• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ

3.2. KẾT QUẢ SỚM VÀ TRUNG HẠN CỦA STENT ABSORB

3.2.1. Kết quả sớm

Đối với nhóm 38 bệnh nhân có can thiệp tổn thương chỗ chia đôi, trong đó có 17 ca tổn thương chỗ chia đôi thực sự (Medina típ 111, 101, 011), chúng tôi sử dụng dây dẫn bảo vệ (rail-wired) trong 19 ca (50%) trong tổng số 38 ca có tổn thương chỗ chia đôi động mạch vành. Có 3 ca (7,9%) được nong nhánh bên trước khi đặt stent. Tất cả các ca đều được dùng kỹ thuật đặt 1 stent (100%).

Không có trường hợp nào được nong nhánh bên sau khi đặt stent hay nong bóng đồng thời sau đặt stent.

3.2. KẾT QUẢ SỚM VÀ TRUNG HẠN CỦA STENT ABSORB

3.2.1.1.2. Khó thở

Nhóm không có NMCT (N=64), trước can thiệp có 16 bệnh nhân trong (chiếm 25%) khó thở mức độ NYHA2-3. Sau khi can thiệp thành công, không còn trường hợp nào khó thở.

Trong nhóm NMCT (N=16), trước can thiệp có 2 bệnh nhân (12,5%) có độ Killip 2-4. Sau can thiệp thành công, tất cả (100%) đều là Killip 1.

3.2.1.2. Cận lâm sàng 3.2.1.2.1. Men tim

Biểu đồ 3.12. Thay đổi Troponin T (U/L) sau can thiệp (N=80)

Chúng tôi chia 2 nhóm NMCT và không NMCT để phân tích biến đổi Troponin T trước và sau can thiệp.

Ở nhóm NMCT, Troponin T trước can thiệp là , Troponin T sau can thiệp là 1,44  1,42 (U/L).

Ở nhóm không có NMCT, Troponin T trước can thiệp là, sau can thiệp là 0,375  1,19 (U/L).

% Trước can thiệp

Sau can thiệp

p<0,005 p>0,05

Trong nhóm không có NMCT, có một ca có tăng Troponin T so với trước khi can thiệp trên 5 lần được chẩn đoán nhồi máu cơ tim quanh thủ thuật.

Tình trạng lâm sàng ổn định, được điều trị nội khoa không phải chụp lại động mạch vành. Bệnh nhân được ra viện sau 2 ngày điều trị.

3.2.1.2.2. Điện tim đồ

Không có ca nào có biến đổi điện tâm đồ nặng như ST chênh lên hay biến đổi sóng T bất thường so với điện tâm đồ cơ bản trước khi làm can thiệp.

Trong nhóm NMCT, tỷ lệ thoái triển đoạn ST-T (giảm chênh>50% đoạn ST-T) so với trước can thiệp là 100%.

Chúng tôi đánh giá tình trạng các rối loạn nhịp thì có thể thấy cải thiện các rối loạn nhịp sau can thiệp so với trước can thiệp. Trước can thiệp, các rối loạn nhịp có 12 ca (15%), hay gặp là rung nhĩ (7,5%), nhịp bộ nối (1,2%), ngoại tâm thu thất (3,8%). Sau can thiệp, tỷ lệ các rối loạn nhịp đã giảm xuống còn 8 ca (10%).

Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ rối loạn nhịp tim trước và sau can thiệp (n=80)

%

3.2.1.3. Đặc điểm hình ảnh QCA đánh giá hiệu quả can thiệp sớm Bảng 3.3. Kết quả can thiệp động mạch vành theo QCA

Thông số Tần số (N=80)

Giảm góc tổn thương sau đặt stent:

- Tuyệt đối (độ) - Tương đối (%)

5,59  3,72 17,2  5,8 Nong bóng chuẩn bị:

- ĐK lòng mạch tối thiểu (mm) - Phần trăm hẹp (%)

2,71  0,39 22,34  10,31 Đặt stent:

- ĐK lòng mạch tối thiểu (mm) - Phần trăm hẹp (%)

3,22  0,34 7,85  4,64 Nong bóng thêm:

- ĐK lòng mạch tối thiểu (mm) - Phần trăm hẹp (%)

3,43  0,31 2,28  2,57 Co hồi cấp của stent:

- Tuyệt đối (mm) - Tương đối (%)

0,15  0,11 17,2  5,8 Mất nhánh bên của tổn thương chia đôi (%) 0

TIMI 3 sau đặt stent 80 (100%)

TMP 3 sau đặt stent 80 (100%)

Biến chứng trong thủ thuật 2 (2,5%)

DoCE quanh thủ thuật 1 (1,25%)

Thành công của đặt stent Absorb 78 (97,5%)

Thành công của thủ thuật 77 (96,25%)

3.2.1.3.1. Thay đổi góc tổn thương

Góc tổn thương sau đặt stent là 26,97  14,09 (độ). Góc tổn thương giảm đi so với trước khi can thiệp là 5,59  3,72 (độ), ở mức 17,2  5,8 (%).

Biểu đồ 3.14. Thay đổi góc tổn thương sau can thiệp (N=80) 3.2.1.3.2. Mức độ mở rộng lòng mạch tức thời

Biểu đồ 3.15. Cải thiện đường kính lòng mạch tối thiểu sau mỗi kỹ thuật

Độ

p<0,0001

0,540,30

2,710,40

3,220,34 3,430,32

0 1 2 3 4 5

Trước can thiệp Nong bóng chuẩn bị Đặt stent Nong bóng thêm mm

p1<0,001

p2<0,001

p3<0,001

Sau khi nong bóng chuẩn bị, đường kính lòng mạch tối thiểu đạt được trung bình là 2,71  0,40 (mm) với tỷ lệ phần trăm hẹp tồn dư là 29,23  13,94 (%).

Sau khi đặt stent (chưa nong bóng thêm), đường kính lòng mạch tối thiểu đạt được là 3,22  0,34 (mm) với tỷ lệ phần trăm hẹp tồn dư là 12,17  6,81 (%).

Sau khi nong bóng thêm, đường kính lòng mạch tối thiểu đạt được là 3,43  0,32 (mm) với tỷ lệ phần trăm hẹp tồn dư là 3,01  3,11 (%).

Mức độ mở rộng lòng mạch tức thời sau đặt stent là 2,89  0,05 (mm).

Khi so sánh 2 nhóm có và không sử dụng kỹ thuật đặc hiệu PSP thì đường kính lòng mạch tối thiểu sau can thiệp ở nhóm PSP lớn hơn có ý nghĩa so với nhóm không PSP (3,55  0,31 mm so với 3,32  0,31 mm, p=0,013).

Biểu đồ 3.16. Kỹ thuật PSP cải thiện ĐK lòng mạch tối thiểu sau can thiệp 3.2.1.3.3. Độ co hồi của stent Absorb

Độ co hồi cấp tuyệt đối của stent là 0,15  0,11 (mm).

Độ co hồi cấp tương đối của stent là 4,22  2,87 (%).

mm

p=0,013

3.2.1.3.4. Nhánh bên của tổn thương chỗ chia đôi

Trong 38 ca tổn thương chỗ chia đôi, không có trường hợp nào bị mất nhánh bên sau can thiệp.

3.2.1.3.5. Dòng chảy và tưới máu cơ tim

Dòng chảy động mạch vành là: 100% bệnh nhân đạt TIMI 3.

Mức độ tưới máu mô cơ tim là: 100% bệnh nhân đạt TMP 3.

3.2.1.3.6. Thành công của thủ thuật

Thành công của đặt stent Absorb: Biến cố về kỹ thuật xảy ra trong quá trình can thiệp có hai trường hợp (2,5%) bao gồm một bệnh nhân bị vỡ động mạch vành một bệnh nhân bị tách động mạch vành ở đoạn động mạch vành đầu xa stent. Không có trường hợp nào huyết khối cấp trong stent. Như vậy thành công của đặt stent Absorb là 97,5%.

Biểu đồ 3.17. Biến chứng và DoCE quanh thủ thuật (N=80)

%

Với bệnh nhân bị vỡ động mạch vành sau đặt stent, bệnh nhân được bơm bóng thường 2,5x20mm áp lực thấp 6-10atm, sau 10 phút không còn thấy thoát thuốc ra ngoài. Tình trạng lâm sàng ổn định, soi có rất ít dịch màng tim, không phải chọc tháo. Với bệnh nhân bị tách đoạn động mạch vành đầu xa stent, sau khi bơm bóng không giãn (NC balloon) áp lực thấp (6 đến 10atm). Sau 5 phút không còn thấy hiện tượng tách động mạch vành tăng lên sau khi chụp lại, dòng chảy động mạch vành tốt. Tình trạng lâm sàng ổn định.

Thành công của thủ thuật: Trong quá trình theo dõi ngay sau can thiệp có một trường hợp nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, troponin T tăng 5 lần so với trước can thiệp, bệnh nhân có đau thắt ngực nhẹ, không có biến đổi điện tim. Tình trạng lâm sàng ổn định và ra viện sau 3 ngày. Như vậy biến cố liên quan đến stent (DoCE) ngay sau can thiệp là 1,25%. Thành công của thủ thuật là 96,25%.

Biểu đồ 3.18. Thành công của thủ thuật (N=80)

%

3.2.1.4. Kết quả can thiệp động mạch vành của một số phân nhóm 3.2.1.4.1. Giới tính

Tỷ lệ bệnh Nam/Nữ trong nghiên cứu của chúng tôi là 2,08.

Bảng 3.4. Hiệu quả đánh giá bằng QCA ngay sau can thiệp theo giới tính

Đặc điểm Nam Nữ

Pt TB (ĐLC) TB (ĐLC)

Mức độ mở rộng lòng mạch (mm) 2,92 (0,06) 2,82 (0,07) 0,323 Phần trăm hẹp 3,31 (0,45) 2,38 (0,50) 0,217 Thay đổi góc tổn thương 4,96 (0,44) 6,91 (0,84) 0,027

t: Kiểm định t độc lập

Kết quả can thiệp tức thời thì mức độ mở rộng lòng mạch và phần trăm hẹp là tương đương ở hai giới. Tuy nhiên, mức độ giảm của góc tổn thương ngay sau can thiệp ở nam ít hơn nữ (4,96 độ so với 6,91 độ; p=0,027).

3.2.1.4.2. Tuổi

Chúng tôi chia hai nhóm bệnh nhân <65 tuổi và ≥65 tuổi. Bệnh nhân trẻ tuổi (<65 tuổi) gồm 43 ca chiếm tỷ lệ là 53,8%.

Bảng 3.5. Hiệu quả đánh giá bằng QCA ngay sau can thiệp giữa hai nhóm < 65 tuổi và ≥65 tuổi

Đặc điểm < 65 tuổi ≥ 65 tuổi

Pt TB (ĐLC) TB (ĐLC)

Mức độ mở rộng lòng mạch (mm) 2,97 (0,07) 2,78 (0,06) 0,030 Phần trăm hẹp 3,74 (0,56) 2,15 (0,34) 0,021 Thay đổi góc tổn thương 4,59 (0,51) 6,76 (0,62) 0,008

t: Kiểm định t độc lập

Khi đánh giá kết quả can thiệp trên QCA cho thấy độ mở rộng lòng động mạch vành ngay sau can thiệp ở nhóm tuổi <65 nhiều hơn nhóm ≥65 (2,970,07mm so với 2,780,06mm; p=0,03). Tuy nhiên phần trăm hẹp tồn dư

nhóm <65 tuổi lại nhiều hơn (3,740,6% so với 2,150,3%; p=0,02). Mức độ giảm của góc tổn thương ở nhóm <65 tuổi cũng ít hơn (4,590,5 độ so với 6,760,6 độ; p=0,008).

3.2.1.43. Đái tháo đường

Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường trong nghiên cứu của chúng tôi là 22,5%.

Kết quả can thiệp của nhóm đái tháo đường không khác biệt so với nhóm không đái tháo đường về kết quả QCA can thiệp động mạch vành.

3.2.1.4.3. Nhồi máu cơ tim

Bệnh nhân nhồi máu cơ tim của chúng tôi có 16 bệnh nhân trong tổng số 80 bệnh nhân chung (20%) bao gồm 4 bệnh nhân NMCTKSTCL (5%) và 12 bệnh nhân NMCTSTCL (15%).

