• Không có kết quả nào được tìm thấy

Một số kết quả đạt được và một số tồn tại trong công tác đào tạo nguồn nhân lực

Chương II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN. 43

2.4. Một số kết quả đạt được và một số tồn tại trong công tác đào tạo nguồn nhân lực

Qua tìm hiểu thấy rõ, phần lớn công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn Duy Tân Huếtập trung vào việc đào tạo lao động trực tiếp, đặc biệt là những lao động mới, thời gian đào tạo thường từ1 tháng hoặc có thểkéo dàiđến 3 tháng. Khách sạnthường áp dụng hình thức đào tạo trong công việc. Đây là một hình thức phù hợp để hướng dẫn nhân viên mới vào nghề, với các hình thức này nhân viên có thểtiếp xúc trực tiếp với công việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đối với khối lao động gián tiếp khách sạn cũng có những chương trìnhđểnâng cao trình độcủa họ. Khách sạn thường tổchức các buổi hội nghị, hội thảo cũng như tổchức các buổi học ngoài giờhành chính nhằm nâng cao và mởrộng kiến thức chuyên môn.

2.4.1. Kết quả đạt được.

Trong thời gian qua, nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực, khách sạn Duy Tân Huế đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tiến hành đào tạo và đạt được những kết quả như sau:

Có thểthấy, trong những năm qua, đào tạo nguồn nhân lực đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung vềtrình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Hiệu quả làm việc của người lao động được cải thiện rõ rệt. Nhân viên có trách nhiệm hơn trong công việc cũng như hoàn thành đúng chỉ tiêu đềra của lãnhđạo.

Trình độ chuyên môn - nghiệp vụ của nhân viên được cải thiện đáng kể. Thông qua chương trìnhđào tạo, nhân viên trong khách sạn không chỉ nâng cao được trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, khả năng làm việc nhóm.

Khách sạn tạođiều kiện đểcác nhân viên tựnâng cao trìnhđộhọc vấn cũng như trình độchuyên môn của bản thân thông qua việc tổchức hội nghị, hội thảo chuyên sâu.

Sau quá trìnhđào tạo, nhân viên có thể được đềbạt, thuyên chuyển tới những vị trí tốt hơn đểphù hợp với năng lực cũng như khả năng của mình.

2.4.2. Mt stn ti.

Qua quá trình nghiên cứu thực tế, thu thập thông tin từnhiều nguồn khác nhau, có thể thấy công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn vẫn còn những hạn chế cần khắc phục:

Các phương pháp đào tạo hiện tại chưa phong phú, chưa đa dạng, một số phương pháp còn truyền thống. Khách sạn chủ yếu sửdụng phương pháp kèm cặp và chỉ dẫn công việc để đào tạo nhân viên mới và bồi dưỡng những nhân viên yếu kém. Chưa có sựphối hợp giữa các phương pháp nhằm tạo nên hứng thú cho học viên.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các trưởng ban, bộ phận, đơn vị trực thuộc trong khách sạn thực hiện việc xác định và lựa chọn đối tượng đào tạo dựa trên các đánh giá của các trưởng ban, trưởng bộ phận đối với người lao động. Chính vì vậy, việc lựa chọn này còn phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủquan của các cấp quản lý bộphận.

Có thểthấy rằng, mục tiêu của công tác đào tạo nguồn nhân lực mà khách sạn đưa ra chưathực sựcụthể, không đưa ra được căn cứrõ ràngđểcó thể đo lường chính xác giữa mục tiêu đặt ra và kết quảthực hiện công tác đào tạo.

Nguồn kinh phí đào tạo hiện nay của khách sạn vẫn chưa được thành lập một quỹ riêng mà chủ yếu trích từmột phần lợi nhuận của khách sạn, rất hạn hẹp. Nguồn kinh phí hằng năm phải dựa vào khả năng kinh doanh của khách sạn do đó nhiều khi kế hoạch đà tạo đã được lập nhưng không đủkinh phí và không thực thi hoặc giảm quy mô và chất lượng đào tạo.

Chưa có sự phân bổ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. Đa số các phương pháp đào tạo trong công việc (kèm cặp, chỉ dẫn công việc,...) thì giáo viên thiên về phần thực hành còn đối với phương pháp đào tạo ngoài công việc thì ngược lại.

Việc lựa chọn giáo viên tham gia giảng dạy cũng tồn tại nhiều bất cập như: Nếu giáo viên từ bên trong khách sạn thì cũng do các cán bộ quản lý lựa chọn mà không dựa trên một tiêu thức cụthể, không được đánh giá kỹ lưỡng hay những giáo viên bên ngoài lại do các cơ sởtrung tâm giáo dục lựa chọn thì cũng có thểkhông phù hợp với doanh nghiệp.

Chưa có những chính sách và chế độkhuyến khích người lao động sau khi đào tạo.

Việc đưa ra các chính sách hỗtrợ và khuyến khích sẽ làm người lao động cảm thấy có động lực và ý thức hơn trong việc hoàn thành tốt công việc.

Việc đánh giá kết quảcủa chương trìnhđào tạo chưa được khoa học, chưathực sự rõ ràng do chỉ dựa vào sự đánh giá nhiều khi là chủ quan của các giáo viên trực tiếp giảng dạy, chưa có chỉ tiêu, hệ thống đánh giá mang tính định lượng, chỉ mang tính định tính.

Việc lập kếhoạch đào tạo năm chưa cụ thểchi tiết. Đặc biệt, phân bổnhân lực, rủi

Trường Đại học Kinh tế Huế

tạo, điển hình khách sạn chuẩn bị lớp học, dụng cụ phục vụ học tập thiếu cũ, hư hỏng...gây gián đoạn làm chậm tiến độ đào tạo.

Công tácđào tạo đôi khi chưa thực sựhiệu quảdo một sốnhân viên vừa phải thực hiện công việc vừa tham gia khóa đào tạo nên hoạt độngđào tạo nhiều khi là quá sức.

Khách sạn chưa chú trọng vào việc đào tạo nâng bằng cấp, các lớp học được tổ chức dưới dạng nâng cao kiến thức và khả năng thực hành sát với thực tế công việc nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt công việc và mục tiêu đềra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO