• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ

2.1. Giới thiệu khái quát thành phố Đồng Hới

2.1.3. Tình hình thu chi ngân sách thành phố Đồng Hới

Về chính trị, quốc phòng an ninh

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố.Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn. Nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới của đất nước, tích cực tham gia phát triển KT-XH.

lượng cơ sở hạ tầng lớn; tăng mức sống của nhân dân thông qua việc đầu tư các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn.

Trong những năm qua, thành phố đã tích cực triển khai thực hiện dự toán ngân sách được giao, thực hiện tốt các giải pháp thu ngân sách, tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu, nợ đọng thuế. Đẩy mạnh việc tuyên truyền thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Vì thế, thu NSNN hằng năm phần lớn vượt mức dự toán tỉnh, thành phố giao và tăng dần qua các năm.Chi ngân sách thực hiện đúng theo Luật Ngân sách nhà nước và dự toán, đáp ứng nhiệm vụ phát triển KT-XH.

Tổng thu của địa phương chủ yếu từ thu NSNN và thu chuyển giao ngân sách. Thu NSNN chiếm trung bình 51,58%, thu chuyển giao ngân sách chiếm trung bình 37,30% tổng thu hàng năm.

Giai đoạn 2014-2016, tổng thu trên địa bàn tăng mạnh. Năm 2016 tăng 191,64 tỷ đồng so với năm2014.Trong đó, phần tăng chủ yếu là từ thu NSNN, tăng 174,04 tỷ đồng. Nguồn thu NSNN của thành phố chủ yếu từ các khoản thu về nhà, đất và khoáng sản (bình quân chiếm58% thu NSNN); thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh (bình quân chiếm 24,3% thu NSNN) và lệ phí trước bạ (bình quân chiếm17,7% thu NSNN).

Bảng 2.3: Tình hình thu, chi ngân sách thành phố giai đoạn 2014- 2016 ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tổng thu 692,127 678,000 883,765

- Thu NSNN 331,266 406,810 505,308

- Thu chuyển giao ngân sách 282,832 212,550 253,119

- Thu chuyển nguồn 39,154 29,425 59,814

- Thu kết dư ngân sách 38,875 29,215 65,524

Tổng chi 657,296 665,410 815,390

- Chi cân đối ngân sách 561,638 595,831 706,815

Trong đó, chi đầu tư phát triển 173,831 190,059 247,209

- Chi chuyển giao ngân sách 51,197 53,543 58,142

- Chi chuyển nguồn 35,123 7,088 50,433

- Chi tạm ứng và chi khác 9,338 8,948

-(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổng chi ngân sách bình quân chiếm 87,45% so với tổng thu,tăng bình quân 15,48% mỗi năm. Trong đó,chi cho đầu tư phát triển tăng qua các năm. Cụ thể năm 2014, chi cho đầu tư phát triển là 173,831 tỷ đồng, chiếm 26,4% trong trong tổng chi ngân sách của địa phương; năm 2016 chi cho đầu tư phát triển là 247,209 tỷ đồng, tăng so 73,38 tỷ đồng so với năm2014 và chiếm 29,7% tổng chi ngân sách.

Những con số này đã thể hiện sự quan tâm của chính quyền Thành phố trong việc chi cho ĐTXDCB. Đây là việc làm hết sức cần thiết để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển củaThành phố.

Bảng 2.4: Nguồn vốn đầu tư phát triển thành phố quản lý phân theo ngành kinh tế

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

I. TỔNG SỐ 133,514 152,638 199,986

- Xây lắp 129,925 148,435 194,479

- Thiết bị 3,589 4,203 5,507

II. Phân theo ngành kinh tế 133,514 152,638 199,986

- Nông nghiệp, lâmnghiệp 3,285 3,806 4,922

- Thủy sản - -

-- Công nghiệp chế biến 4,039 4,618 6,050

- Xây dựng giao thông 87,460 104,997 111,211

-Thương nghiệp, sữa chữa ôtô 8,600 9,832 11,178

- Khoa học công nghệ 100 114 150

- Vận tải kho bãi TTLL - -

-- Quản lý nhà nước 3,998 4,571 4,762

- Giáo dục đào tạo 21,345 19,317 49,136

- Y tế 275 494 647

-Văn hóa thể thao 195 292 3,645

- Hoạt động phục vụ cá nhân 4,217 4,598 8,285

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguồn vốn đầu tư phát triển do thành phố quản lý có xu hướng tăng lên.

Năm 2012 là 89,139 tỷ đồng đến năm 2016 là 199,986 tỷ đồng, tăng 200% so với năm 2012. Nguồn vốn đầu tư cho xây lắp chiếm đa phần trong tổng vốn đầu tư.

Năm 2012, vốn cho xây lắp chiếm 96% tổng vốn và năm 2016 chiếm 97%. Khi xem xét phân theo các ngành nghề, ta dễ thấy rằng xây dựng giao thông là ưu tiên số một với mức chi 60% trong năm 2012 và 56% ở năm 2016. Điều này dễ lý giải bởi vì trong giai đoạn này, thành phố đang tập trung cho các đề án xây dựng đường giao thông, đặc biệt là đường giao thông quy mô nhỏ ở xã, phường, thị trấn. Sau đó là các chương trình kiên cố hóa trường học cũng dành một lượng vốn lớn, chiếm 17%

so với tổng vốn năm 2012 và 25% vào năm 2016. Các lĩnh vực đang còn ít được ưu tiên gồm có thủy sản, khoa học công nghệ, vận tải kho bãi, văn hóa thể thao. Riêng về lĩnh vực y tế, nguồn vốn đầu tư phát triển đang có xu hướng giảm dần.

Với chủ trương tập trung chỉ đạo điều hành công tác ĐTXDCB, trong đó chú trọng công tác quản lý nguồn vốn, chất lượng công trình theo tinh thần Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng trong XDCB của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2014 đến năm 2016, Thành phố có tổng mức vốn đầu tư xây dựng các công trình thuộc quản lý ước 3.476,687 tỷ đồng. Riêng năm 2013 là 1.940 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ, trong đó: vốn nhà nước 164 tỷ đồng, vốn ngoài nhà nước 1.776 tỷ đồng, tăng 9,6%. Năm 2015 là 1.442,6 tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ. Năm 2016 là 94,087 tỷ đồng, đạt 93,9% kế hoạch. Trong 2 năm (2015 và 2016), đã thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật 230 công trình; thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu180 công trình. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn xây dựng cơ bản công trình hoàn thành cho 220 dự án.

Công tác giải phóng mặt bằng được đặc biệt tập trung chỉ đạo thực hiện và đãđạt được những kết quả khả quan tạicác công trình trọng điểm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2. Phòng Tài chính - Kế hoạchthành phố Đồng Hới