia sông là thành phố Thủ Đức và thành phố 2). Diện tích là 20,76 km². Cùng với sông Sài Gòn các kênh rạch: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu, Thủ Tắc... đã tạo thành một hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh, thông thương với các địa phương khác.

- Trong những năm vừa qua, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn đạt mức độ tăng trưởng khá cao vàổn định. Kinh tế phát triển, tốc độ năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 14,93% năm. Xây dựng cơ bản, quản lý đô thị, quản lý đất đai có nhiều tiến bộ. Đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, sửa chữa nâng cấp các công trình giao thông, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, trụ sở làm việc, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, hệ thống chợ...

- Thành phố Bình Thạnh là thành phố được thành phố Hồ Chí Minh giao nguồn chi tự cân đối từ các nguồn thu của thành phố không có sự công trợ từ ngân sách cấp trên nên công tác quản lý chi ĐTXDCB đã được điều hành chủ động từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách.

- Thành phố đã thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các qũy nhân dân đónggóp xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời sử dụng nguồn lực huy động xã hội hóa để hoạt động chi đầu tư XDCB đạt hiệu quả cao.

- Việc phân cấp nguồn thu và được giao làm chủ đầu tư cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong 5 năm đã từng bước nâng các được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành chi ngân sách, tăng nguồn vốn chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (Cổng thông tin điện tửthành phốBình Thạnh, 2016).

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.5.1.3. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Nghệ An

Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2009-2014 trên địa bàn, tỉnh Quảng Bình luôn chấp hành các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT về mức vốn theo ngành, lĩnh vực, loại dự án chương trình mục tiêu, hỗ trợ có mục tiêu; Các dự án hoàn thành có quyết toán cơ bản bố trí đủ vốn để trả nợ theo tiến độ đã xác định trong kế hoạch hàng năm, đối với các dự án, hạng mục dự kiến hoàn thành trong năm bố trí theo tiến độ ghi trong quyết định đầu tư, khả năng cân đối vốn và khả năng thực hiện trong năm.

Thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ và Chỉ thị 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, tỉnh Quảng Bình cũng đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-UBND để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, quá trình phân bổ kế hoạch vốn hàng năm được ưu tiên để trả nợ, quá trình triển khai thực hiện dự án quán triệt nguyên tắc chỉ được thực hiện khối lượng theo kế hoạch vốn được giao, không cho phép nhà thầu ứng trước vốn để thi công, không điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn các dự án... Vì vậy, tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đã từng bước được xử lý.

Với sự quán triệt và chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh, sự nỗ lực của các ngành, các cấp chính quyền địa phương, quá trình sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt từ sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 1792/CT-TTg của thì hiệu quả sử dụng vốn đãđược cải thiện, việc bố trí vốn tập trung hơn trước, số lượng công trình hoàn thành trong năm tăng nhiều hơn, các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đã làm thay đổi đáng kể kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của tỉnh. Cụ thể:

Những công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội đó đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thu nhập bình quân đầu người được tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho phòng Tài chính - Kế hoạch thành ph Đồng Hới

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về ngân sách nhà nước; tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước; những yêu cầu cơ bản về quản lý thu, chi đầu tư XDCB và tổ chức hệ thống ngân sách một số địa phương trong nước, có thể rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo, vận dụng vào quản lý NSNN cũng như quản lý thu, chi NSĐP ở Việt Nam và cụ thể cho phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Đồng Hới như sau:

Một là, phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Đồng Hới cần tuân thủ và thực hiện quản lý NSNN theo luật và các văn bản hướng dẫn về tài chính của Nhà nước.

Hai là, vai trò công tác phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô và các chính sách liên quan đến thu, chi đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách cần được coi trọng vì đây là một trong những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cũng như ngân sách địa phương.

Ba là, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẻ trên toàn bộ các khâu của chu trình thực hiện đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách (từ bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư).

Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm toán quản lý chi đầu tư XDCB cũng cần phải được coi trọng hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế xã hội.

Năm là, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ chi đầu tư XDCB là hết sức cần thiết.

Sáu là,tham mưu UBND thành phố Đồng Hới vềhiện đại hóa hệ thống quản lý chi tại KBNN nhằm đảm bảo tính chính xác, kịp thời đồng thời tiết kiệm được nguồn nhân lực.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾHOẠCH

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH