• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực

CHƯƠNG I. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC TẠI

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực

1.3.1. Nhân tthuộc môi trường bên ngoài doanh nghip.

Nhân tốkinh tế.

Môi trường kinh tế có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và ảnh hưởng đến công tác đào tạo nhân lực nói riêng. Khi nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp dần sản xuất bằng việc giảm nhân công, giảm tiền lương. Lúc này tổ chức các khóa huấn luận, đào tạo cho người lao động sẽgặp nhiều khó khăn đặc biệt là vấn đề kinh phí và chiến lược đào tạo. Ngược lại, khi nền kinh tế ổn định và đang trên đà phát triển thì nhu cầu mở rộng kiến thức, nâng cao tay nghề của người lao động là cấp thiết.

Nhân tốmôi trường sản xuất.

Môi trường sản xuất kinh doanh cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Với một môi trường kinh doanh năng động, linh hoạt và sức cạnh tranh lớn thì lợi thếcạnh tranh vềnguồn nhân lực có một ý nghĩa to lớn và rất thiết thực. Do đó việc đầu tư cho lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực là rất cần thiết. Đồng thời do sự phát triển ngày càng cao của khoa học - công nghệ dẫn đến vòngđời sản phẩm ngày càng ngắn nên mõi doanh nghiệp phải thường xuyên đổi mới đểtheo kịp thị trường. Vì vậy, vấn đề đổi mới con người là tất yếu khách quan, để đổi mới con người thì công tácđào tạo nguồn nhân lực là hiệu quảvà tối ưu nhất.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nhân tốpháp luật, chính sách nhà nước.

Hệthống chính sách pháp luật đã có những ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Trong mỗi giai đoạn phát triển, hệthống chính sách pháp luật cũng có sự thay đổi điều chỉnh khác nhau để phù hợp với điều kiện kinh tế lúc đó. Khi chính sách phát luật thay đổi thì đòi hỏi doanh nghiệp cũng phải thay đổi chương trình, mục tiêu công tác đào tạo nguồn nhân lực một cách phù hợp.

Nhân tốkhoa học- kỹthuật- công nghệ.

Là một công cụhỗtrợcho việc học tập của nhân viên cũng như việc giảng dạy của giảng viên. Đồng thời giúp nhân viên có thểlàm việc hiệu quả hơn dưới sựhỗtrợ của các phương tiện kỹthuật hiện đại như máy tính có kết nối internet giúp khách hàng có thểkhách hàng có thểtrực tiếp đặt phòng trên mạng, giúp nhân viên lễtân kiểm tra và hoàn tất thủ tục check in, check out. Ngoài ra còn có máy in, máy fax, các thiết bị trong phòng ngủ, nhà bếp,.. Muốn sử dụng thành thạo và giảm thiểu tối đa hư hỏng, khách sạn cần thường xuyên tiến hành đào tạo và bồi dưỡng nhân lực.

Nhân tốvềcạnh tranh.

Để có được một vị thế vững chắc trong một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì buộc doanh nghiệp phải biết sửdụng và khai thác hiệu quảcác nguồn lực của mìnhđặc biệt là nguồn lực con người. Nhân lực của mỗi tổchức, doanh nghiệp đều mang những đặc điểm riêng và là một yếu tố đặc biệt tiềm năng, chưa được khai thác hết sẽgiúp tạo ra những lợi thếriêng cho mỗi tổchức.

1.3.2. Nhân tthuộc môi trường bên trong doanh nghip.

Mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp, nó chi phối mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nhân lực. Với các mục tiêu và kế hoạch ở từng giai đoạn thì doanh nghiệp cần lao động có những kiến thức chuyên môn - nghiệp vụ gì, số lượng là bao nhiêu, cần có những giai đoạn nào để đưa ra định hướng, xây dựng kế doạch đào tạo cụ thể, theo từng giai đoạn. Có như vậy, đào tạo mới thực sự đem lại hiệu quảcho tổchức.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chính sách và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một chính sách nhân sự phù hợp với chiến lược dùng người của doanh nghiệp. Chính sách đó có ảnh hưởng rất lớn đến đào tạo nhân sựthểhiệnở chỗ:

- Chính sách có thểkhuyến khích mọi người làm việc hết khả năng của mình.

- Chính sách trả lương và đãi ngộ.

- Chính sách luân chuyển lao động, sửdụng lao động.

Khi doanh nghiệp áp dụng tốt các chính sách trên thì tạo ra được động lực cho người lao động, họ sẽ hăng hái làm việc hơn và luôn luôn phấn đấu trong công việc của mình. Đặc biệt người lao động tích cực hỏi trong công tác và tham gia vào các khóa đào tạo của doanh nghiệp cũng như tự đi đào tạo ở các khóa đào tạo ngoài. Điều này cực kỳ có ý nghĩa với doanh nghiệp vì họ là những người được đào tạo mà trong khi doanh nghiệp không phải tổchức các khóa đào tạo.

Khả năng tài chính.

Các nguồn lực tài chính có ảnh hưởng nhất định đến công tác đào tào và bồi dưỡng nhân lực. Nó có tác động trực tiếp đến chất lượng cũng như quy mô đào tào nguồn nhân lực Để có thể đầu tư được các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy hay phát triển số lượng, đội ngũ giáo viên và học viên thì phụthuộc rất nhiều vào tình hình tài chính của mỗi tổ chức. Chính vì vậy, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chỉcó thể được thực hiện khi có một nguồn kinh phí và phù hợp dành cho nó.

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn lực khác nhau và có một vai trò nhất định. Nhưng trong các nguồn lực đó thì nguồn nhân lực có vai trò quan trọng nhất và tác động tới các nguồn lực khác. Vì thế bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm phát triển nguồn nhân lực của mìnhđặc biệt là nguồn lực về con người.

Biện pháp tối ưu nhất cho việc phát triển nguồn nhân lực mà các doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng là tuyển dụng người tài, đào tạo nhân lực, thu hút và giữ người lao

Trường Đại học Kinh tế Huế

động giỏi. Nhưng trong các biện pháp trên thì công tác đào tạo nhân lực được coi là hiệu quảnhất.