• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ

2.1. Giới thiệu khái quát thành phố Đồng Hới

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Đồng Hới có quy mô dân số trẻ, tăng nhanh.. Năm 2015, mật độ dân số trung bình 745 người/km2, trong đó có khoảng 67,7% sống ở thành thị và 32,3% sống ở nông thôn; Số người nằm trong độ tuổi lao động (tính từ 15 đến 60 tuổi) chiếm 58,4% tổng số dân của thành phố. Tốc độ gia tăng dân số khá cao do xu hướng đô thị hóadiễn ra nhanh chóng, thành phố là trung tâm chính trị - văn hóa –xã hội của toàn tỉnh. Nguồn lao động chủ yếu là trẻ, khoẻ, trìnhđộ chuyên môn đã quađào tạo chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 2.1: Dân số trung bình của thành phố Đồng Hới năm 2014 –2016 ĐVT: người

2014 2015 2016

Tổng dân số 115.923 116.903 117.856

Phân theo giới tính

- Nam 57.834 58.313 58.880

- Nữ 58.089 58.590 58.976

Phân theo khu vực

- Thành thị 78.535 79.218 79.899

- Nông thôn 37.388 37.685 37.9957

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đồng Hới) Qua Bảng 2.1 cho thấy dân số thành phố cụ thể qua các năm từ 2014-2016.

Dự báo dân số thành phố trong những năm tới sẽ gia tăng nhanh, do tốc độ đô thị hoá và hiện tượng di dân từ các địa phương khác đến. Đến năm 2020, dự báo tổng dân số của Đồng Hới sẽ là 185.000 người.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tình hình hạ tầng xã hội

-Nhà ở: được xây dựng khá nhiều, nhiều nhà kiên cố và đẹp mắt. Nhàở kiên cố chủ yếu tập trung vào phường Hải Đình, Đồng Mỹ, Đồng Phú và Hải Thành và một phần ở Bắc Lý, Nam Lý, Đức Ninh Đông.

- Công trình trụ sở cơ quan, công cộng: Thành phố là nơi tập trung khu cơ quan hành chính của tỉnh và thành phố. Những năm gần đây, nhiều trụ sở và công trình mới được xây dựng làm thay đổi bộ mặt đô thị, nhằm đáp ứng những biến đổi về cơ cấu đô thị khá nhanh và mạnh.

- Công trình giáo dục, y tế, văn hoá: Việc đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế đãđược các ngành của tỉnh và thành phố quan tâm đặc biệt. Cơ sở vật chất của các trường không ngừng được đầu tư nâng cấp. Ngoài Bệnh viện Việt Nam- Cu Ba được xây dựng trong những năm đánh Mỹ, thành phố có 16/16 xã, phường có trạm y tế. Hệ thống công trình văn hoá được quy hoạch từng bậc từ tỉnh, thành đến phường, xã; cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao cũng được tăng cường.

- Công trình thương mại, dịch vụ du lịch: Hệ thống chợ đang được hoàn chỉnh. Hệ thống du lịch dịch vụ của thành phố đã được hình thành. Các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng tập trung tại các khu vực có môi trường cảnh quan đẹp như: ven sông Nhật Lệ và bãi biển Nhật Lệ thuộc các phường Hải Đình,Đồng Mỹ, Quang Phú, Bảo Ninh... Các công trình kiến trúc khách sạn, nhà nghỉ như Sài Gòn, khu du lịch SunSpa Mỹ Cảnh...đã góp phần tăng vẻ đẹp cho thành phố, tạo được điểm nhấn trong bố cục tổ chức không gian.

Tình hình hạ tầng kỹ thuật

- San nền: Từ năm 1989 đến nay, thành phố Đồng Hới đã xây dựng và phát triển rất nhanh, đặc biệt là khu vực Đồng Hới cũ (khu vực I: Đồng Phú, Đồng Mỹ, Hải Đình) các công trình xây dựng trên cốt lũ 1,8m. Tuy nhiên, vào năm 1995 thị xã Đồng Hới (trước kia) ngập nội đồng ở cốt 2,1m, trong khi đó lũ sông Nhật Lệ chỉ cao 1,44m (tương đương 1,69m cốt Quốc gia).

- Hiện trạng giao thông:Khá thuận tiện với cơ bản các hình thức giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy và sân bay nội địa.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Hiện trạng cấp nước: Nguồn nước chính lấy từ hồ Bàu Tró. Hiện nay, nhà máy nước Phú Vinh đang được hoàn thiện với công suất 15.000m3/ngày sẽ nâng tổng công suất cấp nước của thành phố lên 24.000m3/ngày.

- Hiện trạng cấp điện: Thành phố Đồng Hới hiện đang sử dụng lưới điện quốc gia. Mạng điện hạ thế đã vươn tới tất cả các khu vực trong thành phố. Mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người toàn thành phố là 629KWh/năm. Hiện có 38,1km tuyến đường chính trong nội thị đãđược lắp hệ thống chiếu sáng.

Về sản xuất kinh doanh

Kinh tế thành phố phục hồi và duy trì ở mức tăng trưởng khá trong thời kỳ 2012-2016. Cơ sở vật chất kỷ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được chú trọng đầu tư, bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc. Hoạt động trên các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện. Đặc biệt năm 2014, Đồng Hới được công nhận là thành phố loại II trực thuộc tỉnh đã tạo vị thế mới, bước phát triển mới cho thành phố trong tương lai.

- Tăng trưởng kinh tế ở các ngành đều ở mức cao, vượt mức kế hoạch đề ra hằng năm. Giá trị sản xuất công nghiệp –xây dựng tăng trung bình14,7%/năm; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trung bình 5,23%/năm; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng trung bình 18,05%/năm. Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng hằng năm cao nhất, thấp nhất là ngành nông lâm nghiệp, thủy sản.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp; tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, khu vực dịch vụ cũng tăng dần.

Kinh tế Nhà nước vẫn chiếm vai trò chủ đạo, chiếm trên 35% giá trị tăng thêm. Kinh tế tư nhân tăng khá nhanh.

Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc…), sản phẩm dịch vụ du lịch bắt đầu được đầu tư nhiều hơn và đặc biệt là chất lượng dịch vụ phục vụ ngành du lịch đáp ứng yêu cầu ngày càng cao. Tuy nhiên, hệ số lưu trú của dukhách còn thấp, chỉ đạt 1,15 - 1,18 ngày/khách.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về chính trị, quốc phòng an ninh

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được củng cố.Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn. Nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới của đất nước, tích cực tham gia phát triển KT-XH.