Bảng 3.6. Hiệu quả đánh giá bằng QCA ngay sau can thiệp giữa hai nhóm có và không NMCT

Đặc điểm Có NMCT Không NMCT pt

TB (ĐLC) TB (ĐLC))

Độ mở rộng lòng mạch (mm) 3,21 (0,09) 2,81 (0,05) <0.001 Phần trăm hẹp 2,38 (0,83) 3,16 (0,38) 0,367 Thay đổi góc tổn thương 4,9 (0,99) 5,77 (0,46) 0,407

t: Kiểm định t độc lập

Khi đánh giá kết quả can thiệp trên QCA cho thấy độ mở rộng lòng động mạch vành ngay sau can thiệp ở nhóm NMCT nhiều hơn nhóm không có NMCT (3,210,09mm so với 2,810,05mm; p<0,001). Tuy nhiên phần trăm hẹp tồn dư và thay đổi góc tổn thương không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p>0,05).

3.2.1.4.5. Hội chứng vành cấp

Bệnh nhân hội chứng vành cấp có 48 bệnh nhân trong tổng số 80 bệnh nhân chung (60%).

Bảng 3.7. Hiệu quả đánh giá bằng QCA ngay sau can thiệp giữa hai nhóm có và không HCVC

Đặc điểm Có HCVC Không HCVC

Pt TB (ĐLC) TB (ĐLC))

Mức độ mở rộng lòng mạch (mm) 2,97 (0,06) 2,77 (0,07) 0,048

Phần trăm hẹp 3,15 (0,50) 2,80 (0,45) 0,626

Thay đổi góc tổn thương 5,29 (0,57) 6,06 (0,58) 0,365

t: Kiểm định t độc lập

Khi đánh giá kết quả can thiệp trên QCA cho thấy độ mở rộng lòng động mạch vành ngay sau can thiệp ở nhóm HCVC nhiều hơn nhóm ĐTNÔĐ (2,970,06mm so với 2,770,07mm; p=0,048). Tuy nhiên phần trăm hẹp tồn dư và thay đổi góc tổn thương không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p>0,05).

3.2.1.4.6. Tổn thương chỗ chia đôi

Bệnh nhân tổn thương chỗ chia đôi chiếm tỷ lệ lớn với 47,5%. Toàn bộ 100% được thực hiện kỹ thuật đặt 1 stent nhánh chính. Có 19 ca (50%) được đưa dây dẫn bảo vệ nhánh bên. Có 3 ca (7,9%) được nong nhánh bên trước khi đặt stent. Không có trường hợp nào được nong nhánh bên sau khi đặt stent hay nong bóng đồng thời sau đặt stent.

Bảng 3.8. Hiệu quả đánh giá bằng QCA ngay sau can thiệp giữa hai nhóm có và không tổn thương chỗ chia đôi

Đặc điểm Chia đôi Không chia đôi

Pt TB (ĐLC) TB (ĐLC))

MLD (mm) 2,94 (0,07) 2,85 (0,06) 0,384

Phần trăm hẹp 3,33 (0,59) 2,71 (0,40) 0,381 Thay đổi góc tổn thương 6,29 (0,67) 4,97 (0,50) 0,112

t: Kiểm định t độc lập

Kết quả ngay sau can thiệp có giảm đáng kể MLD của nhánh bên (1,090,63mm so với 1,320,79mm; p=0,04). Tuy nhiên về kết quả can thiệp về QCA của nhánh chính là tương đương giữa hai nhóm.

3.2.1.4.7. Kỹ thuật PSP

Bệnh nhân có sử dụng kỹ thuật PSP gồm có 50 bệnh nhân trong tổng số 80 bệnh nhân chung (62,5%).

Bảng 3.9. Hiệu quả đánh giá bằng QCA ngay sau can thiệp giữa hai nhóm có và không sử dụng PSP

Đặc điểm PSP Không PSP

Pt TB (ĐLC) TB (ĐLC))

Mức độ mở rộng lòng mạch (mm) 3,01 (0,06) 2,83 (0,07) 0,01

Phần trăm hẹp 2,63 (0,50) 2,80 (0,45) 0,03

Thay đổi góc tổn thương 5,40 (0,56) 6,20 (0,59) 0,38

t: Kiểm định t độc lập

Khi đánh giá kết quả can thiệp trên QCA cho thấy độ mở rộng lòng động mạch vành ngay sau can thiệp ở nhóm có sử dụng kỹ thuật PSP nhiều hơn nhóm không sử dụng (3,010,06mm so với 2,830,07mm; p=0,01), phần trăm hẹp tồn dư nhóm PSP ít hơn (2,630,50mm so với 2,800,45%; p=0,03). Tuy nhiên thay đổi góc tổn thương không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p>0,05).